YOMEDIA

Thần Phù's Profile

Thần Phù

Thần Phù

19/04/2008

Số câu hỏi 2
Số câu trả lời 43
Điểm 197
Kết bạn

Bạn bè (0)

Hoạt động gần đây (48)

  • Thần Phù đã trả lời trong câu hỏi: Theo em, truyện và kí khác nhau ỏ những đặc điểm nào ? Cách đây 5 năm

    cảm ơn bạn nha! Yêu bạn nhiềuheartblush

  • Thần Phù đã trả lời trong câu hỏi: Phân tích truyện Đeo nhạc cho mèo. Cách đây 5 năm

    Đeo nhạc cho mèo là truyện ngụ ngôn có ý nghĩa sâu sắc, phê phán xã hội lúc bấy giờ, đầy rẫy những bất công vô lí nhưng qua đó phê phán những kẻ không biết đứng lên đấu tranh để đòi lại quyền lợi cho mình, tạo ra cho người đọc những tiếng cười thoải mái thông qua câu chuyện về việc bàn kế hoạch bắt mèo của loài chuột.

    Như chúng ta đã biết, từ xưa đến nay loài chuột luôn sợ loài mèo ngay từ khi sinh ra. Chuột là một loài động vật chuyên gặm nhấm, phá hoại mùa màng,... gây ra thiệt hại vô cùng to lớn đối với cuộc sống con người. Còn mèo là động vật bắt chuột.

    Nội dung của truyện xoay quanh vấn đề họ hàng nhà chuột bày mưu tính kế để tránh sự nguy hiểm đang gặp phải từ loài mèo mang đến. Trong cuộc họp của họ hàng nhà chuột, từ chuột cống cho đến chuột chũi, chuột nhắt, tất cả đều tranh luận đưa ra ý kiến của mình và cuối cùng Chuột cống đưa ra ý kiến của mình là đeo nhạc cho mèo và tất cả đều đồng ý, hò reo tán thưởng cho ý kiến độc đáo của anh Chuột cống. Đây là một ý kiến vô cùng thông minh nhưng nói là thế, kết quả lại không được như mong muốn

    Chuột chù là một loài chuột thấp cổ bé họng, bị họ nhà chuột đùng đẩy trách nhiệm cho việc đeo nhạc cho mèo. Đến mức đường cùng, không còn cách nào khác thì Chù cũng đồng ý làm nhiệm vụ khi cả Họ tin tưởng giao cho.

    Nhưng cuối cùng, với bản tính muôn đời sợ mèo của loài chuột, Chuột chù khi nhìn thấy mèo đã sợ sệt và bỏ chạy, quên luôn nhiệm vụ của mình. Chi tiết trên làm cho người đọc không nhịn được cười.

    Trong một xã hội luôn tồn tại sự bất công, kẻ mạnh luôn là người chiến thắng, đánh bại kẻ yếu, điều quan trọng là dám đứng lên nói ra suy nghĩ, quan điểm của mình, phải có nghị lực để làm nên những điều phi thường, không nên ba hoa, khoác loác. Nếu ai cũng như chuột chù thì sẽ không có ai bảo vệ được lợi ích đáng có của mình.

    Truyện đã phản ánh sâu sắc, đưa ra nhiều khía cạnh xảy ra trong xã hội của chúng ta hiện nay. Tự lực gánh sinh luôn là phương án được đề cao, những người luôn ỷ lại vào người khác sẽ không bao giờ làm được bất cứ việc gì. Thực tế cho thấy, nhiều người chỉ biết lợi ích thuộc về mình, không chịu bắt tay vào làm việc, hưởng lợi trên sự hi sinh của người khác là việc không nên làm.

    Thông qua truyện ngụ ngôn " Đeo nhạc cho mèo", chúng ta có thể thấy một phần trong xã hội hiện nay, ai cũng có thể nói được nhưng không phải ai cũng làm tốt được những gì mình nghĩ là có thể làm được. Hãy vượt qua chính nỗi sợ hãi của mình, nếu cứ tiếp tục sống trong nỗi sợ hãi ấy thì chúng ta sẽ không bao giờ giải quyết được bất cứ một vấn đề gì. Phải biết đối diện và giải quyết khó khăn có như vậy con người ta mới trưởng thành và rèn luyện được tính cách của mình.

    Quả thật, truyện ngụ ngôn " Đeo nhạc cho mèo" có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc làm thức tỉnh ý thức của con người, phải biết đấu tranh để bảo vệ lợi ích chính đáng của mình, cho dù công việc đó có khó khăn gian khổ đến nhường nào. Đừng bao giờ bỏ cuộc giữa chừng, nếu làm như vậy, bạn cũng như con chuột trong cuộc chuyện mà thôi, sẽ luôn luôn thất bại, không thực hiện được bất kì nhiệm vụ hay công việc gì.

