YOMEDIA

Trần Thị Minh Hằng's Profile

Trần Thị Minh Hằng

Trần Thị Minh Hằng

17/12/2008

Số câu hỏi 1
Số câu trả lời 16
Điểm 177
Kết bạn

Bạn bè (0)

Hoạt động gần đây (21)

  • Trần Thị Minh Hằng đã tải tư liệu Cảm nhận về công ơn cha mẹ qua bài ca dao Công cha như núi ngất trời Cách đây 4 năm
  • ptbđ: Tự sự

    ptt: So sánh

  • Trần Thị Minh Hằng đã trả lời trong câu hỏi: Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Dượng Hương Thư trong tác phẩm Vượt Thác. Cách đây 5 năm

    Trong văn bản "Vượt thác" của Võ Quảng, hình ảnh dượng Hương Thư "giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ" là một hình ảnh so sánh đầy sức gợi. Hình ảnh ấy khiến ta liên tưởng tới những hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của những Đăm Săn, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện trước mắt. So sánh như vây, tác giả nhằm khắc hoạ nổi bật và tôn vinh sức mạnh của con người trong công cuộc chế ngự thiên nhiên. Lớp lớp những thế hệ trên mảnh đất này đã lao công khổ tứ với sự nghiệp chinh phục thiên nhiên hoang dã đổ giành phần sống cho mình, và hôm nay, không phải chỉ một mình dượng Hương Thư, không phải một mình người dân chài nào trên mảnh đất này đang đơn độc chống chọi với thác dữ mà là oai linh của hàng trăm người anh hùng đang tụ hội cùng hậu thế vượt qua thử thách. Không chỉ vậy, cách so sánh này còn đối lập mạnh mẽ với một hình ảnh "dượng Hương Thư ở nhà, nói nãng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ". Qua đó, tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trọng công việc, trong khó khăn, thử thách.

     

  • Trần Thị Minh Hằng đã trả lời trong câu hỏi: Hình ảnh cúa Bác hiện lên như thế nào qua bài thơ Đêm nay Bác không ngủ? Cách đây 5 năm

    Hình ảnh Bác Hồ thật thiêng liêng, cao cả. Người đã ngày đêm thầm lặng hi sinh bản thân vì đất nước, Tổ quốc. Người đã thức suốt đêm ngồi trầm lặng, đăm chiêu, thổn thức...... trong lúc tất cả mọi người đều chìm vào giấc ngủ. Bác lo cho đoàn dân công ngủ ngoài rừng, không có đủ vật dụng, phải dùng lá cây làm chiếu, manh áo mỏng manh, đơn sơ dùng làm chăn,... làm sao mà khỏi ướt? Chắc họ lạnh lắm? Nghĩ thế, Người ko thể ngủ ngon giấc..... Hình tượng Bác- một người cha, người mẹ chăm sóc tận tình cho con cái, lo lắng từng chút một, thật giàu lòng nhân ái. Bác xem những người chiến sĩ như những người con, đốt lửa, dém chăn nhẹ nhàng để họ ko bị lạnh, ko bị giật mk tỉnh giấc. Bác đã thắp sáng ngọn lửa của yêu thương, của sự trân trọng, ru ngủ hàng ngàn người bằng hơi ấm hồng ngọt của mk. Người lính nào cũng đc Bác chăm lo, săn sóc như tình yêu thương của 1 người mẹ dành cho những đứa con thơ. Chính tình yêu thương cao cả ấy đã làm cho bao người hạnh phúc, sung sướng.

    Bác đã khơi dậy tình yêu thương, yêu đồng đội, yêu quê hương đất nước cho bao thế hệ với niềm tin mãnh liệt cho ngày mai tươi sáng.

    Đêm đã về khuya rồi. Ngoài trời gió lồng lộng thổi. Không còn tiếng chim kêu lích chích trên tán cây. Cảnh rừng Việt Bắc âm u, tĩnh mịch quá!

    Chẳng biết vì sao, tôi không ngủ được. Tôi suy nghĩ cho trận chiến nay mai, chiến dịch Điện Biên Phủ. Đang nghĩ ngợi mông lung thì tôi nghe có tiếng sột soạt rất khẽ. Tôi nhôm dậy. Là Bác ư? Khuya rồi, sao Người chưa ngủ nhi?

    Bác ngồi yên lặng bên cạnh bếp lửa hồng, vẻ mặt của Bác trầm ngâm như đang suy nghĩ việc gì đó. Ngoài mái lều tranh cũ nát, mưa rơi lâm thâm, dai dẳng. Tôi ngước mắt nhìn Bác, càng nhìn, tôi càng thấy thương Bác hơn. Bác như một người cha vậy. Người cha ấy đang nhóm lửa cho tôi và đồng đội nằm ấm.

    Sau đó, Bác đi dém chăn cho chúng tôi: từng người một. Như sợ các anh em giật mình, Bácn nhón chân nhẹ nhàng, thật nhẹ. Bóng Bác ánh lên trước ngọn lửa, cao lồng lộng, bao trùm cả cán lều. Tôi có cảm giác mơ màng cái bóng của Bác như làm chúng tôi ấm áp hơn cả ngọn lửa hồng đang cháy hừng hực kia.

    Thổn thức nỗi lòng, tôi thầm thì hỏi:

    – Bác ơi, Bác chưa ngủ ạ? Bác có thấy lạnh không?

    Bác nhìn tôi, mỉm cười rồi trả lời bằng một giọng ấm áp:

    – Ừ, Bác chưa ngủ đâu. Chú cứ ngủ cho đẫy giấc, để mai còn đi đánh giặc nữa chứ!

    Vâng lời Bác, tôi nhắm mắt, nhưng vẫn bồn chồn. Tôi năm mà vẫn lo Bác ốm, lòng tôi cứ bộn bề. Chiến dịch còn dài lắm! Rừng Việt Bắc lắm dốc, lắm ụ. Nếu Bác cứ không ngủ suốt thế này, thì Bác lấy sức đâu để mà đi? Thế rồi tôi ngủ thiếp đi lúc nào không hay.

    Lần thứ ba tôi thức giấc thì đã canh tư. Nhìn thấy Bác vẫn đang ngồi, tôi hoảng hốt, giật thót mình. Bác vẫn chưa ngủ ư? Trời sắp sáng rồi!!! Tôi vội vã:

    – Bác ơi, trời sắp sáng rồi, Bác hãy ngủ để sáng mai có sức mà đi!

    Vẫn bằng giọng dịu dàng, Bác nói với tôi:

    – Chú cứ ngủ đi, còn Bác thức thì cứ mặc Bác. Bác không ngủ được đâu! Bác đang nghĩ về đoàn dân công, trời mưa như thế này, chắc họ lạnh lắm. Bác chỉ mong trời sáng cho nhanh thôi. Không biết các cô chú ấy có sao không?

    Tôi chợt hiểu ra, Bác thức vì chuyện ấy. Bác không chỉ chăm lo cho chúng tôi mà còn lo lắng cho cả những người ở xa chưa hề được gặp Bác. Tấm lòng của Bác thật cao cả. Lòng tôi vui sướng tràn trề và tôi quyết định thức luôn cùng với Bác.

    Đêm nay, Bác không ngủ vì Bác là người luôn lo cho mọi người hơn bản thân. Bác là người Cha già của nhân dân Việt Nam – Vì Bác là Hồ Chí Minh

  • Trần Thị Minh Hằng đã trả lời trong câu hỏi: Thể loại , tác giả , nội dung của bài Bánh chưng bánh giầy là gì ? Cách đây 5 năm

    Thể loại: truyền thuyết

    Tác giả: theo tuyển tập thơ Vn tập 1- văn học dân gian, NXB Văn học, Hà nội 1977

    Nội dung: bánh chưng bánh giầy vừa giải thích nguồn gốc bánh chưng bánh giầy, vừa phản ánh thành tựu văn minh công nghiệp nước ta trong buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao lao động, đề cao nghề nông và thể hiện sự thờ kính trời đất, tổ tiên của nhân dân ta

     

  • Trần Thị Minh Hằng đã trả lời trong câu hỏi: Hãy tả lại người thân gần gũi nhất với em. Nêu tình cảm của em đối với họ. Cách đây 5 năm

    Mẹ là người hy sinh tất cả, quên đi bản thân mình chỉ vì hạnh phúc của con. Mẹ ko đòi hỏi bất cứ thứ gì, hay mong con sẽ báo hiếu cho mẹ, niềm vui duy nhất của mẹ chính là chứng kiến con từng ngày lớn khôn, trưởng thành. Cũng vì cái ngữ ấy mà mẹ đã trở thành người thân gần gũi nhất, người quan trọng nhất đối với tôi và là người mà có đi hết cuộc đời này tôi vẫn ko muốn rời xa.

    Mẹ tôi năm nay 40 tuổi rồi. Cái tuổi này đã có rất nhiều bậc làm cha làm mẹ ngồi nhà ở nghỉ ngơi nhưng ko, mẹ tôi luôn đầu tắt mặt tối vào những công việc. Có lẽ do áp lực công việc của ngành kê toán trong thời buổi kinh tế và cả những khoản lo ngại của mẹ về chi tiêu cho gia đình, cùng với vô số việc nhà khiến mẹ ko lúc nào ngơi tay. Dù mới 40 nhưng trông mẹ già đi hơn hẳn. Cái dáng người cân đối, rạng rỡ ngày xưa nào cứ theo thời gian trôi đi mãi, chỉ để lại mẹ với vẻ mệt mỏi, người gầy và các khúc xương cứ liên tục đau nhức. Gương mặt tươi tắn ngày xưa cũng biến mất, để lại xương gò má hằn rõ trên mặt mẹ, trông mẹ lúc nào cũng mệt mỏi. Đôi mắt bồ câu của mẹ lộ ra hai vết thâm mờ mờ, nhưng trông nó vẫn tuyệt lắm. Nó ấm áp mỗi lúc tôi có chuyện buồn tâm sự, nó vui khi tôi được điểm tốt, nó buồn khi tôi làm phiền lòng mẹ hay nó giận dữ mỗi lúc tôi mắc phải một lỗi lầm to lớn. Từ đôi mắt ấy, tôi có thể cảm nhận biết bao lời tâm sự của mẹ, cảm xúc của mẹ và cả những nỗi lo lắng nữa. Mắt mới chỉ là một phần nhỏ thôi, điều khiến mẹ trở nên xinh đẹp, kể cả những lúc như vầy, đó chính là đôi môi tươi tắn nằm gọn dưới chiếc mũi cao cao của mẹ. Đôi môi ấy đỏ mọng, có lúc nhợt nhạt vì thiếu nước nhưng lúc nào cũng nở một nụ cười tươi tắn. Mỗi khi thấy nụ cười ấy, mọi muộn phiền trong lòng tôi đều được xóa bỏ. Từ ấy, tôi cũng có thể nghe những lời nói ấm áp dịu dàng, kể cả những câu hát ru mỗi lúc tôi còn bé... Tất cả đều ùa về mỗi lúc tôi ở bên mẹ. Điểm nhấn đặc biệt của mẹ là mái tóc dài buông xõa ngang lưng. Mái tóc ấy bóng mượt, lúc nào cũng được mẹ búi lên gọn gàng. Tôi đặc biệt thích rúc đầu vòa tóc mẹ trước khi đi ngủ, để ngửi một mùi hương hoa thoang thoảng dễ chịu. Đôi bàn tay mẹ là thứ tôi thích nhất. Đôi bàn tay tuy đã dần dần xuất hiện một vài nếp nhăn nhưng mỗi khi áp vào má, tôi lại cảm thấy ấm áp và an tâm về mọi thứ. Tôi nhớ những lúc mẹ dùng đôi bàn tay này chăm sóc tôi lúc tôi ốm, cầm tay tôi tập viết chữ và cả đánh tôi mỗi lúc tôi mắc lỗi. Cái cảm giác khi cầm tay mẹ cứ sao sao ấy, không tả được, một cái cảm giác kì lạ, ấm áp khác thường.

    Mẹ ko chỉ đẹp mà còn rất giỏi giang. Mặc dù tôi cũng là con gái nhưng chẳng giúp gì được cho mẹ và cũng chẳng khéo tay như mẹ. Thế là hầu hết các công việc nhà đều do mẹ làm. Sáng sớm, mẹ dậy lo cho chị em tôi đi học rồi nhanh chóng đi làm. Sau hàng giờ đồng hồ cặm cụi ngồi máy tính thì mẹ lại chạy về nhà lo cơm nước. Nhưng công việc trên công ty đâu phải lúc nào cũng dễ dàng, lắm lúc còn bị nghe sếp mắng nữa kìa. Nhưng mẹ ko lấy đó làm phiền lòng, và mẹ cũng chẳng than phiền lấy một câu. Mẹ bao giờ về nhà cũng nấu những bữa ăn ngon, giặt giũ quần áo cho chúng tôi. Mọi thứ mẹ đều làm một cách trôi chảy và nhanh nhẹn. Mẹ yêu thường chồng con, luôn dành tình yêu ấy để làm động lực phấn đấu. Những tình cảm của mẹ luôn nằm trong tát cả những gì mẹ làm cho cha con chúng tôi và tôi cảm nhận được điều ấy.

    Đối với mọi người trong xóm, mẹ luôn vui vẻ hòa đồng, luôn thích giúp đỡ những người xung quanh. Ai ai trong xóm cũng quý mến mẹ. Đặc biệt mẹ rất thích trẻ con. Mẹ hay đưa tôi đế cô nhi viện thăm trẻ mồ côi, mua bánh kẹo cho chúng và kể cho tôi nghe những hoàn cảnh thiếu thốn cha mẹ, vươn lên trong cuộc sống. 

    Tôi yêu mẹ nhiều lắm, yêu rất rất nhiều. Người khác sẽ nói tôi ko thành thật với một bài văn như thế này khi tả mẹ nhưng ko, qua bài văn này tôi chỉ muốn nói với mẹ một điều: Mẹ ơi con yêu mẹ. Cảm ơn nhưng gì mẹ đã làm cho con. 

     

  • Trần Thị Minh Hằng đã trả lời trong câu hỏi: Viết đoạn văn từ 3 đên 5 câu nêu bài học rút ra từ truyện Dế Mèn phiêu lưu kí. Cách đây 5 năm

    Sau khi học xong tác phẩm Bài học đường dời đầu tiên, trích từ tuyển tập truyện Dế Mèn phiêu lưu kí của tác gải Tố Hữu, em đã nhận ra và học được một bài học vô cùng quý giá từ lỗi lầm của anh chàng Dế Mèn này. Bài học ấy nói là: Không nên kiêu căng, xốc nổi, có óc mà không biết nghĩ sớm muộn rồi cũng mang họa vào thân. Bài học này đã được nhắn nhủ trong lời trăng trối cuối cùng của Dế Choắt. Choắt chết vì lỗi lầm lớn của Mèn và để lại bài học này cho Mèn cũng như cho tất cả mọi người làm hành trang trên con đường sau này. Đay chính là bài học vô cùng quý giá: Đừng nên kiêu căng xốc nổi, phải biết suy nghĩ trước khi làm bất cứ việc gì!

  • Trần Thị Minh Hằng đã đặt câu hỏi: Hãy tả lại người thân gần gũi nhất với em. Nêu tình cảm của em đối với họ. Cách đây 5 năm

  • Trần Thị Minh Hằng đã trả lời trong câu hỏi: Nêu ý nghĩa của văn bản Bài học cuối cùng. Cách đây 5 năm

    Truyện đã nói lên tình yêu đất nước qua một biểu hiện cụ thể đó là tình yêu tiếng nói dân tộc và nêu lên chân lí: Khi một dân tộc rời vào vòng nô lệ, chừng nào học vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù.

  • Trần Thị Minh Hằng đã đặt câu hỏi: Sự hi sinh của nhân vật Lượm đã gợi cho em những tình cảm và suy nghĩ gì? Cách đây 5 năm

    Hãy nêu cảm nhận của em về 4 câu thơ cuối của bài Đêm nay Bác không ngủ.?
    2. Sự hi sinh của nhân vật Lượm đã gợi cho em những tình cảm và suy nghĩ gì?
    3. Trong truyện Bức tranh của em gái tôi, nhân vật nào đã để lại cho em sự yêu mến và cảm phục.Hãy nêu cảm nghĩ của em về nhân vật đó?

Không có Điểm thưởng gần đây

AANETWORK
 

 

ATNETWORK
ON