YOMEDIA
NONE

Tính khối lượng của nước và khối lượng của rượu đã trộn ?

Trộn lẫn rượu và nước người ta thu được hỗn hợp nặng 140g ở nhiệt độ 360C. Tính khối lượng của nước và khối lượng của rượu đã trộn. Biết rằng ban đầu rượu có nhiệt độ 190C và nước có nhiệt độ 1000C, cho biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/Kg.K, của rượu là 2500J/Kg.k.

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (31)

  • -  Theo bài ra ta biết tổng khối lượng của nước và rượu là 140

    m1 + m2 = m  \(\Leftrightarrow\) m1 = m - m2 (1)

    - Nhiệt lượng do nước tỏa ra: Q1 = m1. C1 (t1 - t)

    - Nhiệt lượng rượu thu vào: Q2 = m2. C2 (t - t2)

    - Theo PTCB nhiệt: Q1 = Q2

    m1. C1 (t1 - t) = m2. C2 (t - t2)

    m14200(100 - 36) = m22500 (36 - 19)

    \(\Leftrightarrow\)268800 m1 = 42500 m2

    \(m_2=\frac{268800m_1}{42500}\) (2)

    - Thay (1) vào (2) ta được:

    268800 (m - m2) = 42500 m2

    \(\Leftrightarrow\)37632 - 268800 m2 = 42500 m2

    \(\Leftrightarrow\)311300 m2 = 37632

    \(\Leftrightarrow\)m2 = 0,12 (Kg)

    - Thay m2 vào pt (1)  ta được:

    (1) \(\Leftrightarrow\)m1 = 0,14 - 0,12 = 0,02 (Kg)

    Vậy ta phải  pha trộn là 0,02Kg nước vào 0,12Kg. rượu để thu được hỗn hợp nặng 0,14Kg ở 360C

      bởi Trần Đức Duy 21/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Người ta thả một thỏi đồng 0,4kg ở nhiệt độ 80­0C vào 0,25kg nước ở nhiệt độ 180C. Hãy xác định nhiệt độ khi cân bằng nhiệt. Cho biết nhiệt dung riêng của đồng là 380J/kg.k của nước là 4200J/Kg.K.

      bởi Mai Đào 21/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • - Nhiệt lượng do miếng đồng tỏa ra để nguội đi từ 800C xuống t0C:

    Q1 = m1.C1.(t1 - t) = 0,4. 380. (80 - t) (J)

    - Nhiệt lượng nước thu vào để nóng lên từ 180C đến t0C:

    Q2 = m2.C2.(t - t2) = 0,25. 4200. (t - 18) (J)

    Theo phương trình cân bằng nhiệt:

    Q1 = Q2

    \(\Leftrightarrow\)0,4. 380. (80 - t) = 0,25. 4200. (t - 18)

    \(\Leftrightarrow\)t ≈ 260C

    Vậy nhiệt độ xảy ra cân bằng là 260C.

      bởi Thảo Trương 22/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Có 8 lít nước sôi đựng trong một cái xô. Hỏi khi nhiệt độ của nước giảm xuống còn 50*C thì nước đã tỏa ra môi trường xung quanh một nhiệt lượng bao nhiêu? Cho nhiệt dung riêng của nước là c=4200J/kg.độ.

      bởi Mai Rừng 22/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Khối lượng nước: m = 8.1 = 8 kg.

    Nhiệt lượng nước toả ra là: Q = m.c(t'-t) = 8. 4200.(100 - 50)=1680000 (J)

      bởi Thảo T. Thanh 23/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Trong một bình đồng khối lượng m 1 = 400g có chứa m2 = 500g nước 
    cùng ở nhiệt độ t1 = 400C. Thả vào đó một mẩu nước đá ở t3 = -100C. Khi có cân 
    bằng nhiệt ta thấy còn sót lại m, = 75g nước đá chưa tan. Xác định khối lượng 
    ban đầu m3 của nước đá. Cho NDR của đồng là 400J/kg.K. 

      bởi hi hi 24/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Vì sau khi cân bằng nhiệt vẫn còn sót lại 75g nước đá nên nhiệt độ cân bằng của hỗn hợp là 0oC

