YOMEDIA
NONE

Nói đến nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K có ý nghĩa gì?

Nói đến nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K có ý nghĩa gì?

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (37)

  • Nói đến nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K có ý nghĩa la muon cho 1kg nuoc nong len them 1\(^0C\) thi can cung cap cho nuoc 1 nhiet luong la 4200J

      bởi Nguyễn Bảo Hòa 20/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Nhiệt lượng là gì ? Tại sao đơn vị của nhiệt lượng là J?

      bởi Mai Trang 21/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Nhiệt lương là phần nhiệt năng mà bật nhận thêm vào hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.

    Trước đây, người ta chưa tìm ra sự thống nhất giữa năng lượng (gồm nhiệt lượng và các loại năng lượng khác) và công. Vì thế, đơn vị đo năng lượng là calo. Jun đã làm thí nghiệm để chứng minh sự thống nhất giữa chúng. Vì thế, người ta chọn đơn vị đo năng lượng và công là Jun theo tên ông.

      bởi Nguyễn Thanh Huyền 21/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Có mấy cách làm thay đổi nhiệt năng? Tìm ví dụ cho mỗi cách?

      bởi minh dương 22/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • có 2 cách làm thay đổi nhiệt năng

    + thực hiện công: trong quá trình này chỉ có thể làm tăng nhiệt năng trong quá trình này chỉ có sự thực hiện công và 1 phần cơ năng sẽ chuyển hóa thành nhiệt năng

    +truyền nhiệt:có thể làm tăng hay giảm nhiệt năng của vật trong quá trình này chỉ có sự truyền nhiệt

      bởi NGuyễn Hoàn 22/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tại sao khi mở lọ nước hoa trong lớp học thì cả lớp đều ngửi thấy mùi nước hoa?

      bởi Lê Nguyễn Hạ Anh 23/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Do hiện tượng khuếch tán mà các phân tử nước hoa hòa trộn với các phân tử không khí, mặt khác các phân tử nước hoa và các phân tử không khí luôn chuyển động hỗn độn không ngừng nên do đó mùi nước hoa lan tỏa khắp phòng.

      bởi Nguyenba Son 24/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Hãy dùng phương trình cân bằng nhiệt để tính nhiệt độ của hỗn hợp nước gồm 200g nước đang sôi đổ vào 300g nước đang sôi ở 35°C.

      bởi cuc trang 26/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Sửa đề: Hãy dùng phương trình cân bằng nhiệt để tính nhiệt độ của hỗn hợp nước gồm 200g nước đang sôi đổ vào 300g nước ở 35°C.

    tóm tắt:

    \(m_1=200\left(g\right)=0,2\left(kg\right)\\ m_2=300\left(g\right)=0,3\left(kg\right)\\ t_1=100^0C\\ t_2=35^0C\\ t=?\)

    Giải

    theo PT cân bằng nhiệt ta có:

    \(Q_{tỏa}=Q_{thu}\Rightarrow\\ m_1\cdot c\cdot\Delta t_1=m_2\cdot c\cdot\Delta t_2\\ \Rightarrow m_1\cdot\left(t_1-t\right)=m_2\cdot\left(t-t_2\right)\\ \Rightarrow0,2\cdot\left(100-t\right)=0,3\left(t-35\right)\\ \Rightarrow20-0,2t=0,3t-10,5\\ \Rightarrow20+10,5=0,3t+0,2t\\ \Rightarrow30,5=0,5t\\ \Rightarrow t=\dfrac{30,5}{0,5}=61^0C\)

    Vậy nhiệt độ của hỗn hợp nước là 61 độ C

      bởi Nguyễn Hoàng Phúc 26/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tính nhiệt lượn cần truyền cho 5kg đồng để tăng nhiệt độ từ 20°C lên 50°C. Biết nhiệt dung riêng của đồng là 380(J/Kg.K)

      bởi bach dang 28/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • \(m=5\left(kg\right)\\ c=380\left(\dfrac{J}{Kg.K}\right)\\ t_1=20^0C\\ t_2=50^0C\\ Q=?\)

    nhiệt lượng cần truyền cho đồng là:

    \(Q=m\cdot c\cdot\Delta t=m\cdot c\cdot\left(t_2-t_1\right)=5\cdot380\cdot\left(50-20\right)=57000\left(J\right)\)

    Vậy nhiệt lượng cần truyền cho đồng là 57000J

      bởi Ngoác Kế 28/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu 1: Thả vào 1 cục nước nóng. Hỏi nhiệt năng của cục nước đá và nước trong ly thay đổi thế nào?

    Câu 2: Về mùa Đông nếu mặc nhiều áo mỏng ta có cảm giác ấm hơn so với mặt một áo chiếc áo dày?

    Câu 3: Tại sao khi rót nước sôi vào cốc thủy tinh thì cốc dày dễ vỡ hơn cốc mỏng? Muốn côc khỏi bị vỡ khi rót nước sôi vào thì làm thế nào?

    Câu 4: Tại sao về mùa hè ta nên mặc áo màu sáng không nên mặc áo màu sẫm?

    Câu 5: Trong môi trường chất rắn và chân không có xảy ra hiện tượng đối lưu hay không? Vì sao?

    Câu 6: Cân đổ bao nhiêu lít nước sôi và bao nhiêu lít nước lạnh ở 20oc để có 10l nước ấm 40oc

    Câu 7: Một học sinh thả 300g chỉ ở 100oc vào 250g nước ở 58.5oc làm cho nước nóng lên tới 60oc

    a) Hỏi nhiệt độ của chì ngay khi có cần bằng nhiệt

    b) Tính nhiệt lượng nước thu vào

    c) Tính nhiệt chung riêng của chì

    Câu 8: Một ấm nhôm có m = 500g chứa 2 kg nước ở 25oc, Người ta thả vào ấm 1 thanh nhôm m = 500g đã được nung nóng đến 120oc

    a) Tính nhiệt độ cân bằng của hỗn hợp

    b) Tính nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi ấm nước trên (khi chưa thả thanh Al)

    Câu 9: Thả 1 quả cầu Al có m = 0.2kg được đun nóng tới 100oc vào cốc nước ở 20oc. Sau 1 thời gian nhiệt độ của hệ nước bằng 27oc

    a) Tính Q do quả cầu tỏa

    b) Tính mH2O trong cốc

      bởi hoàng duy 31/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu 1 : Khi thả cục nước đá vào ly nước nóng :

    + Nhiệt năng của cục nước đá tăng.

    + Nhiệt năng của ly nước nóng giảm.

    Câu 2 : Vì ở giữa áo dày (cấu tạo từ các nguyên tử, phân tử) có các khoảng cách, khi mặc nhiều áo mỏng => nhiều áo mỏng hợp vào sẽ làm giảm đi các khoảng cách của các nguyên tử, phân tử, làm cho không khí không thoát ra được => ấm hơn 1 cái áo dày.

    Câu 3 : Vì cốc dày có lớp thủy tinh dày, khi rót nước vào cốc, nhiệt độ trong lòng cốc thủy tinh thay đổi đột ngột, trong khi nhiệt độ ngoài cốc thủy tinh vẫn chưa thay đổi => dễ vỡ. Còn ở cốc thủy tinh mỏng, khi đổ nước vào nhiệt độ cả trong lẫn ngoài lập tức thay đổi => không vỡ.

    Câu 4 : Câu hỏi của Kim Hương - Vật lý lớp 8 | Học trực tuyến

    Câu 5 : Trong môi trường chất rắn và chân không thì không xảy ra hiện tượng đối lưu vì đối lưu là sự truyền nhiệt năng giữa các dòng chất lỏng và chất khí, còn vì chân không là môi trường không có phân tử khí nào còn trong chất rắn các phân tử kiên kết nhau rất chặt chẽ, chúng không thể di chuyển thành dòng được.

      bởi Đàm Thùy Chi Chi 31/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu 1 : Một ấm nhôm có khối lượng 500g chứa 2 lít nước . Tính nhiệt lượng cần thiết để đun sôi nước . Biết nhiệt độ ban đầu của nước và ấm là 300 C .
    Câu 2 : Thả một quả cầu nhôm có khối lượng 0,5kg đã được nung nóng tới 1000 C vào một cốc nước . Sau một thời gian , nhiệt độ của quả cầu và nước đều bằng 300 C . Coi như chỉ có quả cầu và nước trao đổi nhiệt với nhau . Biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880J.kg.K
    a. Nhiệt lượng do quả cầu tỏa ra có thể nhận giá trị nào ?

    b. Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt , tính nhiệt lượng của nước trong cốc thu vào
    Giúp em với ạ

      bởi Thiên Mai 04/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu 1

    Tóm tắt:

    m1= 500g

    V2= 2l => m2= 2kg

    t1= 30°C

    t2= 100°C

    ------------------

    Nhiệt lượng cần thiết để ấm nhôm nóng tới 100°C là:

    Q1= m1*C1*(t2-t1)= 0,5*880*(100-30)= 30800(J)

    Nhiệt lượng cần thiết để nước trong ấm nóng tới 100°C là:

    Q2= m2*C2*(t2-t1)= 2*4200*(100-30)= 588000(J)

    Nhiệt lượng tối thiểu đẻ đun sôi cả ấm nước là:

    Q= Q1+Q2= 30800+588000= 618800(J)= 618,8(kJ)

    =>> Vậy muốn ấm nước sôi thì cần một nhiệt lượng là 618,8(kJ)

      bởi Lê Tấn Vương 04/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một thỏi nước đá có khối lượng 400g, nhiệt độ -10oC. Biết nhiệt dung riêng của nước đá là 1800J/kg.K, của nước là 4200J/kg.K, nhiệt nóng chảy của nước là 34.104J/kg, nhiệt hóa hơi của nước là 23.105J/kg.

    a) Tính nhiệt lượng cần cung cấp để thỏi nước đã chuyển hóa hoàn toàn thành hơi nước 100oC.

    b) Nếu bỏ thỏi nước đá vào một cái xô nhôm chữa nước cùng có nhiệt độ 20oC. Sau khi cân bằng nhiệt thì trong xô còn lại một cục nước đá có khối lượng 100g. Tính khối lượng nước có trong xô lúc đầu, khối lượng của xô là 100g, nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.K

      bởi thu trang 08/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • a) Nhiệt lượng cần cung cấp để khối đá tăng từ t1 = -10oC đến t2 = 0 oC là:

    gọi c1 là ndung riêng của nước đá ; c2 là ndung riêng của nước

    m = 400g = 0,4 kg là khối lượng của khối đá

    Nhiệt lượng cần cung cấp để đá tăng nhiệt độ

    Q1 = m.c1.(t2 - t1) = 0,4.1800.(0 - (-10)) = 7200 (J)

    Nhiệt lượng cần cung cấp để lượng đá ấy tan thành nước ở 0oC là:

    Q2 = m\(\lambda\)= 0,4.34.104 = 136000 (J)

    Nhiệt lượng cần cung cấp để nước đá ở t3=0o C nóng đến t4 = 100oC là:

    Q3 = m.c.( t4 - t3 ) = 0,4.4200.100=168000(J)

    Nhiệt lượng để lượng nước ở 100o C hóa hơi hết là;

    Q4 = m.L = 0,4.23.105 = 920000 (J)

    Tổng nhiệt lượng cần cung cấp để 400g nước đá hóa thành hơi nước 100oC là:

    Q = Q1 + Q2 + Q3 + Q4 = 7200 + 136000 + 168000 + 920000 = 1231200 (J)

    b) vì sau khi cân bằng thì còn lại 100g cục nước đá nên nhiệt độ cân bằng của hệ là 0oC và có 300g cục nước đá đã tan hoàn toàn thành nước đá ở 0oC

    m2 = 300g = 0,3 (kg)

    Nhiệt lượng cần thu để 0,3 kg cục nước ở 0oc đá tan hoàn toàn thành nước đá ở 0oC là:

    Q5 = m2. \(\lambda\) = 0,3.34.104 = 102000 (J)

    Tổng nhiệt lượng cục nước đá đã thu vào là:

    Qthu = Q1 + Q5 = 7200 + 102000= 109200 (J)

    Ta có Qthu = Qtoa =109200 J

    mnhom = 100g = 0,1 kg

    mà Qtoa = (mnhom.cnhom + mnuoc.cnuoc)(tnuoc - t2)

    109200 = (0,1.880 + mnuoc.4200)(20-0)

    109200 = (88 + 4200mnuoc).20

    mnuoc = 1,28kg

      bởi Đinh Hương Ly 08/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • câu 1: phải đốt cháy hoàn toàn 120g dầu mới đun sôi được 10 lít nước từ 25 độ C. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K,năng suất tỏa nhiệt của dầu là 44.106J/kg. Hiệu suất của bếp dầu dùng để đun nước là bao nhiêu?

    câu 2 : Dùng 20g than đa để đun 8 lít nước. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K,năng suất tỏa nhiệt của than đá là 27.106J/kg, bỏ qua mọi mất mát nhiệt. Độ tăng nhiệt độ của nước là bao nhiêu?

    giúp minh nha

      bởi Thiên Mai 12/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • \ 1 /

    Tóm tắt

    m1 = 120g = 0,12kg

    V2 = 10l \(\Rightarrow\) m2 = 10kg

    t1 = 25oC ; t2 = 100oC

    c = 4200J/kg.K ; q = 44.106J/kg

    Hỏi đáp Vật lý

    H = ?

    Giải

    Nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn m1 = 0,12kg dầu hỏa (nhiệt lượng toàn phần) là:

    \(Q_{tp}=m_1.q=0,12.44.10^6=5280000\left(J\right)\)

    Nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi m2 = 10kg từ t1 = 25oC (nhiệt lượng có ích) là:

    \(Q_{ci}=m_2.c\left(t_2-t_1\right)=10.4200\left(100-25\right)=3150000\left(J\right)\)

    Hiệu suất của bếp dầu hỏa dùng để đun nước là:

    \(H=\dfrac{Q_{tp}}{Q_{ci}}\cdot100=\dfrac{3150000}{5280000}\cdot100\approx59,66\%\)

      bởi đoàn triệu vĩ 12/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Qthu = m.c.(t2 _t1) Trong do: m la khoi luong cua vat (kg )

    c la nhiêt dung rieng cua vat (J/kg.k) t2_t1 la do tang nhiet do (0c ) Qthu la nhiet luong vât thu vao (J )

      bởi Nguyễn Thị Mai Linh 17/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tính nhiệt lượng cần cung cấp cho 0,5kg nước trog tự nhiên, đến nhiệt độ sôi

      bởi Tram Anh 23/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Khi đỏ nước vào ấm thì xảy ra sự cân bằng nhiệt nên cả ấm và nước đều có nhiệt độ là 25 độ C
    Dể nước sôi thì cả ấm và nước đều đạt tới 100 độ C (vì khi chỉ có nước nóng tới 100 độ C còn ấm không tới thì cân bằng nhiệt sẽ xảy ra làm nước không đạt tới 100 độ C)
    Nhiệt lượng để ấm nóng tới 100 độ C là: 0,5*880*(100-25)=33000 (J)
    Đổi 2l nước <=> 2kg nước (vì nước có khối lượng riêng là 1000kg/m3)
    Nhiệt lượng để nước nóng tới 100 độ C là: 2*4200*(100-25)=630000 (J)
    Nhiệt lượng để đun sôi ấm nước là: 33000+360000=663000 (J)

      bởi Quỳnh Như 23/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • câu 1:ta biết trấu và thùng xốp là nhưng vật giữ nhiệt tốt nên khi bỏ đá vào thùng hay xốp vùi vào trấu thì nước đá sẽ bị giữ nhiệt lại nên lâu tan

    câu 2: vì kim loại là chất dẫn nhiệt tốt nên khi ta đốt nóng 1 đầu của thanh kim loại thì nhiệt sẽ mau chóng truyền đến đầu kia của thanh kim loại làm đầu kia nóng lên

      bởi Phuong Tranng 01/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Người ta nung nóng miếng đồng có khối lượng 300g ở 30oC đến 250oC rồi bỏ miếng đồng vào cốc nước có nhiệt độ 20oC. Khi bắt đầu có sự cân bằng nhiệt, nhiệt độ của nước là 60oC

    a. Tính nhiệt lượng cần truyền cho miếng đồng?

    b. Tính khối lượng của nước chứa trong cốc?

      bởi Huong Duong 07/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt

    m1 = 300g = 0,3kg ; t1 = 30oC

    t2 = 250oC ; c1 = 380J/kg.K

    t3 = 20oC ; c2 = 4200J/kg.K

    __________________________________

    a) Q = ?

    b) m2 = ?

    Giải

    a) Nhiệt lượng cần truyền cho miếng đồng để nó tăng nhiệt độ từ t1 = 30oC lên t2 = 250oC là:

    \(Q=m_1.c_1\left(t_2-t_1\right)\\ =0,3.380\left(250-30\right)=25080\left(J\right)\)

    b) Khi bỏ miếng đồng có nhiệt độ t2 = 250oC vào nước có nhiệt độ t3 = 20oC thì miếng đồng truyền nhệt lượng cho nước.

    Nhiệt lượng miếng đồng tỏa ra khi hạ nhiệt độ từ t2 = 250oC xuống t = 60oC là:

    \(Q_{tỏa}=m_1.c_1\left(t_2-t\right)=0,3.380\left(250-60\right)=21660\left(J\right)\)

    Nhiệt lượng nước thu vào khi tăng nhiệt độ từ t3 = 20oC lên t = 60oC là (bỏ qua nhiệt lượng cốc thu vào)

    \(Q_{thu}=m_2.c_2\left(t-t_3\right)=m_2.4200\left(60-20\right)=168000m_2\left(J\right)\)

    Theo phương trình cân bằng nhiệt:

    \(Q_{tỏa}=Q_{thu}\\ \Rightarrow21660=168000m_2\\ \Rightarrow m_2\approx0,1289\left(kg\right)\)

    Vậy khối lượng nước trong cốc là 0,1289kg

      bởi Đoàn Mỹ Ánh 07/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • công thức tính hiệu suất, ghi đơn vị
    Vật lí 8

      bởi Phạm Khánh Ngọc 14/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • \(H=\dfrac{A_{ci}}{A_{tp}}.100\%\)
    Trong đó : H là Hiệu suất
    Aci là Công có ích
    Atp là công toàn phần
    ...............................
    Đơn vị là %

      bởi Nguyễn Phương 14/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1) Nhiệt lượng cần truyền cho 0,2kg nước đang ở 4độ C đến 100độ C sẽ là
    A 80640J
    B 60400J
    C 60800J

    D 48600J
    2) Nhiệt năng của vật tăng khi nào?
    A Khi vật chuyển động nhanh lên
    B khi nhiệt độ của vật càng cao
    C Khi vật truyền nhiệt cho vật khác
    D Khi vật thực hiện công lên vạt khác
    3) Trong quá trình cơ học động năng và thế năng có thể chuyển hoá lẫn nhau, nhưng(1)......

      bởi thùy trang 22/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1) Nhiệt lượng cần truyền cho 0,2kg nước đang ở 4độ C đến 100độ C sẽ là
    A 80640J
    B 60400J
    C 60800J

    D 48600J
    2) Nhiệt năng của vật tăng khi nào?
    A Khi vật chuyển động nhanh lên
    B khi nhiệt độ của vật càng cao
    C Khi vật truyền nhiệt cho vật khác
    D Khi vật thực hiện công lên vạt khác
    3) Trong quá trình cơ học động năng và thế năng có thể chuyển hoá lẫn nhau, nhưng(1) cơ năng được bảo toàn

      bởi Trần Hoàng Đương 22/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu 1: Một động cơ của máy bơm nước có ghi 2,5HP.

    a)con số dó có ý nghĩa gì.

    b) nếu dùng máy đó thì sau 1h24ph bơm được bao nhiêu m^3 nước lên cao 3,6m? Biết hiệu suất của dộng cơ là 80% và trọng lượng riêng của nước là 10000Nm^3

    Câu 2: Hai vật có cùng nhiệt độ và cùng khối lượng được làm bằng những chất khác nhau. Hỏi nhiệt năng của chúng có khác nhau không? Tại sao?

      bởi Nguyễn Trà Giang 30/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • mình chưa xem qua nhưng thử trả lời xem nhé

    a) con số này có nghĩa là động cơ của máy bơm nước có mã lực là 2,5 HP (hay công suất là 2,5.736=1840(W))

      bởi Dương Bùi 30/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • khi am nuoc dat den 40c thi nguoi ta bo vao am nuoc mot thoi dang co khoi luong la1,5kg dang o nhiet do 80c . hoi khi can bang nhiet xay ra thi nhiet do cua nuoc trong am luc na la bao nhieu ?cho biet nhiet dung rieng cua dong la 380

      bởi Goc pho 07/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Mình viết lại đầu bài cho dễ đọc:

    * Khi ấm nước đạt đến 40ºC thì người ta bỏ vào ấm nước một thỏi đồng có khối lượng là 1,5kg đang ở nhiệt độ 80ºC. Hỏi khi cân bằng nhiệt xảy ra thì nhiệt độ của nước trong ấm lúc này là bao nhiêu? Biết nhiệt dung riêng của đồng là 380 J/kg.K

      bởi Nguyễn Thị Thu Sương 07/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Phải pha bao nhiêu lít nước ở 20'C vào 3 lít nước ở 100'C để nước pha có nhiệt độ là 40'C.

      bởi Lê Tường Vy 16/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt:

    \(t_1=20^oC\\ t_2=100^oC\\ t=40^oC\\ V_2=3\left(l\right)=>m_2=3\left(kg\right)\\ c=4200\dfrac{J}{kg}.K\\ ------------------\\ V_1=?\left(l\right)\)

    Giaỉ:

    Theo PT cân bằng nhiệt, ta có:

    \(Q_{thu}=Q_{tỏa}\\ < =>m_1.c.\left(t-t_1\right)=m_2.c.\left(t_2-t\right)\\ < =>4200m_1\left(40-20\right)=3.4200.\left(100-40\right)\\ < =>84000m_1=756000\\ =>m_1=\dfrac{756000}{84000}=9\left(kg\right)\)

    \(=>V_1=9\left(l\right)\)

      bởi Hoàng Tuấn 16/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Khi ta đặt bàn tay gần và ngang với ấm nước nóng, tay ta có cảm giác ngóng. Nhiệt năng đã truyền từ ấm nước đến tay ta bằng cách:

    A. Dẫn nhiệt

    B. Đối lưu

    C. Bức xạ nhiệt

    D. Dẫn nhiệt, đối lưu

      bởi Mai Trang 26/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Khi ta đặt bàn tay gần và ngang với ấm nước nóng, tay ta có cảm giác ngóng. Nhiệt năng đã truyền từ ấm nước đến tay ta bằng cách:

    A. Dẫn nhiệt

    B. Đối lưu

    C. Bức xạ nhiệt

    D. Dẫn nhiệt, đối lưu

      bởi Trần Thị Gia Phúc 26/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF