Bạn bè (0)
Hoạt động gần đây (524)
-
akira nguyễn đã trả lời trong câu hỏi: Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập 1949 do ai đứng đầu? Cách đây 5 năm
Sau cuộc Nội chiến Trung Quốc (國共内戰) và thắng lợi của các lực lượng Mao Trạch Đông (毛澤東) trước Quốc Dân Đảng (國民黨) của Tưởng Giới Thạch (蔣介石), khiến Tưởng phải bỏ chạy tới Đài Loan(台灣), Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ngày 1 tháng 10 năm 1949.
-
akira nguyễn đã trả lời trong câu hỏi: Năm 1950, Trung Quốc đã bắt tay vào khôi phục kinh tế với nhiệm vụ gì? Cách đây 5 năm
- Từ năm 1950 , nhân dân Trung Quốc bắt tay vào công cuộc khôi phục nền kinh tế.
- Biện pháp:
- Tiến hành cải cách ruộng đất và hợp tác hóa nông nghiệp.
- Cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh.
- Xây dựng nền công nghiệp dân tộc.
- Phát triển văn hóa giáo dục
-
nhé bạn
chúc bạn hk tốt
-
akira nguyễn đã trả lời trong câu hỏi: Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất của Trung Quốc tiến hành trong khoảng thời gian nào?. Cách đây 5 năm
1953 - 1957
nhé bạn
chúc bạn hk tốt
-
akira nguyễn đã trả lời trong câu hỏi: Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất của nhân dân Trung Quốc hoàn thành nhờ vào yếu tố nào? Cách đây 5 năm
Sự lao động quên mình của nhân dân Trung Quốc và sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô.
-
akira nguyễn đã trả lời trong câu hỏi: Tại sao chúng ta đẩy lùi được nạn đói , nạn dốt và giải quyết được khó khăn tài chính? Cách đây 5 năm
Chúng ta để lùi được nạn đói nạn dốt và giải quyết được khó khăn tài chính là vì chúng ta biết đoàn kết và giúp đỡ nhau vươn lên. Và cũng làm do người Việt mình có Ý chí vươn lên, cuối cùng đaayr lùi được nạn đói nạn dốt.
Ví dụ : Ở năm 1944-1945 Nạn đói xảy ra ở Việt Nam ta . Người bị hại là trẻ em không có quần áo để mặc và không có lương thực để ăn. Sau đó bác hồ Đã đề nghị ra hai giải pháp :
Giải pháp cấp cứu : Nhuong cơm sẻ áo
và giải pháp: mỗi ng dân lúc nâng bát cơm lên hãy nghĩ đến người đang nhịn đói ngoài kia. 10 ngày những cơm một bữa , mỗi tháng nhịn cơm ba bữa , Số gạo đó sẽ mang quyên góp cho người nghèo.
Vote cho mình
Mình giải chi tiết lắm rồi nha
-
akira nguyễn đã trả lời trong câu hỏi: Vì sao nước Việt Nam dân chủ Cộng Hoà sau khi thành lập đã rơi vào thế ngàn cân treo sợi tóc. Cách đây 5 năm
Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945 – 1946). Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngay sau khi thành lập đã ở vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” vì phải đương đầu với rất nhiều khó khăn.
-
akira nguyễn đã trả lời trong câu hỏi: Trước và sau hiệp định sơ bộ chủ trương và biện pháp của đảng chính phủ đối phó với Pháp và tưởng có gì khác nhau? Cách đây 5 năm
- Trước Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946), ta chủ trương kiên quyết đánh Pháp ờ miền Nam và hòa hoãn với quân Tưởng và tay sai ở miền Bắc.
- Sau Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946), chủ trương và biện pháp của Đảng, Chính phủ ta đối với Pháp và Tưởng là hòa hoãn, nhân nhượng với quân Pháp để đuổi quân Tưởng và tay sai về nước.
-
akira nguyễn đã trả lời trong câu hỏi: Em có nhận xét gì về hình ảnh tư liệu diệt giặc đói, giặc dốt và giải quyết khó khăn về tài chính. Cách đây 5 năm
Để giải quyết nạn đói, đồng bào cả nước hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh và noi gương Người, lập các hủ gạo cứu đói và không dùng gạo, ngô để nấu rượu, tổ chức “ngày đồng tâm” để có thêm gạo cứu đói.
Việc tăng gia sản xuất được đẩy mạnh.
Phong trào thi đua sản xuất được dấy lên ở khắp các địa phương. Diện tích ruộng đất hoang hóa nhanh chóng được gieo trồng các loại cây lương thực và hoa màu. Công nhân, bộ đội, cán bộ, viên chức nhà nước học sinh, trí thức, công thương v.v... tự nguyện tổ chức thành từng đoàn từng đội đi về nông thôn giúp nông dân đắp đê phòng lụt, khai hoang, phục hóa.
Chính quyền cách mạng còn tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian chia cho nông dân nghèo; chia lại ruộng công theo nguyên tắc công bằng và dân chủ , ra thông tư giảm tô ; ra sắc lệnh bãi bỏ thuế thân và các thứ thuế vô lí khác.
Nhờ có những biện pháp tích cực trên đây, nạn đói đã được đẩy lùi.Để xóa nạn mù chữ và nâng cao trình độ văn hóa cho nhân dân lao động, ngày 8 - 9 - 1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh kí Sắc lệnh thành lập Nhà Bình dân học vụ và kêu gọi toàn dân tham gia phong trào xóa nạn mù chữ. Các cấp học đều phát triển mạnh. Nội dung và phương pháp giáo dục bước đầu được đổi mới: theo tinh thần dân tộc và dân chủ.
Nhằm giải quyết những khó khăn về tài chính. Chính phủ kêu gọi tinh thần nguyện đóng góp của nhân dân. Hưởng ứng xây dựng “Quỹ độc lập” và phong trào “Tuần lễ vàng" do Chính phủ phát động, đồng bào cả nước hăng hái đóng góp tiền của và vàng, bạc. Ngày 31 - 1 - 1946. Chính phủ ra sắc lệnh phát hành tiền Việt Nam và đến ngày 23 - 11 - 1946, Quốc hội quyết định cho lưu hành tiền Việt Nam trong cả nước.
-
akira nguyễn đã trả lời trong câu hỏi: Cụ thể hoá đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng ta? Cách đây 5 năm
- Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp được thể hiện trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban Thường vụ Trung ương Đảng, được giải thích cụ thể trong tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của đồng chí Trường Chinh. Đó là đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
- Kháng chiến toàn dân: Tất cả nhân dân đều tham gia đánh giặc, không phân biệt tuổi tác, giới tính, dân tộc, tôn giáo... Mỗi người Việt Nam là một chiến sĩ. Góp phần tạo ra sức mạnh tổng hợp, huy động toàn thể dân tộc tham gia kháng chiến, cung cấp sức người, sức cửa phục vụ kháng chiến thì nhất định sẽ thành công.
- Kháng chiến toàn diện: kháng chiến trên tất cả các lĩnh vực: quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, ngoại giao... Bởi lẽ, Pháp đánh Việt Nam không chỉ về mặt quân sự mà còn đánh trên nhiều lĩnh vực: chúng phá hoại kinh tế của ta, làm cho ta suy yếu về chính trị, thực hiện chính sách ngu dân, tìm cách cô lập ta với quốc tế... Mặt khác, ta vừa phải thực hiện kháng chiến, vừa kiến quốc, xây dựng chế độ mới.
- Kháng chiến trường kỳ: kháng chiến lâu dài, vì trên thực tế khi so sánh tương quan lực lượng, Pháp mạnh hơn ta rất nhiều, đó là một quân đội nhà nghề, có trang bị vũ khí hiện đại, lại có sự hậu thuẫn của các nước đế quốc. Âm mưu của Pháp là “đánh nhanh thắng nhanh” để kết thúc chiến tranh. Còn Việt Nam, quân đội mới được thành lập, còn non trẻ, vũ khí thô sơ. Nên buộc ta phải vừa đánh vừa xây dựng lực lượng, nên ta phải tiến hành kháng chiến lâu dài, đợi đến khi mạnh hơn Pháp mới đánh bại được chúng.
-
akira nguyễn đã trả lời trong câu hỏi: Trình bày cuộc phản công của Phái chủ ở kinh thành Huế ? Cách đây 5 năm
* Nguyên nhân:
- Sau Hiệp ước 1884, triều đình Huế phân chia thành hai phái đối lập nhau: phái chủ hòa và phải chủ chiến do Tôn Thất Thuyết đứng đầu.
+ Phái chủ chiến luôn nuôi hi vọng giành lại chủ quyền khi có điều kiện: Tôn Thất Thuyết ra sức xây dựng lực lượng, tích trữ lương thảo, khí giới,… đưa Ưng Lịch lên ngôi (vua Hàm Nghi).
+ Pháp quyết tâm tiêu diệt bằng được phe chủ chiến. Lấy cớ triều đình đưa vua Hàm Nghi lên ngôi mà không hỏi ý kiến, Pháp cho quân đóng ở đồn Mang Cá, tòa Khâm sứ, định bắt cóc Tôn Thất Thuyết nhưng việc không thành.
- Trước âm mưu của Pháp, Tôn Thất Thuyết quyết định nổ súng trước nhằm giành thế chủ động cho cuộc tấn công.
* Diễn biến:
- Đêm mồng 4 rạng sáng 5-7-1885, Tôn Thất thuyết hạ lệnh tấn công quân Pháp ở tòa Khâm sứ và đồn Mang Cá.
- Quân Pháp nhất thời rối loạn, sau khi củng cố tinh thần, chúng mở cuộc phản công chiếm Hoàng thành. Trên đường đi, chúng xả súng tàn sát, cướp bóc hết sức dã man, hàng trăm người dân vô tội đã bị giết hại.