    Nhiệt độ bình nước tỏa ra để hạ nhiệt độ từ 400oC đến 0oC là:

    Q1 = (m1c1 + m2c2).(t1 - tcb) = (0,4.400 + 0,5.4200).(400 - 0) = 904000 (J)

    Nhiệt độ nước đá thu vào để tăng nhiệt độ từ -100oC đến 0oC là:

    Q2 = m3c3(tcb - t2) = m3.2100.[0 - (-100)] = 210000m3 (J)

    Nhiệt lượng m3 - 0,075 (g) nước đá thu vào để nóng chảy hoàn toàn ở 0oC là:

    Q3 = 3,4.105.(m3 - 0,075) = 3,4.105m- 25500 (J)

    Ta có PTCBN: 

    Q1 = Q2 + Q3

    <=> 904000 = 210000m+ 3,4.105m3 - 25500

    <=> 929500 = 550000m3

    <=> m3 \(\approx\) 1,69 (kg)

     

      bởi Truong Huong 24/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Bạn nào có đề ktra lý 8 học kì 2 không, cho mình xin với. Cảm ơn nhiều nhiều.

      bởi Phạm Phú Lộc Nữ 26/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • ĐỀ THI

    I. TRẮC  NGHIỆM (2 điểm) khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng nhất

    Câu 1: Quả táo đang ở trên cây, năng lượng của quả táo thuộc dạng nào?

    A. Thế năng đàn hồi

    B. Thế năng hấp dẫn

    C. Động năng

    D. Không có năng lượng

    Câu 2: Nước biển mặn vì sao?

    A. Các phân tử nước biển có vị mặn.

    B. Các phân tử nước và các phân tử muối liên kết với nhau.

    C. Các phân tử nước và nguyên tử muối xen kẽ với nhau vì giữa chúng có khoảng cách.

    D. Các phân tử nước và phân tử muối xen kẽ với nhau vì giữa chúng có khoảng cách.

    Câu 3. Người ta thường làm chất liệu sứ để làm bát ăn cơm, bởi vì:

    A. Sứ lâu hỏng

    B. Sứ rẻ tiền

    C. Sứ dẫn nhiệt tốt

    D. Sứ cách nhiệt tốt

    Câu 4. Đối lưu là hình thức truyền nhiệt xảy ra chủ  yếu

    A. Chỉ ở chất khí

    B. Chỉ ở chất lỏng

    C. Chỉ ở chất khí và lỏng

    D. Ở cả chất khí, chất lỏng và chất rắn.

    II. TỰ LUẬN (8 điểm)

    Câu 5.Phát biểu định nghĩa nhiệt năng? Đơn vị đo nhiệt năng là gì?Mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ của vật?(2đ)

    Câu 6.  Kể tên các hình thức truyền nhiệt ? Cho biết hình thức truyền nhiệt chủ yếu của các chất: rắn, lỏng, khí và chân không?(2đ)

    Câu 7. Tại sao đường tan vào nước nóng nhanh hơn tan vào nước lạnh ? (1đ)

    Câu 8. Người ta thả một miếng đồng khối lượng 0,6kg vào 200g nước, miếng đồng nguội đi từ 100oC xuống 30oC. Hỏi :

    a)     Nước nhận một nhiệt lượng bằng bao nhiêu ?(1,5đ)

    b)    Nước  nóng thêm bao nhiêu độ ? (1,5đ)

    Bỏ qua sự trao đổi nhiệt ra môi trường xung quanh. Cho nhiệt dung riêng của đồng và của nước là 380J/kg.K và 4200J/ kg.K. 

     

    ĐÁP ÁN

    I. TRẮC NGHIỆM: Khoanh đúng đạt 0,5 điểm  

    Câu 1. B

    Câu 2. D

    Câu 3. D

    Câu 4. C

     II. TỰ LUẬN

    Câu 5:

    -Tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật gọi là nhiệt năng.

    - Đơn vị nhiệt năng: J (Jun)

    - Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.

    Câu 6:

    -  Có  3 thức truyền nhiệt: Dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ nhiệt

    - Hình thức truyền nhiệt chủ yếu :

       + Chất rắn : dẫn nhiệt

       + Chất lỏng và khí : đối lưu

       + Chân không : bức xạ nhiệt.

    Câu 7:

    Do nước nóng các phân tử chuyển động càng nhanh 

    Câu 8:

    Tóm tắt:

    m1= 0,6kg

    c1 = 380 J/ kg.K

    t= 1000C

    t = 300C

    m2 = 200g=0,2kg

    c2 = 4200 J/kg.K

    Q2 ?

    ∆t ?

    Giải:

    a) Nhiệt lượng miếng đồng tỏa ra:

    Q1 = m1.c1.( t1 - t)

         = 0,6.380.(100 - 30 )

         =   15960  (J)

    Nhiệt lượng nước thu vào bằng nhiệt lượng miếng đồng tỏa ra:

        Q2 = Q1 = 15960 (J)

    b) Độ tăng nhiệt độ của nước:

    Q2 = m2.c2. t

    Suy ra ∆t = Q2/m2.c2 = 15960/0,2.4200 = 19 (oC)

                                          Đáp số: Q­2 =  15960 J

                                                      ∆t = 19oC

      bởi Phong nguyen Nguyen 26/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Hai bình cách nhiệt chứa 2 chất lỏng. Người ta dùng một nhiệt kế nhúng vào bình 1, khi được nhiệt độ cân bằng lại nhúng nhiệt kế sang bình 2, rồi lại nhúng sang bình 1, mỗi lần nhúng đều ghi kết quả là: 40 độ C, 8 độ C, 39 độ C, 9,5 độ C

    a) Hãy tính nhiệt độ cân bằng  (số chỉ nhiệt kế) ở lần nhúng tiếp theo

    b) Sau rất nhiều lần nhúng, số chỉ nhiệt kế là bao nhiêu?

    giúp mk nhé, sắp kt rùi!!!hihi

      bởi thu hằng 29/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • gọi t1,t2 là nhiệt độ ban đầu của mỗi thùng khối lương và nhiệt dung riêng của hai thùng lần lượt là M1,M2 và C1,C2 txt là nhiệt độ cân bằng của số chỉ nhiệt kế lần nhúng tiếp theo nhiệt dung riêng của nhiệt kế và khối lượngcủa nhiệt là Ckvà Mta có các phương trình cân bằng nhiệt như sau

    1.MkCk(40-tx)=M1C1(t1-40)

    2.MkCk(40-8)=M2C2(8-t2)

    3.MkCk(39-8)=M1C1(40-39)      

    4.MkCk(39-9.5)=M2C2(9.5-8)

    5.MkCk(txt-9.5)=M1C1(39-txt)   

    từ pt 3 &5 ta có M1=1=M1C1/MkCk=txt-9.5/39-txt=31       1

    => txt=38( gần bằng)

    b, từ 1,4 =>M2C2/MkCk=32/8-t2=29.5/1.5          2

    =>t2=6,37( gần bằng)

    gọi nhiệt độ lúc cân bằng là t ta có pt sau

    M1C1(40-t)=M2C2(t-6.37)=>M1C1/M2C2=(t-6.37)/(40-t)      3

    từ 1 và 2 =>M1C1/M2C2=93/59      4

    từ 3 và 4 =>(t-6.37)/(40-t) =93/59 

    t=26,9

      bởi Diệu Linhh 29/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tại sao trong hiện tượng hòn bi va vào thanh gỗ ; cả hòn bi và thah gỗ sau khi va chạm chỉ chuyển động được một đoạn ngắn rồi dừng lại . Cơ năng của chúng đã biến đi đâu ?
     

      bởi Thuy Kim 01/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Hòn bi va chạm vào thanh gỗ , khi chuyển động có sự ma sát xảy ra làm cơ năng của hệ chuyển dần thành nhiệt năng ( mất mát cơ năng ) , do đó vật chuyển động chậm dần rồi dừng lại .
     

      bởi Lê Thùy Tiên 01/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tại sao trong hiện tượng về dao động của con lắc , con lắc chỉ dao động trong một thời gian ngắn rồi dùng lại ở vị trí cân bằng ? Cơ năng của con lắc đã chuyển hóa thành dạng năng lượng nào ?

      bởi cuc trang 04/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Trong quá trình giao động con lắc ma sát với môi trường không khí . Cơ năng biến đổi thành nhiệt năng do đó nó mất dần năng lượng và dừng lại ở vị trí cân bằng .