  • Thần Phù đã trả lời trong câu hỏi: Cảm nghĩ của em về câu chuyện ngụ ngôn Đeo nhạc cho mèo. Cách đây 5 năm

    Truyện ngụ ngôn được sáng tác nhằm mục đích chính là phản ánh những vấn đề xã hội, đồng thời từ đó rút những bài học cho các thế hệ sau. Đeo nhạc cho mèo là truyện ngụ ngôn được sáng tác với mục đích trên. Truyện không chỉ đem lại tiếng cười giải trí đơn thuần mà là cười ra nước mắt, là nụ cười sâu cay.

        Gốc rễ của kế hoạch đeo nhạc cho mèo là nỗi sợ mèo truyền từ đời này sang đời khác, từ thế hệ chuột này sang thế hệ chuột nọ của họ nhà chuột. Con giun xéo mãi cũng oằn, vậy nên họ nhà chuột tập trung, họp bàn nhau làm sao để vượt qua được nỗi sợ truyền kiếp ấy, để từ nay chuột hết sợ mèo. Bằng nghệ thuật nhân hóa, dân gian ta đã phác họa nên một làng chuột đầy sinh động: Từng thân phận, cấp bậc có số má như ông chuột Cống cho đến kẻ khù khờ như anh Chù hôi hám. Tác giả dân gian khéo léo lồng ghép các chi tiết nhân cách hóa xã hội loài chuột mang dáng dấp của xã hội loài người, nơi đó cũng đầy đủ các kiểu dạng người khác nhau. Ông Cống béo núc, chễm chệ ngồi trên ông đồ, đủng đỉnh cho ý tưởng như một kẻ bề trên nghĩ mình thông minh hơn người: sở dĩ mèo bắt được chuột là nhờ cái tài rình mò khéo léo mà ông trời phú cho. Vậy suy ra là chỉ cần có thứ gì đó phát ra tiếng động cảnh báo mỗi khi mèo đến, cả họ nhà chuột sẽ phát hiện ra và chạy. Muốn thế cần đeo cho mèo một cái nhạc để những lúc mèo tới, nhạc trên cổ mèo sẽ kêu lên báo cho bà con họ hàng chuột có thời gian chạy trốn. Với vị trí cao trong xã hội chuột, cùng ý tưởng và lý giải quá hợp lý, “cả làng chuột nghe nói, dẩu mõm, quật đuôi, đều lấy làm phục cái câu chí lí của ông Cống và đồng thanh ưng thuận”. Cống ta càng được thể vênh váo.  

        Kế hoạch của chuột Cống đã dấy lên trong lòng làng chuột một hy vọng mãnh liệt, rằng ngày loài chuột chiến thắng nỗi sợ mèo đang đến ngày càng gần. Nhưng khi kiếm được nhạc rồi, mọi việc tưởng chừng như xong xuôi lại phát sinh ra thêm một vấn đề nan giải hết sức, đó là đeo nhạc cho mèo bằng cách nào? Và ai sẽ đảm nhiệm trách nhiệm cao cả ấy? “Cả hội đồng im phăng phắc, không một cái tai nào nhích, một cái răng nào nhe cả”. Thế mới biết từ kế hoạch đến hành động, từ lý thuyết tiến tới thực tế là một quãng đường dài rất dài. Chính điều này đã tạo nên một khung cảnh nực cười trái ngược hoàn toàn với không khí náo nhiệt lúc trước.

        Cảnh tượng lúc này mang tính đối lập gay gắt cùng cái châm biếm đầy sâu cay. Đứng trước công việc chung, việc hiểm nguy nhưng mang lại lợi ích cho cả cộng đồng lại chẳng ai xung phong đứng lên gánh vác. Tất cả hội đồng chuột, hoặc im lặng, hoặc đùn đẩy nhau. Khi tất cả đồng ý để chuột Cống đi đeo nhạc cho mèo, Cống không khỏi lo sợ bởi không nghĩ tới trường hợp này. Nhưng rồi ông Cống với lý do là người cao nơi cửa quyền không thích hợp làm việc này đã nhẹ nhàng thoát khỏi công việc nguy hiểm. Chuột nhắt lanh lẹ, khôn lỏi, kẻ giở ông giở thằng cũng tự cho mình cái quyền từ chối trách nhiệm. Kẻ ở cao không nhận, kẻ ở giữa đẩy đi, vậy chỉ còn tên dân đen phía dưới gánh chịu. Không ai khác chính là chuột Chù. Nằm dưới đáy xã hội, thuộc phận tôm tép, Chù ta chẳng thể đẩy gánh nặng này cho ai, cũng chẳng có tư cách thoái thác, đành nhận vậy. Một chi tiết đáng cười xuất hiện: lúc đầu việc đeo nhạc cho mèo, tránh tai họa cho làng được xem là việc trọng đại bậc nhất thì nay, từ ông to đến kẽ ở giữa đều đá văng tầm quan trọng của nó, xem nó là việc quá tầm thường so với địa vị của mình trong làng cũng như tài năng, chức trước cá nhân. Chuột Chù là kẻ thấp cổ bé họng trong làng, Chù cũng biết đó là việc nguy hiểm nhưng chẳng thể làm gì khác. Bởi ngay khi chuột Chù thật thà lên tiếng lo lắng cho cái mạng còm cõi của mình liền bị gạt phắt đi, rằng mèo sẽ không ăn thịt một con chuột hôi như chuột Chù.

