YOMEDIA

Goku's Profile

  Goku

Goku

20/09/2007

Số câu hỏi 0
Số câu trả lời 1
Điểm 5
Kết bạn

Bạn bè (0)

Hoạt động gần đây (1)

  • Hình ảnh tên quan phụ mẫu khi đi “hộ đê” đã được khắc họa lại qua đoạn hai trong tác phẩm “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn. Tác giả đã sử dụng nghệ thuật tương phản để chỉ ra hai hình ảnh đối lập giữa hai khung cảnh: trong đình và ngoài đê. Hình ảnh đầu tiên mà đoạn hai nói đến là hình ảnh của tên quan phụ mẫu. Quan phụ mẫu có nhiệm vụ đi hộ đê để bảo vệ tài sản và tính mạng cho dân. Trong lúc người dân đang nguy cấp nguy cấp thì quan không có mặt ở ngoài đê mà ở trong đình cao, vững chãi, đê có vỡ cũng không sao. Trái lại, ở ngoài đê, người dân chống lụt cơ cực, vất vả, họ đang lấm láp “gội gió, tắm mưa như đàn sâu, lũ kiến” ra sức cứu đê. Từ láy “lấm láp” cùng hình ảnh so sánh giúp người đọc hình dung ra hình ảnh người dân bé nhỏ, khốn khổ. Ấy vậy mà trong đình, đèn thắp sáng trưng, không khí, quang cảnh thật trang nghiêm và nhàn hạ “hào quan ngồi trên hào nha ngồi dưới, người nhà lính lệ khoanh tay sắp hàng, nghi vệ tôn nghiêm, như thần như thánh”. Chân dung của tên quan lớn hiện lên thật cụ thể, sắc nét: uy nghi chễm chện ngồi như một vị thần; tay trái dựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng ra cho tên người nhà quỳ dưới đất mà gãi. Xung quanh kẻ hầu người hạ tấp nập rộn ràng: người thì quạt, người thì chực hầu điếu đóm. Quan phụ mẫu đi hộ đê nhưng mang theo rất nhiều đồ dùng sang trọng và thức ăn ngon, nào là bát yến hấp đường phèn, nào là tráp đồi mồi,... Đồ dùng sinh hoạt của quan chứng tỏ cuộc sống sang trọng, quý phái, cách bức với cuộc sống của dân. Mang danh đi hộ đê nhưng thực chất là đi khoe của. Hình ảnh quan còn được khắc họa qua ngôn ngữ đối thoại, giữa không khí trang nghiêm chỉ nghe thấy tiếng quan lớn uy quyền, hách dịch “Điếu, mày” và tiếng quan truyền “Ừ”, trong khi đó, lời lẽ của kẻ hầu hạ lại rất cung kính “Dạ, bẩm”. Dựng lên hai cảnh đối lập, tác giả có dụng ý tố cáo thái độ vo trách nhiệm, vô lương tâm, sống chết mặc bay của bọn quan lại phong kiến đương thời. Chúng không hề nghĩ gì đến nhân dân mà chỉ tập trung vào niềm vui với những con bài đỏ đen. Tác giả đã thể hiện ý mỉa mai, giễu cợt và bày tỏ lòng xót xa, thương cảm với dân chúng khi khen ngợi quan “thật là tôn kính, xứng đáng với một vì phúc tinh”. Nhà văn sử dụng bút pháp tả thực và nghệ thuật liệt kê, tương phản để khắc họa hình ảnh quan. Qua việc miêu tả hình ảnh quan phụ mẫu khi đi “hộ đê”, tác giả đã thể hiện thái độ lên án thế lực thống trị vô lương tâm,vô trách nhiệm và bày tỏ niềm thương cảm với cuộc sống của người dân.

Không có Điểm thưởng gần đây

AANETWORK
 

 

ATNETWORK
ON