YOMEDIA

Vũ Nhược Ann's Profile

Vũ Nhược Ann

Vũ Nhược Ann

01/01/1990

Số câu hỏi 3
Số câu trả lời 120
Điểm 529
Kết bạn

Bạn bè (0)

Hoạt động gần đây (136)

  • Vũ Nhược Ann đã đặt câu hỏi: khái niệm tam giác đồng dạng Cách đây 4 năm

    Bài 3Cho ABC , điểm D thuộc cạnh BC sao cho DB / DC = 1/2 . Kẻ DE // AC, DF // AB ( E thuộc AB, F thuộc AC)

    a) Nêu tất cả các cặp tam giác đồng dạng. Đối với mỗi cặp, hãy viết các góc bằng nhau và các tỉ số tương ứng.

    b) Hãy tính chu vi tam giác BED , biết hiệu chu vi của tam giác DFC  và tam giác BED là 30c

     

  • Vũ Nhược Ann đã đặt câu hỏi: Giải phương trình Cách đây 4 năm

    2x/x+1 +18/x2+2x-3=2x-5/x+3

  • Vũ Nhược Ann đã đặt câu hỏi: Giải phương trình Cách đây 4 năm

    a, x4+2x3-3x2-8x-4=0

    b, (x-2)(x+2)(x2-10)=72

    c, 2x3+7x2+7x+2=0

     

  • Vũ Nhược Ann đã trả lời trong câu hỏi: Nước tự nhiên là hỗn hợp hay tạp chất ? Cách đây 5 năm

    Nước là hỗn hợp

  • Vũ Nhược Ann đã trả lời trong câu hỏi: Tập làm một bài thơ lục bát Cách đây 5 năm
  • Vũ Nhược Ann đã trả lời trong câu hỏi: Phương pháp tách tinh bột và muối ăn là gì? Cách đây 5 năm

    Cho hỗn hợp vào nước muối, muối tan - tinh bột không.

    Lọc qua giấy lọc, được tinh bột

    Làm bay hơi nước, được muối ăn

  • Vũ Nhược Ann đã trả lời trong câu hỏi: Giới thiệu về Bác Hồ và những bài thơ viết về Trăng của Người Cách đây 5 năm

    1. Vọng nguyệt 
    Trong tù không rượu cũng không hoa, 
    Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ. 
    Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ, 
    Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ. 

    2. Trung thu 
    ....... 
    Trung thu ta cũng tết trong tù, 
    Trăng gió đêm thu gợn vẻ sầu; 
    Chẳng được tự do mà thưởng nguyệt, 
    Lòng theo vời vợi mảnh trăng thu. 

    3. Rằm tháng giêng 
    Rằm xuân lồng lộng trăng soi, 
    Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân. 
    Giữa dòng bàn bạc việc quân, 
    Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền. 

    4. Dạ lãnh 
    Đêm thu không đệm cũng không chăn, 
    Gối quắp, lưng còng, ngủ chẳng an; 
    Khóm chuối trăng soi càng thấy lạnh, 
    Nhòm song, Bắc Đẩu đã nằm ngang 

    5. Thu dạ 
    Trước cửa lính canh bồng súng đứng, 
    Trên trời trăng lướt giữa làn mây; 
    Rệp bò ngang dọc như thiết giáp, 
    Muỗi lượn hung hăng tựa máy bay; 
    ............ 

    6. Cảm tưởng đọc "Thiên Gia thi" 
    Thơ xưa thường chuộng thiên nhiên đẹp, 
    Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông; 
    Nay ở trong thơ nên có thép, 
    Nhà thơ cũng phải biết xung phong. 

    7. Tin thắng trận 
    Trăng vào cửa sổ đòi thơ, 
    Việc quân đang bận, xin chờ hôm sau, 
    Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu, 
    Ấy tin thắng trận Liên khu báo về. 

    8. Đối nguyệt 
    Ngoài song, trăng rọi cây sân, 
    Ánh trăng nhích bóng cây gần trước song. 
    Việc quân, việc nước bàn xong, 
    Gối khuya ngon giấc bên song trăng nhòm. 

    9. Cảnh khuya 
    Tiếng suối trong như tiếng hát xa, 
    Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. 
    Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ, 
    Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. 

    10. Đi thuyền trên sông Đáy 
    Dòng sông lặng ngắt như tờ, 
    Sao đưa thuyền chạy, thuyền chờ trăng theo. 
    Bốn bề phong cảnh vắng teo, 
    Chỉ nghe cót két tiếng chèo thuyền nan. 
    ........ 

    11. Cảnh rừng Việt Bắc 
    Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay, 
    Vượn hót chim kêu suốt cả ngày, 
    Khách đến thì mời ngô nếp nướng, 
    Săn về thường chén thịt rừng quay, 
    Non xanh, nước biếc tha hồ dạo, 
    Rượu ngọt, chè tươi mặc sức say. 
    Kháng chiến thành công ta trở lại, 
    Trăng xưa, hạc cũ với xuân này. 

    12. Chơi trăng 
    Gặp tuần trăng sáng dạo chơi trăng 
    Sẵn nhắn vài câu hỏi chị Hằng 
    "Non nước tơi bời sao vậy nhỉ ? 
    Nhân dân cực khổ biết hay chăng ? 
    .......... 

    13. Thư Trung thu 1951 
    Trung thu trăng sáng như gương 
    Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng 
    Sau đây Bác viết mấy dòng 
    Gửi cho các cháu tỏ lòng nhớ nhung...

  • Vũ Nhược Ann đã trả lời trong câu hỏi: t°nc= 113° C có nghĩa là gì? Cách đây 5 năm

    Nhiệt độ nóng chảy của một chất :)

  • Vũ Nhược Ann đã trả lời trong câu hỏi: Thuyết minh về Bác Hồ và giới thiệu những bài thơ viết về trăng của Người Cách đây 5 năm

    Cách đây gần 40 năm về trước, Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã rời xa dân tộc Việt Nam, đi vào giấc ngủ thiên thu mãi mãi. Cả nước ta rơi vào đau thương ngập tràn, hàng triệu đồng bào Việt Nam đã khóc tiễn đưa Bác. Người ra đi mà lòng vẫn luôn đau đáu một nỗi lo cho dân tộc, Người chẳng bao giờ dành riêng cho mình một một thứ gì hết. Chỉ đến trước lúc ra đi, Bác mới lại thèm nghe một câu hò ví dặm Nghệ Tĩnh, một làn dân ca Quan họ Bắc Ninh, rồi mới yên lòng ra đi mãi mãi. Tố Hữu đã xót xa khóc trong bài thơ Bác ơi của mình rằng: "Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa/Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa...". Bác mất đi là nỗi đau đớn, mất mát to lớn vô cùng, nền văn học Việt Nam đã lưu lại hàng ngàn bài thơ của nhiều tác giả viết để tưởng nhớ về người cha già kính mến của dân tộc. Trong đó gây nhiều xúc động hơn cả là bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương, mà những cảm xúc lắng đọng trong nó vẫn còn nguyên giá trị cho đến tận bây giờ.

    Viễn Phương trong tâm trạng của một người con, một người cháu khao khát được gặp Bác Hồ, dù tham gia Cách mạng đã lâu nhưng chưa từng được gặp mặt Bác, điều đó đã để lại nhiều nỗi tiếc nuối trong lòng tác giả. Năm 1976, sau khi Việt Nam được độc lập, thống nhất hai miền Nam - Bắc, lăng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa được khánh thành không lâu, thì Viễn Phương đã rất may mắn được là một rong những chiến sĩ miền Nam đầu tiên ra viếng lăng Bác. Điều này đã để lại trong lòng tác giả những cảm xúc và ấn tượng vô cùng mạnh mẽ, đó là nỗi vui sướng, niềm xúc động, dù Bác đã đi xa nhưng giờ đây nhà thơ cũng đã được thăm Bác một lần, đó là niềm vinh dự và hạnh phúc biết bao.

    Nhà thơ đến lăng Bác với một nỗi niềm hồi hộp, thương nhớ và rất đỗi nghẹn ngào, tựa đứa cháu nhỏ về thăm một người thân kính yêu trong gia đình. Viễn Phương dùng cái cách xưng hô thật thân mật, gần gũi biết bao "Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác", tựa như một đứa bé hồn nhiên nhớ Bác vây, rất đỗi trong sáng và bồi hồi. Đọc từng vần thơ ta như tưởng thấy Viễn Phương đang bước chầm chậm, nhìn ngắm quang cảnh quanh lăng như để thu hết vào lòng nơi Bác yên giấc ngủ ngàn thu, để cho thỏa nỗi nhớ thương. Chẳng thế mà mới từ đằng xa nhìn lại, tác giả "Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát", hàng tre ấy như đánh vào lòng tác giả một cảm giác thân thuộc, gần gũi khiến nhà thơ phải thốt lên rằng: "Ôi, hàng tre xanh xanh Việt Nam". Hàng tre ấy là biểu tượng của dân tộc anh hùng, biểu tượng của một đất nước đã hơn 4000 năm văn hiến, dân tộc Việt Nam gắn bó với tre xanh và lưu giữ những phẩm chất cao quý tốt đẹp của thứ cây tuy giản dị, mộc mạc mà lại mang nhiều giá trị biểu tượng thật cao quý. Hàng tre ấy hiên ngang, lẫm liệt, lại tràn đầy sức sống dù cho qua bao tháng năm tre vẫn bền bỉ, kiên cường, tre vẫn thẳng hàng dẫu "bão táp mưa sa". Tre vẫn mọc thành bờ, thành bụi, thành lũy làm lá chắn cho dân tộc Việt Nam, cũng tựa như tấm lòng đoàn kết gắn bó của nhân dân ta những năm tháng còn khói lửa chiến tranh. Thế đấy, tre giản dị, bao dung, tre cũng tựa như từng người con Việt Nam đang quây quần bên lăng Bác, che chắn bảo vệ cho Bác một giấc ngủ bình yên. Bởi suốt cuộc đời Bác đã che chắn cho chúng con với tư cách một người cha già vĩ đại rồi.

    Viễn Phương rất tinh tế khi đưa vào thơ mình một hình ảnh sóng đôi thật đẹp, thật vĩ đại "Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng/Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ". Hình ảnh ẩn dụ ấy là tấm lòng ngợi ca mà Viễn Phương dành cho Bác, nếu ngoài kia mặt trời là của nhân loại, của tự nhiên thì Bác chính là mặt trời chân lý, mặt trời tư tưởng sáng ngời đang rọi bước cho con dân Việt Nam. Tầm vóc của Bác trở nên thật to lớn và vĩnh cửu sánh ngang với thiên nhiên tạo hóa, càng khẳng định một điều Bác mãi sống trong trái tim và tâm trí của nhân dân Việt Nam, chẳng phai mờ. Khi viếng lăng Bác, Viễn Phương nhìn dòng người đang bước chầm chậm, tựa như một dòng chảy chẳng bao giờ ngừng lại cứ nối đuôi nhau như thế và bao trùm trong cái dòng người ấy là nỗi nhớ triền miên, dai dẳng không bao giờ nguôi ngoai. Cái cảm xúc tiếc thương trong trái tim những người đi viếng tựa như những đóa hoa thơm thảo, kết thành vòng, thành tràng hoa thật đẹp, thật trân trọng gửi đến Bác. Gửi đến 79 mùa xuân, cũng là 79 năm cuộc đời quý giá mà Người đã dành hết cho cả dân tộc Việt Nam, cho sự nghiệp cách mạng vĩ đại.

    Rồi khi đã được vào trong lăng, được nhìn thấy Bác nằm yên lặng trong hòm kính sáng người, dưới ánh đèn vàng nhàn nhạt, trang nghiêm mà tĩnh lặng niềm xúc động của tác giả lại càng dâng trào hơn nữa. Chỉ trong vài phút ngắn ngủi được nhìn thấy Bác, nhưng tác giả giả đã có những liêng tưởng thật đẹp, tưởng như Bác đang nằm dưới vầng trăng sáng dịu hiền, thân thể Bác được mẹ thiên nhiên chiếu sáng bảo vệ, bao bọc và nâng niu. Điều đó càng chứng tỏ cái tầm vóc vĩ đại của Chủ Tịch Hồ Chí Minh. Tuy Bác nằm ngủ thật bình yên, thật đẹp đẽ và cao quý nhưng tác giả cũng không thể ngăn nổi nỗi xót xa đau đớn trong lòng mình. Viễn Phương đã cố nhắc nhở "Vẫn biết trời xanh là mãi mãi", ý nói Bác vẫn sống mãi trong lòng người dân Việt Nam, nhưng điều đó cũng chẳng thể bù đắp nỗi mất mát to lớn khi Bác ra đi. Khi mà giờ đây chẳng còn có thể được nghe tiếng Bác ôn tồn giảng giải, chẳng được thấy Bác cười thật hiền từ nữa, chỉ còn thấy Bác thật yên lặng chìm vào giấc ngủ mãi mãi. Điều đó là nỗi đau đớn không thể bù đắp cứ nhói lên trong tim của nhà thơ, một nỗi đau khắc khoải đầy xót xa.

    Mới chỉ được gặp Bác ngày đây thôi, nhưng ngày mai lại đã phải lên đường về với miền Nam thân yêu, phải xa Bác, trong trái tim người thi sĩ tràn đầy cảm giác không nỡ ra đi. Cứ nghĩ đến Bác nằm đây còn cháu lại phải xa Bác, mà chưa biết đến ngày gặp lại, Viễn Phương bỗng thấy thương Bác đến "trào nước mắt". Nhà thơ có cái ước nguyện được hóa thành chim, thành hoa, thành những cây tre sống quanh lăng Bác, để ngày ngày được gần gũi trông nom, cho thỏa nỗi lòng thương nhớ. Đó là những ước muốn thật cao cả, đẹp đẽ, là sự tự nguyện hy sinh, là chứng minh cho tấm lòng kính yêu và thương tiếc vô cùng của Viễn Phương cũng là của nhân dân Việt Nam dành cho Bác.

    Dù Bác đã đi xa rất xa, để lại trong lòng hàng triệu người dân Việt Nam nỗi đớn đau vô cùng sâu sắc. Nhưng những tư tưởng, những bài học đạo đức những lời Bác dạy vẫn luôn hằn sâu trong trí nhớ của từng người. Bác sẽ mãi sống trong trái tim, trong tâm hồn của nhân dân Việt Nam sau này và mãi mãi về sau. Bằng giọng thơ rất đỗi tâm tình, trong sáng, tràn đầy cảm xúc xót thương Viễn Phương đã đưa bài thơ Viếng lăng Bác thành một bài thơ có sức lay động, đi vào lòng của người đọc bằng những sự xúc động rất đỗi chân thành, xót xa.

  • Vũ Nhược Ann đã trả lời trong câu hỏi: Cách tách riêng muối ăn và cát là gì? Cách đây 5 năm

    1, Cho hỗn hợp vào Cancioxit, Khí cabonic có khả năng kết hợp còn nitơ thì không

Không có Điểm thưởng gần đây

ZUNIA9
 

 

AANETWORK
OFF