        Cả làng đã quyết, chuột Chù đành vác cả thân mình lẫn cái nhạc đi đeo cho mèo. Cảnh tượng cười ra nước mắt xuất hiện. Giang sơn khó đổi bản tính khó dời, sự sợ mèo của loài chuột chẳng thể thay đổi trong bất cứ trường hợp nào. Mới nghe thấy tiếng mèo, Chù ta đã sợ mất mật, bỏ của chạy lấy tấm thân ì ạch khi bị mèo giơ nanh vuốt ra dọa. Cả làng nghe tin cấp báo của chuột Chù cũng chạy loạn tứ phương. Cái nhạc rơi đi đâu thì không kẻ nào còn quan tâm tới nữa. Nhưng có một điều ai cũng phải thừa nhận rằng chuột vẫn muôn đời sợ mèo. Từ một sáng kiến hay biết bao nhiêu liền tan vỡ thành một kế hoạch viển vông. Từ kẻ đưa ra kế hoạch một cách đầy chắc chắn, hy vọng cho đến kẻ thực hiện, kẻ cùng đinh đều ươn hèn, nhát gan không dám làm, không dám cũng không cáng đáng được công việc chung mang ý nghĩa lớn lao cho cả cộng đồng.

        Kết hợp giữa trí tưởng tượng phong phú cùng ý nghĩa sâu sắc, dân ta đã mượn câu chuyện để mô phỏng lối sống trong cộng đồng làng xã thuộc xã hội phong kiến thời trước. Hội đồng chuột với cuộc họp, quyết sách viển vông cùng ông Cống, Nhắt… chính là hình ảnh thu nhỏ của làng xã xưa. Họp hành liên miên, kẻ địa vị cao thì đưa ra những điều hão huyền, bàn bạc những thứ không thiết thực lại hao tiền tốn của. Và rồi kẻ chịu trận chính là những kiếp người tận cùng cực khổ, phận cùng đinh trong xã hội.   

        Tuy ra đời từ rất lâu nhưng câu truyện Đeo nhạc cho mèo vẫn còn giữ nguyên giá trị, mang lại bài học lớn lao cho thế hệ trẻ ngày nay soi chiếu và noi theo. Đó là trước khi quyết định thực hiện điều gì, ta cần có một kế hoạch tỉ mỉ, thiết thực, dựa trên các điều kiện thực tế đã được tính toán kỹ lưỡng. Khi gặp khó khăn, nguy hiểm hay những công việc liên quan đến cộng đồng cần phải có quyết tâm, không nên đùn đẩy trách nhiệm cho người khác.

  • Thần Phù đã đặt câu hỏi: theo em,truyện và kí khác nhau ỏ những đặc điểm nào ? Cách đây 5 năm

    theo em,truyện và kí khác nhau ỏ những đặc điểm nào ???

  • Thần Phù đã trả lời trong câu hỏi: Tả một em bé ngây thơ, bụ bẫm đang tập đi Cách đây 5 năm

    Những chi tiết, hình ảnh tiêu biểu:

    • Khuôn mặt bụ bẫm,mập mạp
    • Chân tay mũm mĩm
    • Đôi môi ửng hồng
    • Làn da trắng như trứng gà bóc
    • Đôi mắt sang long lanh tựa ánh sao trời

    Em sẽ miêu tả theo trình tự: Hình dáng, nước da, đôi mắt, nụ cười, tính tình, sở thích, lúc em tập đi, lúc em tập nói, lúc bé vui chơi hoặc làm trò.

  • Thần Phù đã trả lời trong câu hỏi: Kể tóm tắt câu chuyện ông lão đánh cá và con cá vàng. Cách đây 5 năm

    Ngày xưa có ông lão chuyên nghề đánh cá. Một hôm thả lưới, ông bắt được một chú cá vàng, con cá kêu van:

    - Ông lão ơi! Ông làm phúc thả tôi về với biển ông muốn gì tôi cũng xin cho.

       Ông lão ngạc nhiên nhưng rồi cũng thả con cá về với biển mà chẳng đòi hỏi điều gì.

       Về nhà mụ vợ ông biết chuyện mắng ông té tát và bắt ông phải đi đòi về một chiếc máng cho lợn ăn. Lão già đành ra khơi gặp cá vàng và thế là nhà lão có chiếc máng lợn mới tinh. Nhưng lão vừa đặt chân về đến của, vợ lão lại quát, bắt lão đi đòi một ngôi nhà rộng.

       Cũng chẳng khó gì! Cá vàng đồng ý cho lão một ngôi nhà rộng. Sống trong nhà cao cửa rộng, ăn ngon mặc đẹp được mấy hôm, mụ vợ lão lại dở chứng đòi làm nhất phẩm phu nhân. Lão đánh cá lại phải lóc cóc ra khơi. Thương ông lão nên dù biết đòi hỏi của mụ vợ là quá đáng, cá vàng vẫn bằng lòng. Thế là từ đấy vợ lão thành nhất phẩm phu nhân.

       Thế nhưng chẳng được bao lâu, vợ lão đã chán, bèn gọi lão đến và đòi phải lên chức nữ hoàng. Lão sợ hãi đành miễn cưỡng nghe theo. Biển xanh nổi sóng dữ dội nhưng cá vàng vẫn bằng lòng. Lão trở về và từ đó vợ lão thành một nữ hoàng sống sung sướng trong nhung gấm. Nhưng lòng tham không hề vơi cạn, một ngày kia, mụ lại sai lão đòi cá vàng cho làm Long Vương ngự trên mặt biển, để sai khiến cá.

       Dù thương ông lão nhưng cá vàng không thể nghe theo lời mụ vợ. Cá tức giận biến tất cả mọi thứ lại như xưa. Thế là lòng tham của vợ ông lão đã biến tất cả mọi thứ trở về sự nghèo khổ rách nát ban đầu.

  •  

    Tác phẩm “Ông lão đánh cá và con cá vàng” là một tác phẩm điển hình của đại thi hào người Nga – Puskin. Qua tác phẩm, tác giả muốn gửi gắm một chân lý, cái thiện bao giờ cũng được đền đáp xứng đáng, cái ác cái tham lam luôn luôn bị quả báo.

    Tác phẩm viết về câu chuyện của hai vợ chồng sống nghèo khổ, ngày ngày ông lão ra biển đánh cá, còn mụ vợ thì suốt ngày đay nghiến ông lão, bắt ông lão phải làm cái này cái kia mà không hài lòng. Khi ông lão bắt được con cá vàng, con cá van xin ông thả đi thì con cá sẽ báo đáp ông.Nhưng ông chẳng muốn xin gì, ông về và kể lại câu chuyện cho mụ vợ. Thấy ông về nhà, mụ vợ đay nghiến, mắng mỏ ông là ngu ngốc, rồi bắt ông ra biển để xin con cá vàng cho một cái máng lợn mới.

    Nhưng cái máng lợn mới vẫn không thỏa mãn lòng tham của mụ, mụ lại tiếp tục bắt ông lão ra bờ biển để xin ngôi nhà mới. Không dừng lại đó, mụ vợ lại được nước, bắt ông lão bắt con cá vàng cho mình làm trở thành nhất phẩm phu nhân. Nhưng mụ đâu có dừng lại đó, khi lòng tham vô đáy của mụ lên đến tột cùng, mụ đòi làm nữ hoàng và muốn có con cá vàng bên cạnh để hầu hạ cho ý muốn của mụ.

    Ông lão trong câu chuyện vốn dĩ là một người nghèo khổ nhưng lương thiện. Ông không quản mưa gió bão tố, làm việc cần cù cần mẫn để kiếm sống, sống một cuộc sống lương thiện. Trước tiên ông lão là một người nghèo khổ nhưng rất lương thiện. Khi ông lão bắt được con cá vàng, lẽ ra ông lão sẽ mang nó về nhà, nhưng khi nghe nó van xin ông lại thương lòng, thả nó về với biển- về với nhà của nó. Ông sẵn sàng làm những việc mà có lẽ những người ở làng chài không bao giờ làm. Ông là một người bao dung, lương thiện.

    Nhưng trái ngược hoàn toàn với ông, mụ vợ của ông lại vô cùng tham lam. Mụ hết lần này tới lần khác bắt ông lão làm theo ý mình, bắt con cá vàng phải làm theo ý của mụ. Xét cho cùng, lẽ ra ông lão là một người đàn ông, phải là một người bản lĩnh trong gia đình, nhưng ông có phần hơi nhu nhược, khi làm theo ý mụ vợ rất nhiều lần. Dù nhiều lần ông khuyên ngăn nhưng trước sự hung hãn của mụ vợ, ông lại không có đủ can đảm để chống lại hay ngăn cản lại ý muốn của mụ. Lẽ ra được phục vụ được chấp thuận thì mụ phải cảm thấy sung sướng, phải cảm thấy biết ơn, cả ông lão và con cá. Nhưng chính lòng tham không đáy của mụ mà khiến mất tất cả mọi thứ biến mất.

    Con cá là một biểu tượng cho chân lí cái thiện sẽ luôn được đền đáp, sống lương thiện sẽ được báo đáp. Chân lí này giống như câu “ở hiền gặp lành” của dân tộc Việt Nam ta. Đồng thời con cá vàng chính là công cụ để nhân dân lương thiện thi hành sự trừng trị thích đáng đối với những kẻ tham lam bạc bẽo.

    Câu chuyện kết thúc thật bất ngờ, khi trước mặt ông lão hiện ra với túp lều rách nát ngày xưa và trên bậc cửa, mụ vợ đang ngồi trên cái máng lợn sứt mẻ. Mọi thứ lại trở lại như xưa cũ và cái kết cục này là tất yếu, và là một bài học xứng đáng cho những kẻ tham lam và không biết giới hạn của sự mong muốn của mình. Mọi thứ nếu tới một giới hạn nhất định, nếu đi qua giới hạn đó, có thể con người đánh đổi và mất tất cả.

    Tác phẩm kết thúc thật bất ngờ, qua tác phẩm tác giả muốn tỏ lòng biết ơn đối với những người nhân hậu và sống lương thiện nhưng cũng đưa ra những bài học đích đáng cho những kẻ tham lam, không làm gì mà thích sai khiến người khác và đạt được nguyện vọng của mình.

  • Tôi là một người dân chài vùng biển, năm nay cũng gần sáu mươi tuổi, tôi sống cùng lão chồng già của mình. Gia đình tuy không khá giả nhưng đầm ấm. Ngày ngày, tôi ở nhà chăm lợn, trồng rau, vá lưới, chồng ra biển đánh cá hòng kiếm bữa cơm, có khi nhiều thì đem bán lấy tiền đong gạo. Cuộc sống cứ thế qua ngày, chẳng giàu sang, phú quý nhưng bình yên bên những người hàng xóm.

    Một hôm, khi tôi đang ngồi vá lưới trước sân nhà, thì lão già đi thả về, trông lão có vẻ hồ hởi, vui mừng lắm. Nhìn lão, tôi hỏi:

    -Hôm nay có gì vui mà ông phấn khởi thế ?

    Tôi vừa dứt lời, lão kể:

    - Hôm nay tôi gặp chuyện kì lạ lắm bà ạ. Cả buổi sáng tôi quăng chài kéo lưới nhưng không bắt được bất cứ con cá nào, tôi chán nản quyết quăng mẻ cuối thì giăng được một con cá vàng. Kì lạ thay, khi tôi gỡ cá vàng ra khỏi lưới, thì nó cất tiếng van xin thảm thiết:

    - Ông lão ơi, ông lão, ông thương tình mà tha cho tôi để tôi được trở về với chốn biển cả. Tôi hứa sẽ đền lại cho lão xứng đáng, ông muốn gì tôi cũng sẽ đáp ứng lão. Xin hãy ban ơn, ban phước mà tha cho tôi.

    Nghe nó nói vậy, tôi vừa ngạc nhiên vừa xúc động. Rồi không do dự, tôi quyết định thả nó ra mà không cần chút báo đáp nào. Lòng tôi thấy vui mừng và an nhiên vô cùng.

    Nghe lão kể chuyện, lòng tôi cứ nôn nao khó tả. Cái lão già khốn kiếp này thật là ngu ngốc mà. Lòng tham nổi lên, tôi không kiềm chế được mà mắng lão tới tấp:

    - Ông không thấy mình khốn khổ lắm à, nhà cửa thì rách nát, đến cái máng lợn ăn cũng sứt mẻ, khổ cực. Ít ra cũng nên đòi hỏi chút báo đáp, ân huệ chứ. Lão mới có chừng ấy tuổi mà lẩm cẩm thế à, miếng ăn tới nơi còn không biết tận dụng. Ông hãy mau ra biển mà xin cái máng lợn ăn mới đi, tôi chịu không nổi cái sự ngốc nghếch của ông rồi đấy.

    Nghe xong lời quát, lão rơm rớm nước mắt, bần thần ra biển xin cá vàng. Tôi ở nhà mong đợi, bởi tôi nghĩ nếu cá vàng đã nói thế thì chắc chắn là có phép lạ, điều đó sẽ giúp ích rất nhiều cho cuộc sống của vợ chồng tôi.

    Đang chăm chú nghĩ thì bỗng có luồng sáng xuất hiện, một cái máng lợn mới thấy thế cho cái máng lợn cũ hiện ra. Lúc ấy chồng tôi cũng vừa về, lão lật đật chạy vào xem cái máng lợn mới, ra vẻ hài lòng, thích thú. Lúc này, tôi lại nghĩ nếu con cá vàng có phép thuật lớn như vậy, mình không thể sống trong căn nhà nghèo khổ, rách nát này được. Đây là cơ hội đổi đời. Tôi bèn nói với chồng:

    - Ông mau mau ra xin con cá ấy một ngôi nhà thật mới thật đẹp và lộng lẫy đi. Chẳng lẽ cứ sống cực khổ như thế này mãi.

    Lão chồng tôi nghe xong, giật mình bảo:

    -Thôi bà ạ, cá vàng hứa trả ơn ta nó cũng trả rồi, mình cũng sống thế này bao năm có quản gì mà bà lo lắng.

    Tôi mắng lão:

    - Ông không biết nắm bắt cơ hội à, nhanh nhanh đi đi, đừng vòng vo chi thêm nữa, ý tôi đã quyết.

    Thế là ông chồng tôi lại nhanh chóng ra biển. Tôi ở nhà mong đợi điều kỳ diệu sắp đến, vài phút sau, căn nhà tồi tàn cũ nát được khoác lên một vẻ mới khang trang, xa hoa, lộng lẫy. Tiện nghi đầy đủ, giàn hoa trước cổng vô cùng xinh đẹp, chưa bao giờ tôi được sống trong một căn nhà tuyệt vời như thế này. Tôi say sưa hưởng thụ tất cả những gì trước mắt mình mà không màng lo nghĩ tới xung quanh. Nhưng trong phút chốc, lòng tham của tôi lại nổi lên, tôi không thể ngừng ước muốn những thứ lớn lao hơn nữa. Tôi muốn mình được cung phụng, được có kẻ hầu người hạ, được là một nữ hoàng khiến bao kẻ phải sụp lạy, cúi đầu. Lúc này đây, trong tôi chỉ còn lại lòng tham và sự ích kỷ, dường như những phù phiếm xa hoa đã cướp mất đi lý trí của tôi, khiến tôi quên đi người chồng tình nghĩa bấy lâu cùng mình chung sống, một người như tôi sao lại lấy cái gã nghèo hèn, bẩn thỉu kia làm chồng cơ chứ?

    Rồi tôi nhìn lão chồng tôi đầy không bỉ mà nói:

    -Lão kia, ông hãy ra nói với cá vàng hãy để ta được làm nhất phẩm phu nhân. Nhanh lên, đừng để ta tức điên lên nữa.!

    Ông chồng nhìn tôi bằng ánh mắt đầy phẫn nộ và tràn trề thất vọng: - Bà điên rồi sao? Sống trong nhung lụa thế chưa thoả mãn bà sao? Tại sao lại có suy nghĩ điên rồ như thế chứ?

    Tôi nghe xong không nuốt cơn tức, lên giọng:

    -Nhanh đi đi, đừng lắm lời.

    Rồi lão ngậm ngùi một mình ra biển gọi cá vàng. Được cá vàng chấp thuận lời đề nghị, tôi trở thành một nhân phẩm phu nhân như ý. Bộ quần áo sang trọng, đôi hài đắt tiền, vàng bạc đeo lên người không biết bao nhiêu cho kể. Tôi sung sướng hết thảy, bao nô nhân hầu hạ cứ bận rộn khắp nhà, ai cũng phải nghiêng mình cúi đầu, thật hả hê, hãnh diện. Lão chồng cũng nhìn tôi thụp lạy:

    - Kính thưa nhất phẩm phu nhân, chắc hẳn người đã hài lòng rồi nhỉ? Không để lão ta nói thêm câu nào, cơn giận sôi lên, tôi sai bọn gia nhân đẩy lao ra chuồng ngựa dọn dẹp. Từ đấy, tôi sống trong sự giàu sang phú quý, còn lão chồng bị tôi đày đọa như một người ở trong chính ngôi nhà này. Với tôi, đó là sự trừng phạt đích đáng cho tội ngu dốt và nhu nhược của lão.

    Sau một thời gian, chán cảnh làm phu nhân, tôi bèn sai người gọi lão tới và ra lệnh:

    - Lão già kia, giờ ta muốn trở thành nữ hoàng của vương quốc để cai trị một cõi này. Ngươi mau ra biển và bảo với con cá vàng kia đi, không thì đừng trách ta độc ác.

    Lão chồng nghe xong thì tay chay bủn rủn. Lão hét lên trong tuyệt vọng:

    - Mụ điên thật rồi! Đừng tác oai, tác quái thêm nữa, tỉnh táo lại đi!

    Tôi không hề bận tâm đến những lời lão nói, sai người đuổi lao ra biển. Một lúc sau, từ ngôi nhà tráng lệ đã trở thành một cung điện nguy nga, tôi một bước lên ngôi nữ hoàng, tổ chức tiệc tùng ăn chơi trong cùng điện. Bao binh lính, thị vệ vây quanh, cuộc sống nữ hoàng quả thật rất sung sướng, chưa bao giờ tôi trải qua cảm giác này, tôi lấy làm tự đắc lắm.

    Nhưng rồi cũng nhanh chóng chán nản, tôi ôm mộng trở thành một Long Vương ngự trị dưới Long Cung để con cá vàng kia hầu hạ. Tôi gọi lão chồng già ngu muội tới và ra lệnh cho lão ra biển nói với cá vàng lời đề nghị đó. Khi lão vừa ra đi, trong lòng tôi chắc mẩm sẽ được toại nguyện, đầu suy nghĩ nhiều cách để hành hạ con cá vàng kia và lão già. Nhưng không ngờ, vừa hay trong chớp mắt tất cả đã biến mất, trước mắt tôi giờ chỉ còn chiếc máng lợn sứt mẻ và ngôi nhà tồi tàn. Tôi thét lên trong vô vọng, tất cả đã mất hết, bao nhiêu của cải, quyền lực chẳng còn gì cả. Nước mắt giàn giụa, tiếc nuối, đau lòng, hối hận khôn xiết. Tôi bần thần chán nản, lặng lẽ bên xó bếp. Lão chồng tôi cũng vừa về tới, thấy cảnh này lão chỉ lắc đầu ngán ngẩm mà không nói gì.

    Một hồi lâu, lão nhìn tôi ân cần bảo:

    -Thôi bà ạ, nghèo thì mình sống theo cách của người nghèo, cố gắng rồi mọi chuyện cũng qua. Tôi tựa đầu vào vai lão mà khóc sụt sùi, lão chưa bao giờ ruồng bỏ tôi cả, dù cho tôi có tàn nhẫn đến thế nào cuối cùng lão vẫn là người bên cạnh động viên , bảo vệ tôi. Tôi thật sự thấy có lỗi và buồn vô tận, chỉ vì sự ích kỉ và lòng tham, chưa bao giờ thoả mãn với những gì mình đang có mà cuối cùng phải nhận lấy kết cục bi thảm. Đó là một bài học trong đời, sau cùng, tôi hiểu được rằng, những của cải do chính bàn tay và lao động của mình làm ra mới bền vững và tồn tại mãi, điều mà mình xứng đáng có được phải xuất phát từ tấm lòng của một người thiện lương.

  • Mụ vợtham lam không biết bao nhiêu lần làm khổ ông lão nữa, ông lão buồn lắm. Với ông, có cần gì đâu ngoài cuộc sống bình yên hạnh phúc bên vợ mình, ngày ngày đi đánh cá kiếm ăn, tối tối được cùng nhau kể những câu chuyện của công việc thường ngày. Vậy mà giờ dây, vợ ông đổi khác quá, chẳng còn như xưa nữa rồi, lão vừa đi, tiếng mụ vợ vẫn văng vẳng bên tai về cái ước muốn được ngự trị cả long cung bắt cá vàng hậu hạ. Chao ôi! Mụ điên thật rồi! Mụ ta điên thật rồi! Tiếng hét hòa trong tiếng nấc nghẹn ngào của lão. Thương quá đi thôi!

    Vừa ra tới biển thì lão thấy sóng to dữ dội, điên cuồng từng đợt như muốn nhấn chìm hết tất thảy, bầu trời u ám đến đáng sợ.

    - Cá vàng ơi, cá vàng! Lão gọi cá vàng trong sự bất lực đến tội nghiệp.

    Cá vàng hiện lên, nhìn ông lão rồi ân cần hỏi:

    - Sao vậy ông lão? Mụ vợ nhà ông lại muốn gì nữa phải không?

    Lão ròng ròng nước mắt kể cho cá vàng nghe về mong muốn của mụ. Mong cá vàng sẽ vì lão mà đáp ứng tham vọng của mụ. Cá vàng nghe xong, bèn bảo:

    - Bà ta quá đáng thật, cuộc sống xưa kia vất vả là thế, vì lão nên tôi đã thành toàn cho những mong ước trước đó của mụ, giúp mụ có cuộc sống sung sướng, bao kẻ hầu người hạ mà vẫn chẳng thoả lòng mụ. Giờ lại muốn làm loạn chốn long cung nữa sao?.

    - Xin lỗi lão nhé, tôi không thể nào giúp lão? Tôi sẽ cho mụ một bài học đích đáng.

    Vừa trả lời lão, cá vàng bèn đi mất, để lại mình lão với nỗi buồn khôn nguôi. Trở về nhà lão kinh ngạc khi thấy chỉ mình mụ vợ bên cái máng lợn nghèo nàn cùng ngôi nhà rách nát ngày xưa.

    Chao ôi! Ngày xưa cũng như vậy mà sao ấm áp vô cùng, giờ đây chỉ còn là sự lạnh lẽo, trống vắng, giọt nước mắt ân hận rõ xuống trên đôi gò má nhăn nheo của mụ. Ông lão nhìn vợ, lòng chẳng nói nên lời, ruột đau như cắt. Mụ vợ nhìn lão, nước mắt giàn dụa:

    - Tôi xin lỗi ông! Tôi đã sai rồi, hoá ra bấy lâu tôi vẫn ảo tưởng sự giàu sang của mình, là tôi tham lam, là tôi ích kỉ đã làm khổ ông rồi. Là tôi sai, tôi sai thật rồi!

    Lão già ân cần ôm vợ vào lòng:

    - Mình ạ, giàu sang phú quý như giấc chiêm bao, có rồi lại không, chẳng thể nào giữ được. Mình cứ sống thảnh thơi, lấy biển cả làm bạn, lấy lao động làm niềm vui bà ạ.

    Bà lão nghe lời chồng an ủi, tự đấy chăm chỉ với công việc thường ngày, chẳng còn bận tâm điều gì nữa. Giờ đây, hơn ai hết, mụ hiểu được rằng phải trân quý những gì mình đang có, đừng để khi mất đi tất cả rồi mới hối tiếc muộn màng.

    Rồi một hôm, như thường lệ, lão lại vác lưới ra biển đánh cá. Hôm đó, cá vàng nổi lên trò chuyện với lão. Sau khi nghe lão kể về cuộc sống hiện tại của mình tuy nghèo khó nhưng hạnh phúc hơn, cá vàng vui lắm. Muốn làm điều gì đó giúp lão có cuộc sống vơi bớt phần nào khó khăn hơn. Suy nghĩ hồi lâu, rồi cá vàng bảo:

    - Tôi sẽ mang đến cho lão một điều bất ngờ.

    Nói xong cá vàng đi mất trong sự kinh ngạc của lão.

    Khi trở về nhà, lão thấy ngôi nhà xưa giờ được cất lên thành một ngôi nhà vững chãi, tuy không quá to nhưng chắc chắn giúp vợ chồng lão che nắng che mưa. Bên cạnh là chiếc máng lợn mới tinh cùng bầy lợn con đang tranh nhau bú sữa mẹ.

    Bước vào nhà, lão vô cùng bất ngờ khi thấy vợ mình đang được một cô gái giúp chải tóc.

    Cô gái thấy ông lão liền chạy lại nắm lấy tay lão mà rằng:

    - Thưa cha, con được cá vàng Long Vương ban ân huệ đến sống với cha mẹ, chăm sóc cha mẹ khi về già. Đó cũng là mong ước của con được sống cùng với mọi người nơi đất liền xinh đẹp này. Con mong cha mẹ chấp thuận ạ!.

    Vừa nghe xong, lão ôm chầm lấy con gái, hạnh phúc vô bờ. Lão thầm cảm ơn cá vàng đã cho lão cuộc sống mà bấy lâu lão ao ước.

    Từ đó ba người trong nhà sống vui vẻ, hạnh phúc bên bà con hàng xóm.

  • Thần Phù đã trả lời trong câu hỏi: Phân tích tác phẩm "Ông lão đánh cá và con cá vàng". Cách đây 5 năm

    Ông lão đánh cá và con cá vàng là một trong những tác phẩm xuất sắc của cây đại thụ làng thơ văn nước Nga nói riêng và thế giới nói chung – Puskin. Tác phẩm chính là thông điệp về chiến thắng tất yếu của cái thiện và quả báo thích đáng cho những kẻ độc ác, tham lam.

    Nội dung của truyện xoay quanh cuộc sống của hai vợ chồng ông lão đánh cá nghèo khổ. Ông lão hiền lành, nhưng mụ vợ lại là kẻ tham lam, suốt ngày đay nghiến, bắt chồng làm hết việc này tới việc khác.

         Một ngày nọ, ông lão đi đánh cá và bắt được một con cá vàng, cá van xin được tha và hứa sẽ báo đáp, nhưng ông lão lại thả cá đi mà không đòi gì cả. Đây là một chi tiết chứng tỏ sự lương thiện, chất phác và không ham phú quý của ông lão đánh cá. Nhưng mụ vợ của ông lại trái ngược hoàn toàn. Nghe ông kể lại, mụ vợ nổi điên, mắng mỏ ông là kẻ ngu ngốc rồi bắt ông trở ra biển, tìm cá vàng xin một cái máng lợn mới.

         Tuy nhiên, một cái máng lợn làm sao có thể thỏa mãn được bản tính tham lam của mụ vợ. Thế là mụ ta liên tiếp bắt ông ra biển đòi cá vàng báo đáp nào là ngôi nhà mới, nào là được làm nhất phẩm phu nhân, thậm chí mụ còn đòi làm nữ hoàng và buộc cá vàng phải ở bên cạnh để hầu hạ. Qua nhân vật này, Puskin đã phác họa rõ nét một con người tiêu biểu cho những kẻ tham lam, "được voi đòi tiên", không biết điểm dừng. Và sự tham lam quá độ đã khiến bà ta phải trả giá. Cá vàng đã thu hồi lại tất cả mọi thứ, để bà ta lại trở về với cuộc sống nghèo khổ bên cái máng lợn cũ nát.

         Song có một điều là mọi người thường tập trung vào lòng tham của mụ vợ và bài học cho những kẻ không biết thỏa mãn như mụ ta và ca ngợi bản tính lương thiện, thật thà của ông lão mà bỏ qua một khía cạnh khác cũng quan trọng không kém. Đó chính là sự hiền lành tới nhu nhược của ông lão. Đáng lý ra, là một người đàn ông, ông lão phải có đủ bản lĩnh để đưa ra quyết định nhưng dù có khuyên can thì cuối cùng vẫn nghe theo sự sai khiến của mụ mà đòi hỏi cá vàng. Có lẽ chính sự nhu nhược đó cũng là lý do khiến ông lão phải sống mãi với kiếp nghèo và chịu đựng mụ vợ của mình.

         Theo cảm nhận của em, truyện có nhiều nét tương đồng với truyện cổ tích dân gian Việt Nam. Bởi nó truyển tải thông điệp "ở hiền gặp lành", tham lam sẽ gặp quả báo. Mọi thứ đều phải do mình làm ra và phải biết ơn khi nhận được, chứ không thể có chuyện ngồi không hưởng lộc.

         Bên cạnh đó, Puskin còn muốn nhắn nhủ thêm một bài học nữa, đó là mọi thứ đều có giới hạn, khi con người cố chấp vượt qua giới hạn đó thì tất yếu sẽ phải trả giá.

Điểm thưởng gần đây (1)

  • Thần Phù: câu trả lời bị xoá, user trả lời -10 (-10đ) Cách đây 2 năm
AANETWORK
 

 

ATNETWORK
ON