    Khi đó , toàn bộ cơ năng của con lắc chuyển hóa thành nhiệt năng .

      bởi Định Định 04/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Hãy tìm ví dụ biểu diễn của định luận trong các hiện tượng cơ và nhiệt đã học ?

     

      bởi Nguyễn Thanh Hà 08/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • - Ví dụ :

    + Vật rơi từ trên cao xuống : Thế năng chuyển hóa dần thành động năng.

    + Viên đạn ghim vào thanh gỗ rồi dừng lại : Cơ năng ( động năng ) biến thành nhiệt năng .

    + Con lắc dao động có sự qua lại giữa thế năng và động năng.

    + Sự va chạm của vật chuyển động với vật đứng yên , có sự truyền cơ năng.

      bởi Nguyen Quyen 08/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • đổ 800g nước ở nhiệt độ 80 độ vào 1,5 lít nước 20 độ đựng trong ấm nhôm có khối lượng 500g. Tính nhiệt lượng cần thiết để đun sôi nước trong ấm đó khi có cân bằng nhiệt

      bởi bala bala 13/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • a, Tính nhiệt độ cân bằng

    Gọi nhiệt độ cân bằng là t

    Quá trình cân bằng nhiệt: \(Q_{tỏa}=Q_{thu}\)

    \(\Rightarrow 0,8.4200.(80-t)=(1,5.4200+0,5.880).(t-20)\)

    \(\Rightarrow t \approx40^0C\)

    b, Nhiệt lượng cần thiết để đun sôi nước trong ấm:

    \(Q=(0,8+1,5).4200.(100-40)+0,5.880.(100-40)=606000(J)\)

    Chúc bạn học tốt :)

      bởi nguyen anh 13/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một thùng chứa lương nước m ở nhiệt độ 25 độ C .Người ta đổ lương nướ 2m đang sôi o nhiệt độ 100độ C vào thùng.khi dó nhiệt độ cân bằng là 70độ C .Nếu trước khi đổ lượng nước 2m vào thùng này ta đổ đi tất cả lượng m nước có trong thùng thì nhiệt cân bằng là mấy?bỏ qua sự trao đổi nhiệt ra moi trường.

     
      bởi Nguyễn Bảo Trâm 18/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Giả sử thùng có khối lượng mt, nhiệt dung riêng ct

    PT cân bằng nhiệt ban đầu: \(m_t.c_t.(70-25)+m.c.(70-25)=2m.c.(100-70)\)

    \(\Rightarrow m_t.c_t.45 = m.c.15\Rightarrow 3m_t.c_t=m.c\)

    Khi đổ hết nước trong thùng, gọi nhiệt độ cân bằng là t, ta có:

    \( m_t.c_t(t-25)=2m.c.(100-t)\)

    \(\Rightarrow m_t.c_t(t-25)=2.3m_t.c_t.(100-t)\)

    \(\Rightarrow t-25=6(100-t)\)

    \(\Rightarrow t = 89,3^0C\)

      bởi nguyen taan 18/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một học sinh thả 1250g chì ở nhiệt độ 120oC vào 400g nước ở nhiệt độ 30oC làm cho nước nóng lên tới 40oC.(Cho biết cnước=4200J/kg.k)

    1. Hỏi nhiệt độ của chì ngay khi có sự cân bằng nhiệt
    2. Tính nhiêt lượng nước thu vào
    3. Tính nhiệt dung riêng của chì
      bởi Bin Nguyễn 23/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1. Nhiệt độ của chì nay sau khi có sự cân bằng nhiệt là 40 độ C.

    2. Nhiệt lượng nước thu vào là \(Q=C_{nước}.m_{nước}.\Delta t=4200.0,4.\left(40-30\right)=16800J.\)

    3. Nhiệt lượng chì tỏa ra bằng nhiệt lượng nước thu vào tức là

    \(Q_{tỏa}=Q_{thu}\)

    => \(C_{chì}.m_{chì}.\Delta t_2=16800\)

    => \(C_{chì}=\frac{16800}{1,25.80}=168\frac{J}{Kg.K}\)

      bởi Tran Van Hien 23/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Đ​ể xác định nhiệt dung riêng của một kim loại, người ta bỏ vào nhiệt lượng kế chứa 500g nước ở nhiệt độ 13•C một miếng kim loại có khối lượng 400g được nung nóng tới 100•C. Nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt là 20•C. Tính nhiệt dung riêng của kim loại. Bỏ qua nhiệt lượng làm nóng nhiệt lượng kế và không khí. Lấy nhiệt dung riêng của nước là 4190J/kg.K

      bởi Lê Chí Thiện 01/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Nhiệt lượng mà nước thu vào là:
    Q1 = m1.C1.( t - t1 ) = 0,5.4190.( 20 - 13) = 14665 ( J)
    Nhiệt lượng mà miếng kim loại tỏa ra là:
    Q2 = m2.C2.( t2 - t ) = 0,4.80.C1 = 32.C2 ( J)
    Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt ta có:
    Q1 = Q2
    => 14665 = 32.C2
    => C2 = 14665 : 32 ~ 458 ( J/ kg.k)

    (Đây chính là nhiệt dung riêng của thép)

      bởi Trần hải Hà 01/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • N​gười ta thả một miếng đồng kjoosi lượng 0,5kg vào 500g nước. Miếng đồng nguội đi từ 80•C xuống 20•C. Hỏi nước nhận được một nhiệt lượng bằng bao nhiêu và nóng lên bao nhiêu độ?

      bởi Nguyễn Hồng Tiến 08/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Ta có : Q1 = m1.c1.(t1 - t) =0.5.380.(80-20) = 11400 
    Q2 = m2.c2.(t - t2) = 0,5.4200.(20 - t2) = 42000 - 2100.t2 
    Theo pt cân bằng nhiệt , ta có : 
    Q1 = Q2 
    11400 = 42000 - 2100.t2 
    t2 = 14,57 
    t' = t - t2 = 20 - 14,57 = 5,43 
    Vậy nước nhận một nhiệt lượng là 11400 và nóng lên 5,43 độ 
    Chúc bạn học tốt ^o^

      bởi Ngọc Chinh 08/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Thả 1 đồng xu có khối lượng 0,3 kg ở nhiệt độ 100 độ C và 0,25kg H2O ở nhiệt độ 58,5 độ C làm cho nước uong tới 60 độ C cho biết nhiệt dung riêng của nước 4200J /kg/k bỏ qua sự toả nhiệt của môi trường bên ngoài tình nhiệt độ chỉ khi có sự cản bằng nhiệt tinh nhiệt lượng của nước đá thu vào 

      bởi Mai Vàng 15/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • bài này hỏi j vậy bn, phải pít hỏi j ms trả lời đk chứ

     

      bởi Phượng Nguyễn 15/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Khi bơm xe đạp,ống bơm bị nóng lên,nhiệt năng của ống bơm thay đổi như thế nào?vì sao?

      bởi Cam Ngan 22/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • khó nói quá 
    1..khi bơm, thân ống nóng lên, nhiệt độ tăng làm động năng của ph. tử, ng.tử cấu tạo nên vật thay đổi ( tăng lên), mà nhiệt năng là tổng động năng => nhiệt năng thay đổi(tăng lên) 
    đó là nhiệt lượng..vì vật nhận được một lượng nhiệt ( định nghĩa nhiệt lượng) 
    2.nói như z có phần k chuẩn xác..vì ng.tử, ph.tử là những hạt vô cũng nhỏ, nhỏ k thể nhìn thấy..mà ở đây ta nhìn thấy dc nên chưa thể nói đó là ph.tử, ng.tử 
    Nói chung học Lý mình hiểu là chính..mình diễn đạt ở đây có thể chưa dc rõ lắm.chỉ là theo cách hiểu của mình thôi..nếu muốn dễ hiểu hơn thì bạn nhờ ai học giỏi Văn và VIP Lý đó...

      bởi Tran Van Hien 22/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON