YOMEDIA
NONE

Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo Bài 24: Virus


Nhằm giúp các em có thêm kiến thức chung về vi Virus như: Hình dạng, đặc điểm, vai trò của virus. Ban biên tập Hoc247 xin giới thiệu nội dung bài giảng Khoa học tự nhiên 6 Bài 24 SGK Chân trời sáng tạo

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Đặc điểm của Virus

Tìm hiểu hình dạng và cấu tạo virus

Virus là dạng sống đơn giản, chưa có cấu tạo tế bào, có kích thước siêu hiển vi, sống kí sinh nội bào bắt buộc, khi ra khỏi tế bào vật chủ, virus tồn tại như một vật không sống.

Hình dạng của một số virus

Hình 24.1. Hình dạng của một số virus

Cấu tạo của virus

Hình 24.2. Cấu tạo của virus

Virus có 3 dạng hình dạng đặc trưng

- Dạng xoắn: virus khảm thuốc lá, virus dại.

- Dạng hình khối: virus cúm, virus viêm kết mạc.

- Dạng hỗn hợp: thực khuẩn thể (phage).

Virus có cấu tạo đơn giản, gồm lớp vỏ protein và phần lõi chứa vật chất di truyền, một số virus có thêm lớp vỏ ngoài.

1.2. Vai trò của Virus

Tìm hiểu lợi ích của virus

- Virus có vai trò trong nghiên cứu khoa học, sản xuất các chế phẩm sinh học (interferon, thuốc kháng sinh, vaccine).

- Trong nông nghiệp, virus được sử dụng trong sản xuất thuốc trừ sâu.

- Thuốc trừ sâu từ virus không gây hại cho môi trường, con người và sinh vật khác.

- Ngày nay, việc lạm dụng thuốc trừ sâu hoá học đã ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ con người và môi trường sống. Do đó, biện pháp phòng trừ sinh học đang ngày càng được xã hội quan tâm.

Tìm hiểu bệnh do virus gây ra và biện pháp phòng chống

Biểu hiện của người bị bệnh cúm

Hình 24.3. Biểu hiện của người bị bệnh cúm

Biểu hiện của người bị bệnh sốt xuất huyết

Hình 24.4. Biểu hiện của người bị bệnh sốt xuất huyết

Một số phương thức lây truyền bệnh do virus

Hình 24.7. Một số phương thức lây truyền bệnh do virus

Virus có vai trò trong nghiên cứu khoa học và trong thực tiễn. Bên cạnh đó, virus là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh cho người, động vật và thực vật.

Bệnh do virus gây ra có thể lây truyền theo nhiều con đường khác nhau: từ mẹ sang con, tiếp xúc trực tiếp, truyền máu, tiêu hoá, hô hấp, vết cắn động vật, ..

Để phòng chống bệnh do virus gây ra chúng ta phải ngăn chặn các con đường lây truyền bệnh, tiêm vaccine phòng bệnh, ..

Vaccine là chế phẩm sinh học, được sử dụng với mục đích tạo ra miễn dịch trước đối với các bệnh do virus hay vi khuẩn gây ra. Để phòng ngừa một số bệnh thường gặp trong cộng đồng, nhất là bảo vệ đối tượng trẻ em, hiện nay Công tác tiêm chủng vaccine phòng bệnh cho trẻ được thực hiện khá phổ biến và trở thành chương trình quốc gia.

Tuy vậy, nhằm bảo đảm sự an toàn và tránh các tai biến có thể xảy ra, công tác tổ chức tiêm chủng phải triển khai đúng theo quy định của Bộ Y tế và đảm bảo các nguyên tắc sử dụng vaccine hiệu quả như sau: Tiêm chủng trên phạm vi rộng, dạt tỉ lệ cao; Tiêm chủng đúng đối tượng: Bắt đầu tiêm chủng đúng lúc, bảo đảm đúng khoảng cách giữa các lần tiêm chủng, tiêm chủng nhắc lại đúng thời gian; Tiêm chủng đúng đường và đúng liều lượng: Nắm vững phương pháp phòng và xử trí các phản ứng không mong muốn do tiêm chủng; Bảo quản vaccine đúng quy định.

Bài tập minh họa

Bài 1: Theo báo cáo của Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế, năm 2020 tình hình bệnh dại có chiều hướng gia tăng. Tính đến hết tháng 08/2020, cả nước đã ghi nhận bốn mươi tám trường hợp tử vong do bệnh dại tại 20 hai tỉnh, thành phố; tăng 4 trường hợp so với cùng kì năm 2019, Em hãy cho biết nguyên nhân gây bệnh dại. Cần làm gì đế phòng tránh nguy cơ mắc bệnh dại?

Hướng dẫn giải

 - Nguyên nhân làm lây lan bệnh dại : Chó mang virus dại cắn, cào rách da người hoặc bắn dịch từ nước bọt mang virus dại vào các vết thương hở ở người. Khi bị chó cần, cần đến ngay cơ sở y tế đủ chức năng để tiêm phòng dại,

Bài 2: Virus có vai trò gì đối với con người? Hãy kể tên một số ứng dụng có ích của virus trong thực tiễn?

Hướng dẫn giải

 - Mặc dù virus gây nhiều bệnh cho con người, động vật và thực vật nhưng virus cũng có lợi trong đời sống và thực tiễn như: virus được sử dụng trong nghiên cứu khoa học, sản xuất các chế phẩm sinh học như vaccine, thuốc trừ sâu sinh học,...

Bài 3: Quan sát hành bên và cho biết biểu hiện có thể xuất hiện ở người bị nhiễm virus corona và biện pháp phòng chống.

Hướng dẫn giải

Một số biểu hiện có thể có ở người bị nhiễm virus corona: sốt hoặc ớn lạnh, ho, hụt hơi hoặc khó thở, mệt mỏi, đau cơ hoặc đau người, đau đầu, mất vị giác hoặc khứu giác, đau họng. Có khi người bị nhiễm virus corona không có các biểu hiện trên nên chúng ta phải thực hiện các biện pháp phòng tránh cần thận như: đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên với xà phòng dưới vòi nước, tránh tiếp xúc với nguồn gây bệnh.

Bài 4: Em hãy tìm một số bệnh do virus gây ra có thể phòng tránh bằng cách tiêm phòng vaccine..

Hướng dẫn giải

- Một số bệnh do virus gây nên có thể phòng tránh bằng cách tiêm phòng vaccine như: bệnh dại, bệnh sởi, bệnh quai bị, bệnh cúm, ....

Luyện tập

Sau bài học này, học sinh sẽ:

  • Mô tả được hình dạng và cấu tạo đơn giản của virus (gồm vật chất di truyền, lớp vỏ protein). Nhận dạng được virus chưa có cấu tạo tế bào.
  • Nêu được vai trò của virus trong thực tiễn. Trình bày được một số bệnh do virus gây ra và nêu được một số biện pháp phòng chống bệnh do virus.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo Chủ đề 8 Bài 24 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo Chủ đề 8 Bài 24 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Trả lời Mở đầu trang 109 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Trả lời Câu hỏi thảo luận 1 trang 109 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Trả lời Câu hỏi thảo luận 2 trang 109 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Trả lời Luyện tập trang 109 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Trả lời Câu hỏi thảo luận 3 trang 110 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Trả lời Luyện tập trang 110 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Trả lời Câu hỏi thảo luận 4 trang 110 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Trả lời Câu hỏi thảo luận 5 trang 111 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Trả lời Câu hỏi thảo luận 6 trang 111 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Trả lời Luyện tập trang 111 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Trả lời Vận dụng trang 112 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 1 trang 112 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 2 trang 112 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 3 trang 112 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 24.1 trang 83 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 24.2 trang 83 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 24.3 trang 83 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 24.4 trang 83 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 24.5 trang 83 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 24.6 trang 83 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 24.7 trang 84 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 24.8 trang 84 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 24.9 trang 84 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 24.10 trang 84 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Hỏi đáp Bài 24 Khoa học tự nhiên 6

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON