YOMEDIA

Phan Tiến Đạt's Profile

Phan Tiến Đạt

Phan Tiến Đạt

03/12/2008

Số câu hỏi 0
Số câu trả lời 7
Điểm 28
Kết bạn

Bạn bè (0)

Hoạt động gần đây (10)

  • Xuân Quỳnh (1942 - 1988) là nhà thơ nữ được nhiều người yêu thơ mến mộ. Thơ chị trẻ trung, sôi nổi, giàu chất trữ tình. Vốn xuất thân từ nông thôn nên Xuân Quỳnh hay viết về những đề tài bình dị, gần gũi của cuộc sống đời thường như tình mẹ con, bà cháu, tình yêu, tình quê hương, đất nước. Ngay từ tập thơ đầu tay “Tơ tằm - Chồi biếc” (in chung - 1963), Xuân Quỳnh đã gây được sự chú ý của người đọc bởi phong cách thơ mới mẻ. Hơn hai mươi năm cầm bút, chị đã sáng tác nhiều tập thơ có giá trị, tạo ấn tượng khó quên trong lòng người đọc. Bài thơ “Tiếng gà trưa” đã thể hiện được tình cảm sâu sắc về gia đình, quê hương và đất nước.

    Tác phẩm được viết trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ trên phạm vi cả nước. Bị thua đau ở chiến trường miền Nam, giặc Mỹ điên cuồng mở rộng chiến tranh phá hoại bằng máy bay, bom đạn... ra miền Bắc, hòng tàn phá hậu phương lớn của tiền tuyến lớn. Trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng ấy, hàng triệu thanh niên đã lên đường với khí thế:

    “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
    Mà lòng phơi phới dậy tương lai”

    Nhân vật trữ tình trong bài thơ là người chiến sĩ trẻ đang cùng đồng đội trên đường hành quân vào Nam chiến đấu.

    “Tiếng gà trưa” đã gợi nhớ về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình, quê hương đã làm sâu sắc thêm tình yêu đất nước. Bao trùm bài thơ là nỗi nhớ cồn cào, da diết. Nhớ nhà, đó là tâm trạng tất yếu của những người lính trẻ vừa bước qua hoặc chưa bước qua hết tuổi học trò đã phải buông cây bút, cầm cây súng ra đi đánh giặc cứu nước. Nỗi nhớ ở đây thật giản dị và cụ thể. Chỉ một tiếng gà trưa bất chợt nghe thấy khi dừng chân bên xóm nhỏ là đã gợi dậy cả một trời thương nhớ. Tiếng gà nhảy ổ làm xao động nắng trưa và cũng làm xao xuyến hồn người. Nghe tiếng gà mà như nghe thấy tiếng quê hương an ủi, vỗ về và tiếp thêm sức mạnh. Điệp từ “nghe” được nhắc lại ba lần, mở đầu ba câu thơ liên tiếp thể hiện sự rung cảm cao độ trong tâm hồn chiến sĩ:

    “Trên đường hành quân xa
    Dừng chân bên xóm nhỏ
    Tiếng gà ai nhảy ổ
    Cục… cục tác cục ta
    Nghe xao động nắng trưa
    Nghe bàn chân đỡ mỏi
    Nghe gọi về tuổi thơ”

    Quê nhà hiện lên rõ nét trong tâm tưởng và những kỉ niệm tuổi thơ lần lượt sống dậy qua những hình ảnh thân thương. Tiếng gà trưa nhắc nhớ đến “Ổ rơm hồng những trứng” của mấy chị mái mơ, mái vàng xinh xắn, mắn đẻ. Tiếng gà trưa khiến người cháu xa nhà nhớ đến người bà kính yêu một đời tần tảo. Thương biết mấy là cảnh đứa cháu tò mò xem gà đẻ, bị bà mắng: “Gà đẻ mà mày nhìn/Rồi sau này lang mặt”. Chẳng hiểu hư thực ra sao nhưng cháu tin thật: “Cháu về lấy gương soi/Lòng dại thơ lo lắng”. Giờ đây, đứa cháu đã trưởng thành ao ước trở về thời bé bỏng để lại được nghe tiếng mắng yêu của bà, được thấy bóng dáng quen thuộc của bà khum tay soi trứng, chắt chiu từng mầm hy vọng sẽ có được một đàn gà con đông đúc.

    Suốt một đời lam lũ, lo toan, bà chẳng bao giờ nghĩ đến bản thân mà chỉ lo cho cháu, bởi đứa cháu đối với bà là tất cả. Bà thầm mong đàn gà thoát khỏi nạn dịch mỗi khi mùa đông tới: “Để cuối năm bán gà/Cháu được quần áo mới”.

    Ao ước của đứa cháu có được cái quần chéo go, cái áo cánh chúc bâu còn nguyên vẹn lần hồ sột soạt và thơm mùi vải mới được nhân lên gấp bội trong lòng bà yêu cháu. Hạnh phúc gia đình giản dị, đầm ấm mà rất đỗi thiêng liêng cùng bao khát vọng tuổi thơ dường như gói gọn cả trong tiếng gà trưa:

    “Tiếng gà trưa
    Mang bao nhiêu hạnh phúc
    Đêm cháu về nằm mơ
    Giấc ngủ hồng sắc trứng”

    Thông qua nỗi nhớ được khơi dậy từ tiếng gà trưa, nhà thơ Xuân Quỳnh đã miêu tả tâm hồn trong sáng, hồn nhiên và tình cảm yêu mến, kính trọng bà của một em bé nông thôn. Tình bà cháu thắm thiết đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống tinh thần của người chiến sĩ hôm nay đang trên đường hành quân chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước:

    “Cháu chiến đấu hôm nay
    Vì tình yêu tổ quốc
    Vì xóm làng thân thuộc
    Bà ơi, cũng vì bà
    Vì tiếng gà cục tác
    Ổ trứng hồng tuổi thơ”

    Khổ thơ cuối cùng là lời tâm sự chân thành của đứa cháu chiến sĩ trên đường ra tiền tuyến gửi về người bà kính yêu ở hậu phương. Từ tình cảm cụ thể là tình bà cháu đến tình cảm lớn lao như lòng yêu Tổ quốc, yêu xóm làng thân thuộc đều được biểu hiện bằng hình thức nghệ thuật giản dị, mộc mạc như lời ăn tiếng nói hàng ngày; ấy vậy mà nó lại gây xúc động sâu xa bởi nhà thơ đã nói giúp chúng ta những điều thiêng liêng nhất của tâm hồn.

    Bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh, một lần nữa chúng ta nhận thấy rằng nhà văn Nga I-li-a Ê-ren-bua thật sáng suốt khi đúc kết nên chân lý: “Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”.

  • Hãy tưởng tượng em đang hành quân trong một buổi trưa hè để nêu cảm nghĩ về tiếng gà trưa.

  • Phan Tiến Đạt đã trả lời trong câu hỏi: Giải giúp mình câu hỏi trong hình nhé. Cách đây 3 năm

    Cốt yếu là quan trọng nhất nhưng chưa phải là tất cả. Do đó, có thể có quan niệm khác về nguồn gốc văn chương, chẳng hạn "văn chương bắt nguồn từ cuộc sống lao động của con người". Các quan niệm tuy có khác nhau nhưng không loại trừ nhau, lại có thể bổ sung cho nhau.

  • Cháu chiến đấu hôm nay Vì lòng yêu Tổ quốc

    Vì xóm làng thân thuộc Bà ơi, cũng vì bà

    Vì tiếng gà cục tác Ổ trứng hồng tuổi thơ "

    Giọng thơ vẫn nhẹ nhàng nhưng mỗi lần điệp từ vì được lặp lại, dường như cảm xúc lại lắng sâu thêm để tìm về với ngọn nguồn gần gũi và thiêng liêng nhất. Những yếu tố tạo nên động lực của lòng quyết tâm chiến đấu ở người cháu qua từng dòng thơ mỗi lúc một thu hẹp lại về phạm vi: Tổ quốc - xóm làng - người bà - tiếng gà, ổ trứng đã nói lên một quy luật tình cảm vô cùng giản dị: tình cảm gia đình làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương, đất nước và sự thống nhất giữa hai tình cảm cao đẹp này là cội nguồn sức mạnh tinh thần của mỗi người lính. Lòng yêu nước cũng không phải là cái gì xa xôi, lớn lao hay trừu tượng. Đó có thể chỉ là yêu một bếp lửa ấp iu như Bằng Việt; yêu một tiếng gà cục tác, một ổ rơm trứng hồng như Xuân Quỳnh hay yêu cái cây trồng trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông như I-li-a Ê-ren-bua chẳng hạn. Nên ở một góc độ nào đó, sự thu hẹp phạm vi ở khổ thơ cuối là cách thức cụ thể hóa lòng yêu nước, làm nổi bật chân lí giản dị: Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc. Bài thơ được mở đầu bằng tiếng gà trưa và kết thúc lại trở về với tiếng gà. Nhưng đó không đơn thuần là tiếng gà gọi về tuổi thơ nữa, mà là tiếng gà gọi dậy trong lòng người chiến sĩ bản chất của lòng yêu nước, cái lí do cao cả mà rất đỗi cụ thể, hối thúc bàn chân băng rừng lội suối đấu tranh vì độc lập, thống nhất nước nhà.

  • Phan Tiến Đạt đã trả lời trong câu hỏi: Suy nghĩ của em về hình ảnh người bài trong bài Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh. Cách đây 3 năm

    Bài thơ "Tiếng gà trưa" đã để lại trong lòng em nhiều cảm xúc khó tả. Tiếng gà trưa được viết theo thể thơ 5 chữ nhưng cách gieo vần vẫn rất tự nhiên. Dù vậy những hình ảnh gần gũi, bình dị trong bài vẫn được nhà thơ Xuân Quỳnh phác họa một cách rõ nét và xúc động qua ngòi bút sắc sảo, chân thực của mình.

    Mở đầu bài thơ:

    "Trên đường hành quân xa
    ...Tiếng gà ai nhảy ổ
    ...Nghe gọi về tuổi thơ"

    Đoạn thơ đầu đã khái quát nên khung cảnh làng quê vào buổi trưa hè thanh vắng, không gian tĩnh mịch bỗng nhiên có tiếng gà nhảy ổ. Tiếng gà xao xác gợi lại tất cả những kỉ niệm tuổi thơ, những ngày tháng được sống bên người bà yêu dấu của anh chiến sĩ.

    "Này con gà mái mơ
    Khắp mình hoa đốm trắng
    Này con gà mái vàng
    Lông óng như màu trắng."

    Thật thú vị trước hình ảnh chị gà mái mơ, mái vàng được tả trong đoạn thơ thứ hai. Những chị gà mái đã trở thành một trong những kỉ niệm đẹp đẽ của anh chiến sĩ. Đối với tôi đó chỉ là những hình ảnh rất bình dị trong đời sống hằng ngày nhưng chỉ qua đoạn thơ trên mà tôi lại thấy yêu những hình ảnh thân quen đó, cũng như anh chiến sĩ trong bài đã xem hình ảnh đó là kỉ niệm làm khó quên trong tâm trí mình.

    Cụm từ "tiếng gà trưa" đã gợi nhớ kỉ niệm làm anh chiến sĩ, xúc động: lén xem trộm gà đẻ để rồi bị mắng, nhưng bà cũng vì lo cho đứa cháu "cưng" của bà thôi! Lúc đó anh chiến sĩ cứ ngỡ như là thật nên vội vã lấy gương soi, vừa lo lắng, vừa sợ sệt. Ôi những kỉ niệm ấy sao mà thân thương sao mà ngây thơ đến thế!

    "Có tiếng bà vẫn mắng
    Gà đẻ mà mày nhìn
    ...lòng dại thơ lo lắng"

    Trong cuộc sống hằng ngày đã có những kỉ niệm vui để lại trong ta nhưng với anh chiến sĩ, ngoài kỉ niệm trên, anh làm sao có thể quên được sự thương yêu, đùm bọc của bà. Chính bàn tay thô và nhăn nheo ấy đã lom khom soi từng quả trứng hồng. Thương nhất là những lúc trời đầy sương muối, lạnh lẽo bà mong cho đàn gà thật khỏe mạnh để cuối năm bán gà có thể sắm quần áo mới cho cháu vui xuân. Nghĩ lại anh chiến sĩ thấy thương bà quá:

    "Dành từng quả chắt chiu

    ...

    Cháu được quần áo mới"

    Yêu bà, anh chiến sĩ lại càng chiến đấu thật anh dũng để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ quê hương, bảo vệ xóm làng yêu dấu với tiếng gà cục tác thật thân thương:

    "Cháu chiến đấu hôm nay

    ...

    Bà ơi! cũng vì bà"

    Những đoạn thơ thật ngắn gọn nhưng hàm chứa một tình cảm hết sức thiêng liêng "tình bà cháu". Chính những kỉ niệm thuở bé được sống bên bà, được bà thương yêu đã là một động lực to lớn để anh chiến sĩ lại thêm yêu Tổ quốc, quê hương. Qua đó, nhà thơ Xuân Quỳnh muốn gửi gắm tình yêu đất nước trong bài thơ với những hình ảnh tưởng chừng như bình dị trong cuộc sống nhưng lại mang những ý nghĩa thật cao đẹp.

  • Phan Tiến Đạt đã đặt câu hỏi: Phát biểu cảm nghĩ về 2 khổ thơ cuối bài thơTiếng gà trưa Cách đây 3 năm

    Phát biểu cảm nghĩ về 2 khổ thơ cuối bài thơ "Tiếng gà trưa" của Xuân Quỳnh:

    Tiếng gà trưa

    Mang bao nhiêu hạnh phúc....

    => ....Vì tiếng gà cục tác

    Ổ trứng hồng tuổi thơ...

  • Phan Tiến Đạt đã đặt câu hỏi: Phát biểu cảm nghĩ về 2 khổ thơ cuối bài thơTiếng gà trưa Cách đây 3 năm

    Phát biểu cảm nghĩ về 2 khổ thơ cuối bài thơ "Tiếng gà trưa" của Xuân Quỳnh:

    Tiếng gà trưa

    Mang bao nhiêu hạnh phúc....

    => ....Vì tiếng gà cục tác

    Ổ trứng hồng tuổi thơ...

  • Phan Tiến Đạt đã trả lời trong câu hỏi: Phát biểu cảm nghĩ về 2 khổ thơ cuối bài thơTiếng gà trưa Cách đây 3 năm

    THi phẩm viết về đề tài gia đình rất quen thuộc trong văn học Việt Nam. Nói đến tình cảm gia đình trong những trang thơ, ta không thể không nói tới Xuân Quỳnh. Với bài thơ Tiếng gà trưa, đặc biệt là qua hai khổ thơ cuối bài, nhà thơ đã cho thấy tình cảm mến yêu của người cháu với bà và cả với kí ức tuổi thơ đong đầy trong phút giây hiện tại khi đã xa bà.

    Lời thơ tiếp tục mở ra với âm thanh tiến gà trưa. Niềm yêu thương được tác giả bày tỏ trực tiếp qua từ hạnh phúc. Hạnh phúc ấy sống theo người cháu trên chặng đường hành quân và đi vào giấc mơ thật đẹp, thật diệu kì. Ấn tượng không phai mờ trong lòng cháu chính là vẻ đẹp của những kí ức tuổi thơ êm đềm. Đó là miền thương, nỗi nhớ của sắc trứng, của tuổi thơ thắm tình thương bên bà. 

    Nhưng khúc ca tình cảm ấy càng trở nên ý nghĩa, thiêng liêng hơn khi người cháu với lí tưởng hôm nay là bảo vệ độc lập dân tộc cũng là bảo vệ, lưu giữ kí ức tuổi thơ đẹp kia. Dòng thơ với lời ca xúc động nghẹn ngào khiến ta cảm nhận được bao ân tình trong lòng người cháu nhưng cũng là người công dân với trách nhiệm lớn lao dành cho tổ quốc. Một loạt điệp từ Vì trong khổ thơ là sự lí giải đầy chân tình của người cháu về những hi sinh, cống hiến với tổ quốc. Hình ảnh bà, hình ảnh ổ trứng tuổi thơ điệp đi diệp lại trong toàn bài và trở thành tín hiệu nghệ thuật của những cảm xúc khôn nguôi.

    XUân QUỳnh với lòng yêu tha thiết đã vô cùng thành công và xúc động khi tái hiện lại kí ức tuổi thơ tươi đẹp bên bà. Với thể thơ năm chữ và giọng điệu tâm tình ngọt ngào, lời thơ sâu lắng làm ta thêm muôn phần xúc động. Và từ đó, lời thơ cũng là lời gợi nhắc mỗi chúng ta hôm nay về trách nhiệm với đất nước đẹp tươi. 

  • Phan Tiến Đạt đã trả lời trong câu hỏi: Cảm nhận về 2 câu cuối bài Qua đèo ngang Cách đây 3 năm

     

    “Dừng chân đứng lại: trời, non, nước

     

    Một mảnh tình riêng, ta với ta”.

                Hai câu thơ cuối cùng trong bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan gợi cho người đọc một nỗi buồn vô hạn. Trên cuộc hành trình dài dặc từ Thăng Long vào xứ Huế, sau bao vất vả, mệt nhọc, dừng chân đứng lại chốn đèo Ngang nữ sĩ đối diện với cái bao la, bất diệt của vũ trụ: “trời, non, nước”. Trời thì xa, non thì cao mà nước thì sâu thăm thẳm. “Dừng chân đứng lại” để một lần nữa bao quát lại cảnh vật quanh mình. Dừng chân đứng lại để hỏi xem đâu người tri âm, tri kỉ. Vậy mà Bà Huyện Thanh Quan chỉ nhận lại được từ thẳm sâu vũ trụ cái rộng lớn, bát ngát của “trời, non, nước”. Vậy thì giờ đây, giữa đất trời chôn đèo Ngang này chỉ còn có “Một mảnh tình riêng, ta với ta”. “Một mảnh tình riêng” ấy là nỗi buồn người xa xứ, là tâm sự về nỗi đau chia cắt đất nước những ngày xưa, là nỗi buồn thương cho cảnh đất nước hiện tại hay chính là cảnh đìu hiu vắng vẻ nghèo khó chốn đèo Ngang này vậy. Cụm từ “ta với ta” ngân lên như đập vào vách núi rồi vọng lại trong niềm xót xa, buồn tủi. “Ta với ta” là chỉ một mình mình với một mình mình. Một tấm tình cô đơn không ai chia sẻ.

  • Phan Tiến Đạt đã trả lời trong câu hỏi: Nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của kinh tế Châu Phi Cách đây 3 năm

    Có rất nhiều các nguyên nhân xã hội làm kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội châu Phi. Trong đó, không thể không nhắc đến một sôc các nguyên nhân chính sau:

    • Sự bùng nổ dân số
    • Xung đột tộc người
    • Đại dịch AIDS
    • Sự can thiệp của nước ngoài.

Không có Điểm thưởng gần đây

AANETWORK
 

 

AANETWORK
OFF