YOMEDIA
NONE

Tìm nhiệt độ của hỗn hợp sau khi cân bằng nhiệt được thiết lập ?

Rót nước ở nhiệt độ t1 = 200C vào một nhiệt lượng kế(Bình cách nhiệt). Thả trong nước một cục nước đá có khối lượng m2 = 0,5kg và nhiệt độ t2 = - 150C. Hãy tìm nhiệt độ của hỗn hợp sau khi cân bằng nhiệt được thiết lập. Biết khối lượng nước đổ vào m1 = m2. Cho nhiệt dung riêng của nước C1 = 4200J/Kgđộ; Của nước đá C2 = 2100J/Kgđộ; Nhiệt nóng chảy của nước đá λ = 3,4.105J/kg. Bỏ qua khối lượng của nhiệt lượng Rót nước ở nhiệt độ t1 = 200C vào một nhiệt lượng kế(Bình cách nhiệt). Thả trong nước một cục nước đá có khối lượng m2 = 0,5kg và nhiệt độ t2 = - 150C. Hãy tìm nhiệt độ của hỗn hợp sau khi cân bằng nhiệt được thiết lập. Biết khối lượng nước đổ vào m1 = m2. Cho nhiệt dung riêng của nước C1 = 4200J/Kgđộ; Của nước đá C2 = 2100J/Kgđộ; Nhiệt nóng chảy của nước đá λ = 3,4.105J/kg. Bỏ qua khối lượng của nhiệt lượng kế

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (31)

  • Khi được làm lạnh tới 00C, nước toả ra một nhiệt lượng bằng: Q1 = m1.C1(t – 0) = 0,5.4200.20 = 42 000JĐể làm “nóng” nước đá tới 00C cần tốn một nhiệt lượng:Q2 = m2.C2(0 – t2) = 0,5.2100.15 = 15 750JBây giờ muốn làm cho toàn bộ nước đá ở 00C tan thành nước cũng ở 00C cần một nhiệt lượng là: Q3 = λ.m2 = 3,4.105.0,5 = 170 000JNhận xét:+ Q1 > Q2 : Nước đá có thể nóng tới 00C bằng cách nhận nhiệt lượng do nước toả ra+ Q1 – Q2 < Q3 : Nước đá không thể tan hoàn toàn mà chỉ tan một phần.Vậy sau khi cân bằng nhiệt được thiết lập nước đá không tan hoàn toàn và nhiệt độ của hỗn hợp là 00C

     

      bởi Nguyễn Quốc Thái 21/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Câu 1: Thả 500g đồng ở 100'C vào 350g nước ở 35'C. Tính nhiệt độ bắt đầu khi cân bằng nhiệt.

    Câu 2: Phải pha bao nhiêu ;ít nước ở 20'C vào 3 lít nước ở 100'C để nước pha có nhiệt độ là 40'C.

    Câu 3 Người ta thả đồng thời 200g sắt ở 15'C và 450g đồng ở 25'C vào 150g nước ở 80'C. Tính nhiệt độ khi cân bằng.

      bởi Nguyễn Thị Thu Huệ 22/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu 1:

    Tóm tắt

    m1 = 500g = 0,5kg ; t1 = 100oC ; c1 = 380J/kg.K

    m2 = 350g = 0,35kg ; t2 = 35oC ; c2 = 4200J/kg.K

    __________________________________________________________

    t = ?

    Khi thả miếng đồng có nhiệt độ cao vào nước có nhiệt độ thấp hơn thì miếng đồng truyền nhiệt cho nước.

    Nhiệt lượng miếng đồng tỏa ra khi hạ nhiệt độ từ t1 = 100oC xuống toC :

    \(Q_1=m_1.c_1\left(t_1-t\right)\)

    Nhiệt lượng nước thu vào khi tăng nhiệt độ từ t2 = 35oC lên toC là:

    \(Q_2=m_2.c_2\left(t-t_2\right)\)

    Theo phương trình cân bằng nhiệt:

    \(Q_1=Q_2\\ \Rightarrow m_1.c_1\left(t_1-t\right)=m_2.c_2\left(t-t_2\right)\\ \Rightarrow m_1.c_1.t_1-m_1.c_1.t=m_2.c_2.t-m_2c_2.t_2\\ \Rightarrow m_1.c_1.t_1+m_2c_2.t_2=t\left(m_1.c_1+m_2.c_2\right)\\ \Rightarrow t=\dfrac{m_1.c_1.t_1+m_2c_2.t_2}{m_1.c_1+m_2.c_2}\\ \Rightarrow t=\dfrac{0,5.380.100+0,35.4200.35}{0,5.380+0,35.4200}\approx42,44\left(^oC\right)\)

    Vậy khi cân bằng nhiệt thì nước có nhiệt độ 42,44oC

      bởi Đặng Ánh 22/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Dùng một ca múc nước ở thùng chứa nước A có nhiệt độ t1= 800 C và ở thùng chứa nước B có nhiệt độ t2= 200C rồi đổ vào thùng chứa nước C. Biết rằng trước khi đổ, trong thùng chứa nước c đã có sẵn một lượng nước ở nhiệt độ t3=400C và và bằng tổng số ca nước vừa đổ thêm và nó. Tính số ca nước ở mỗi thùng A và B để có nhiệt độ nước ở thùng C là t4= 500C. Bỏ qua trao đỏi nhiệt với môi trường, với bình chứa và ca múc

      bởi Mai Anh 23/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • gọi m là khối lượng nước múc từ ca

    na,nb lần lượt là ca múc từ thùng A và thùng B

    ta có phương trình cân bằng nhiệt:

    QA=QB+QC

    \(\Leftrightarrow m_AC\left(t_A-t\right)=m_BC\left(t-t_B\right)+m_CC\left(t-t_C\right)\)

    \(\Leftrightarrow n_Am\left(t_A-t\right)=n_Bm\left(t-t_B\right)+\left(n_A+n_B\right)m\left(t-t_C\right)\)

    \(\Leftrightarrow n_A\left(80-50\right)=n_B\left(50-30\right)+\left(n_A+n_B\right)\left(50-40\right)\)

    \(\Leftrightarrow30n_A=30n_B+10n_A+10n_B\)

    \(\Leftrightarrow20n_A=40n_B\)

    \(\Rightarrow n_A=2n_B\)

    vậy số ca múc ở thùng B gấp hai lần số ca múc ở thùng A

      bởi Lê Hải Anh 23/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • người tacung cấp một lượng nhiệt 672kj để đun sôi nước là 20 *C tính khối lượng nước đá đun

      bởi Nguyễn Hiền 24/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • đổi 672 kj = 672000 j

    khối lượng của nước đã được đun là

    Q = m * c * ( t1 - t )

    672000 = m * 4200 * ( 100 -20 )

    => m = \(\dfrac{672000}{336000}=2\)

    Vậy khối lượng nước đã đun là 2 kg

      bởi Ngô Quỳnh Ngân 24/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • người ta cung cấp một lượng nhiệt 672kj để đun sôi nước là 20*C . tính khối lượng nước đá đun

      bởi Nguyễn Thị Thanh 26/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 672kJ = 672000J

    Khối lượng nước đã đun:

    Qthu = m.C.(t2-t1) => m = \(\dfrac{Q_{thu}}{C.\left(t_2-t_1\right)}=\dfrac{672000}{4200.80}=2\) kg

      bởi Nguyễn Hà 26/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Bài 1: Một người đi xe đạp trên đoạn đường đầu dài 24km với vận tốc 12km/h, đi đoạn đường tiếp theo dài 12km mất 45 phút. Hỏi:

    a, Thời gian người đó đạp xe trên quãng đường đầu?

    b, Vận tốc trung bình cửa người đó trên cả quãng đường?

    Bài 2: Hai người đi xe đạp người thứ nhất đi quãng đường 600m hết 2 phút. Người thứ hai đi quãng đường 10,8 km hết 0,75h. Hỏi:

    a, Tính vận tốc của mỗi người. Người nào đi nhanh hơn?

    b, Nếu tại cùng một thời điểm, hai người cùng khởi hành một lúc và đi ngược chiều nhau với vận tốc như trên thì trong 20 phút, hai người cách nhau bao nhiêu km ?

      bởi Phan Thiện Hải 29/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Bài 1: Tóm tắt

    \(S_1=24km\)

    \(V_1=12km\)/\(h\)

    \(S_2=12km\)

    \(V_2=45'=0,75h\)

    _______________

    a) \(t_1=?\)

    b) \(V_{TB}\)

    Giải

    a) Thời gian người đó đạp xe trên quãng đường đầu là: \(t_1=\frac{S_1}{V_1}=\frac{24}{12}=2\left(h\right)\)

    b) Ta có công thức tính vận tốc trung bình là: \(V=\frac{S_1+S_2+....+S_n}{t_1+t_2+t_3+....+t_n}\)

    Vậy vận tốc trung bình của người đó trên quãng đường là:

    \(V_{TB}=\frac{S_1+S_2}{t_1+t_2}=\frac{24+12}{2+0,75}\approx13\)(km/h)

    Bài 2: Tóm tắt

    \(S_1=600m=0,6km\)

    \(t_1=2'=\frac{1}{30}\left(h\right)\)

    \(S_2=10,8km\)

    \(t_2=0,75h\)

    _________________

    a) \(V_1=?;V_2=?\)

    b) \(S_{KC}=?\)

    Giải

    a) Vận tốc của người thứ nhất là: \(V_1=\frac{S_1}{t_1}=\frac{0,6}{\frac{1}{30}}=18\)(km/h)

    Vận tốc của người thứ 2 là: \(V_2=\frac{S_2}{t_2}=\frac{10,8}{0,75}=14,4\) (km/h)

    => Người thứ nhất đi nhanh hơn người thứ 2.

    b) Do đi cùng lúc => thời gian đi của 2 người là như nhau và vận tốc đã cho

    => Hai người cách nhau số km là: \(S-t\left(V_1+V_2\right)=S-\frac{1}{3}\left(18+14,4\right)=S-10,8\)

    Theo đề thì còn cần phải dựa vào khoảng cách của 2 người khi 2 người bắt đầu đi nữa.

     

      bởi Hồng Thắm 29/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Viết tất cả các công thức lí học từ 6 đến 8.

      bởi bich thu 01/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Mình nhớ nhiu đây thui :

    m = V*D ( V là thể tích, D là khối lượng riêng)

    Pchất rắn = \(\dfrac{F}{s}\)(F là lực tác dụng, s là diện tích bị ép)

    FAcximet= d*V( d là trọng lượng riêng chất lỏng, V là thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ)

    D*10= d ( D klr, d tlr)

    P= m*10( m là khối lượng, P là trọngluowngj)

    P= d*v ( lên trên coi)

    S(km)= v*t ( vận tóc * thời gian)

    Pchất lỏng = d*h ( d tlr, h là chiều cao tới mặt thoáng chất lỏng

    Flò xo(N) = (ldãn - lco )k

    Hiệu suất H= Aci/Atp *100%

    Công A(j)= F*S = P* h

    Công suất = A/t(s)

    Hết nhớ r

      bởi Lê Trần Thủy 01/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • có 2 bình chứa 2 chất lỏng khác nhau dùng 1 nhiệt kế đo nhiệt độ ở bình 1 rồi ở binhf2 và cứ lặp đi lặp lại như thế sồ chỉ nhiệt kế là 10,100,12,97,... a)xác định nhiệt độ 2 lần rót tiếp theo b) nếu cứ nhúng đi nhúng lại nhiều lần như thế số chỉ kế là bao nhiêu

      bởi thùy trang 04/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Gọi q1 là nhiệt dung của bình chứa chất lỏng 1, q2 là nhiệt dung của bình chứa chất lỏng 2, q là nhiệt dung của nhiệt kế

     Theo đề ra ta có phương trình nhiệt

    1) q( 100-12)= q1( 12-10)

    => 44q=q1

    2) q( 97-12)= q2( 100-97)

    => 85q=3q2==> q2= 85/3q

     Hai lần nhúng tiếp theo là lần 3 với lần 4 thì cũng tương tự như vậy nha bạn Bàng

     

      bởi Phạm Tuyết Trinh 04/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Có 2 bình chứa chất lỏng khác nhau. Dùng một nhiệt ké đo nhiệt độ ở bình 1 rồi đo bình 2 và cứ lặp đi lặp lại như thế, số chỉ nhiệt kế là 130C, 980C, 150C, 940C.

    a) Xác định nhiêt độ 2 lần nhúng tiếp theo.

    b) Nếu nhúng đi nhúng lại nhiều lần thì chỉ số nhiệt kế là bao nhiêu?

      bởi Lê Bảo An 08/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • a) Nhiệt kế được xem là vật trung gian truyền nhiệt giữa 2 bình nhiệt lượng kế.
    Gọi q1, q2, q3 là nhiệt dung của nhiệt lượng kế 1, nhiệt lượng kế 2 và nhiệt kế.
    Nhiệt độ ban đầu của nhiệt lượng kế 1 là 130, của nhiệt kế và nhiệt lượng kế 2 là 980.

    - Nhúng nhiệt kế trở lại vào bình 1 nhiệt độ cân bằng của lần này là 150.

    Ta có phương trình cân bằng nhiệt:
    \(q_1(15-13)=q_3(98-15)\)
    \(\Rightarrow 2.q_1=83.q_3 \Rightarrow q_1=41,5.q_3\) (1)

    - Ở lần nhúng tiếp theo, nhiệt độ của nhiệt kế là 15, nhiệt độ nhiệt lượng kế 2 là 98, nhiệt độ cân bằng là 94.

    Ta có phương trình cân bằng nhiệt:
    \(q_3(94-15)=q_2(98-94)\)

    \(\Rightarrow 79.q_3=4.q_2\Rightarrow q_2=19,75.q_3\) (2)
    Lần nhúng tiếp theo, nhiệt kế có nhiệt độ 940, nhiệt lượng kế 1 có nhiệt độ là 150. Phương trình cân bằng nhiệt lần 3:
    \(q_1(t-15)=q_3(94-t)\)
    Thay (1) vào pt trên ta được: \(41,5.q_3.(t-15)=q_3(94-t)\)

    \(\Rightarrow 41,5.(t-15)=(94-t)\)

    \(\Rightarrow t=16,9^0C\)
    b) Gọi \(t_x\) là nhiệt độ sau rất nhiều lần nhúng, thì \(t_x\) là nhiệt độ cân bằng của cả 2 bình và nhiệt kế.

    Ta có PT cân bằng nhiệt:

    \(q_1(t_x-13)=(q_2+q_3)(98-t_x)\) (ta tính từ nhiệt độ ban đầu)

    \(\Rightarrow 41,5.q_3.(t_x-13)=(19,75.q_3+q_3)(98-t_x)\)

    \(\Rightarrow 41,5(t_x-13)=20,75(98-t_x)\)

    \(\Rightarrow t_x=41,5^0C\)

      bởi Ngu-ễn Thảo Trang 08/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • bài 1 : 3 vật có cùng khối lượng cùng tỏa ra lượng nhiệt như nhau thì độ giảm nhiệt độ của chúng giảm dần theo thứ tự là t1 > t3 >t2 . hãy so sánh nhiệt dung riêng c1 , c2,c3 
    Bài 2 : 
     Thả 3 vật được làm bằng nhôm , kẽm ,sắt có cùng khối lượng và cùng được nung đến 100 độ C vào trong 3 cốc nước lạnh giống nhau ở nhiệt độ t . So sánh nhiệt độ cuối cùng của nước ở trong 3 cốc khi xảy ra sự cân bằng nhiệt . Biết nhiệt dung riêng  của chúng lần lượt là 880J/kg.K ; 210J/kg.K ; 40J/kg.k  

    Bài 3 : 
     Người ta thả 3kg đồng ở 25 độ C vào 1 ấm nhôm có khối lượng bằng 300g đựng nước sôi . Khi xảy ra sự cân bằng nhiệt thì nhiệt độ của hỗn hợp là 90 độ C . Biết nhiệt dung riêng của đồng , nhôm và nước lần lượt là 380 J/kg.K , 880J / kg.K ; 4200J/kg.K Tính khối lượng nước ở trong ấm
      bởi Nguyễn Hiền 13/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • mình giải bài 3 nha các bài trên mình có đáp án nhưng không dám đứa sợ sai hihihihagianroi

    tóm tắt :

    m1=3kg m3=0,3kg m2=?

    C1=380J/kg.k C3=880J/kg.k C2=4200J/kg.k

    t1=25oC t3=100oC t2=100oC

    t=90oC

    nhiệt lượng do 3kg đồng ở nhiệt độ 25oC thu vào là :

    Qthu=3.380.(90-25)=74100J

    nhiệt lượng do 0,3kg nhôm và m2kg nước sôi toả ra là :

    Qtoa=(m2.4200+0,3.880)(100-90)=42000m1+2640

    ta có PTCBN:Qthu=Qtoa

    =>74100=42000m1+2640

    =>71460=42000m1=>m1~1,7kg

      bởi Nguyễn Tuấn Hùng 13/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • bài 1 : 3 vật có cùng khối lượng cùng tỏa ra lượng nhiệt như nhau thì độ giảm nhiệt độ của chúng giảm dần theo thứ tự là t1 > t3 >t2 . hãy so sánh nhiệt dung riêng c1 , c2,c3 
    Bài 2 : 
     Thả 3 vật được làm bằng nhôm , kẽm ,sắt có cùng khối lượng và cùng được nung đến 100 độ C vào trong 3 cốc nước lạnh giống nhau ở nhiệt độ t . So sánh nhiệt độ cuối cùng của nước ở trong 3 cốc khi xảy ra sự cân bằng nhiệt . Biết nhiệt dung riêng  của chúng lần lượt là 880J/kg.K ; 210J/kg.K ; 40J/kg.k  

    Bài 3 : 
     Người ta thả 3kg đồng ở 25 độ C vào 1 ấm nhôm có khối lượng bằng 300g đựng nước sôi . Khi xảy ra sự cân bằng nhiệt thì nhiệt độ của hỗn hợp là 90 độ C . Biết nhiệt dung riêng của đồng , nhôm và nước lần lượt là 380 J/kg.K , 880J / kg.K ; 4200J/kg.K Tính khối lượng nước ở trong ấm
      bởi Lan Ha 18/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • tóm tắt :

    m1=3kg m3=0,3kg m2=?

    C1=380J/kg.k C3=880J/kg.k C2=4200J/kg.k

    t1=25oC t3=100oC t2=100oC

    t=90oC

    nhiệt lượng do 3kg đồng ở nhiệt độ 25oC thu vào là :

    Qthu=3.380.(90-25)=74100J

    nhiệt lượng do 0,3kg nhôm và m2kg nước sôi toả ra là :

    Qtoa=(m2.4200+0,3.880)(100-90)=42000m1+2640

    ta có PTCBN:Qthu=Qtoa

    =>74100=42000m1+2640

    =>71460=42000m1=>m1~1,7kg

      bởi Nguyễn Thanh Huyền 18/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • bài 1 : 3 vật có cùng khối lượng cùng tỏa ra lượng nhiệt như nhau thì độ giảm nhiệt độ của chúng giảm dần theo thứ tự là t1 > t3 >t2 . hãy so sánh nhiệt dung riêng c1 , c2,c3 
    Bài 2 : 
     Thả 3 vật được làm bằng nhôm , kẽm ,sắt có cùng khối lượng và cùng được nung đến 100 độ C vào trong 3 cốc nước lạnh giống nhau ở nhiệt độ t . So sánh nhiệt độ cuối cùng của nước ở trong 3 cốc khi xảy ra sự cân bằng nhiệt . Biết nhiệt dung riêng  của chúng lần lượt là 880J/kg.K ; 210J/kg.K ; 40J/kg.k  

    Bài 3 : 
     Người ta thả 3kg đồng ở 25 độ C vào 1 ấm nhôm có khối lượng bằng 300g đựng nước sôi . Khi xảy ra sự cân bằng nhiệt thì nhiệt độ của hỗn hợp là 90 độ C . Biết nhiệt dung riêng của đồng , nhôm và nước lần lượt là 380 J/kg.K , 880J / kg.K ; 4200J/kg.K Tính khối lượng nước ở trong ấm

    giúp em vs ạ !
      bởi Nguyễn Tiểu Ly 23/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • bài 1:theo mình thì bài 1 thế này:

    do chúng tỏa ra nhiệt lượng bằng nhau nên:

    Q1=Q3

    \(\Leftrightarrow m_1C_1t_1=m_3C_3t_3\)

    \(\Leftrightarrow C_1t_1=C_3t_3\)

    do t1>t3 nên C3>C1(1)

    ta lại có:

    do ba chất tỏa ra nhiệt lượng bằng nhau nên:

    \(Q_2=Q_3\)

    \(\Leftrightarrow m_2C_2t_2=m_3C_3t_3\)

    \(\Leftrightarrow C_2t_2=C_3t_3\)

    do t3>t2 nên C2>C3(2)

    từ (1) và (2) ta suy ra C2>C3>C1

      bởi Đời Phiêu Lãng 23/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một cục nước đá có khối lượng 200g ở nhiệt độ - 10*C : a/ Để cục nước đá chuyển hoàn toàn sang thể hơi ở 100*C thì phải cần một nhiệt lượng là bao nhiêu kJ ? Cho nhiệt dung riêng của nước và nước đá là C1 = 4200J/kg.K ; C2 = 1800 J/kg.K. Nhiệt nóng chảy của nước đá là λ = 3,4.105 J/kg ; nhiệt hoá hơi của nước là L = 2,3.106 J/kg.b/ Nếu bỏ cục nước đá trên vào ca nhôm đựng nước ở 20*C thì khi có cân bằng nhiệt, người ta thấy có 50g nước đá còn sót lại chưa tan hết. Tính khối lượng nước đựng trong ca nhôm lúc đầu biết ca nhôm có khối lượng 100g và nhiệt dung riêng của nhôm là C3 = 880 J/kg.K ? ( Trong cả hai câu đều bỏ qua sự mất nhiệt vời môi trường ngoài )

     

      bởi Lê Thánh Tông 01/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 200g=0,2kg

    50g=0,05kg

    100g=0,1kg

    ta có phương trình cân bằng nhiệt:

    Qtỏa=Qthu

    \(\Leftrightarrow Q=m_1C_1\left(0--10\right)+m_1\lambda+m_1C_2\left(100-0\right)+m_1L\)

    \(\Leftrightarrow Q=3600+68000+84000+460000\)

    \(\Leftrightarrow Q=615600J\)

    nếu bỏ cục nước đá vào nước thì phương trình cân bằng nhiệt là:

    Qtỏa=Qthu

    \(\Leftrightarrow Q_n+Q_{nh}=Q_{nđ}\)

    \(\Leftrightarrow Q_2+Q_3=Q_1\)

    \(\Leftrightarrow m_2C_2\left(t_2-t\right)+m_3C_3\left(t_3-t\right)=m_1C_1\left(t-t_1\right)+\left(m_1-0,05\right)\lambda\)

    \(\Leftrightarrow4200m_2\left(20-0\right)+88\left(20-0\right)=360\left(0--10\right)+3,4.10^5\left(0,2-0,05\right)\)

    \(\Leftrightarrow84000m_2+1760=54600\)

    \(\Rightarrow m_2=0,63kg\)

      bởi Đặng Ánh 01/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Giúp mình vs các bạn

    Bỏ một vật rắn m=100g nhiệt độ là 100°c vào 500g nước ở nhiệt độ 15°c thì nhiệt độ sau cùng của vật rắn là 16°c. Thay nước bằng 800g chất lỏng khác ở 10°c thì nđộ sau cùng là 13°c. Tìm NDR vật rắn và của chất lỏng. Biết NDR nước là 4200J/kg. K

      bởi can chu 08/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Có phương trình cân bằng nhiệt:

    \(Q_1=Q_2\Leftrightarrow0,1.c_1.\left(100-6\right)=0,5.4200\left(16-15\right)\)

    \(\Leftrightarrow8,4.c_1=2100\Rightarrow1=\frac{250J}{kg.K}\)

    Thay nước bằng chất lỏng khác ta có :

    \(Q_1'=Q_3\Leftrightarrow0,1.250\left(100-13\right)=0,8.C_3\left(13-10\right)\)

    \(\Leftrightarrow2175=2,4.c_3\Leftrightarrow c_3=906,25\frac{J}{kg.K}\)

      bởi Nguyễn Thị Kim Nguyên 08/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • D. Nhiệt độ của miếng đồng truyền cho nước cao nhất, rồi đến miếng nhôm, miếng chì.
      bởi thùy trang 15/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Ai giúp mk vs.

    Thả 1 quả cầu = thép có m= 0,5kg ở n.độ là 120vào 1 chậu chứa 20kg nước ở n.độ 25 thì khi có CBN n.độ của nước tăng lên bao nhiêu ? Biết rằng phần nhiệt lượng tỏa vào môi trường ko đáng kể

      bởi thi trang 22/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • ta có phương trình cân bằng nhiệt:

    Q1=Q2

    \(\Leftrightarrow m_1C_1\left(t_1-t\right)=m_2C_2\left(t-t_2\right)\)

    \(\Leftrightarrow230\left(120-t\right)=84000\left(t-25\right)\)

    giải phương trình ta có:

    t=25.26 độ C

    vậy nhiệt độ nước tăng lên là 25.26-25=0.26 độ C

     

      bởi Kiều Huynh 22/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF