YOMEDIA
NONE

Tại sao khi đặt cốc nước lạnh lên bàn, sau một lúc ngoài thành cốc lại xuất hiện những giọt nước?

Tại sao khi đặt cốc nước lanh lên bàn, sau một lúc ngoài thành cốc lại xuất hiện những giọt nước?oho

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (19)

  • Trong không khí luôn có hơi nước ( ẩm kế thường chỉ 80% ). Và khi những phân tử hơi nước chuyển động khuyếch tán va chạm tiếp xúc với thành ly, do thành ly có nhiệt độ thấp nên bị ngưng đọng thành giọt nước. 
    Hơi nước trong không khí cũng tiếp xúc với mặt bàn nhưng mặt bàn có nhiệt độ cao ( cân bằng với nhiệt độ môi trường ) nên không có sự ngưng tụ thành giọt nước. Thực tế thì vẫn có nhưng nó lại bị bốc hơi ngay tức thì và tốc độ Ngưng tụ - Bốc hơi luôn cân bằng, nên không kết tụ thành giọt.

      bởi Nguyễn Kiều 14/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Thế nào là sự bay hơi ? Thế nào là sự sôi?

    giúp mình nhahaha

      bởi Nguyễn Trung Thành 15/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Sự bay hơi là sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi

    Sự sôi là sự hiện tượng nước bay hơi trên mặt chất lỏng và trong lòng chất lỏng

      bởi Đỗ Văn Anh Lộc 15/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Lấy một lon nước ngọt trong tủ lạnh và đặt trong phòng ấm. Sau một thời gian thấy giọt nước nhỏ li ti ngoài thành lon để một lúc những giọt nước nhỏ này biến mất. Hãy giải thích tại sao?

      bởi Goc pho 16/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Khi điều kiện áp suất không đổi, thì giá trị của độ ẩm tương đối của không khí không đổi tỷ lệ thuận với nhiệt độ. Và khi nhiệt độ đạt điểm tới hạn thì ta có độ ẩm tương đối của không khí đạt mức 100%. Điểm này gọi là ĐIỂM SƯƠNG, nghĩa là hơi nước ngưng thành nước. 
    Chai nước lạnh mang từ tủ mát ra đã đưa nhiệt độ của không khí áp thành chai đến ĐIỂM SƯƠNG, và hơi nước trong không khí tại đó đã "hóa lỏng" thành nước đọng lên thành chai.

      bởi Rồng Nguyễn 16/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Hai cốc thủy tinh chồng nên nhau bị khít lại, muốn tách rời hai cốc ra thì phải làm thế nàooho

      bởi hồng trang 17/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Cách tách hai chiếc cốc ra: Ngâm chiếc cốc phía dưới trong một thau nước nóng, rót nước lạnh vào chiếc cốc phía trên. Do sự dãn nở do nhiệt nên cốc phía dưới sẽ nở ra, cốc phía trên co lại nên có thể tách hai chiếc cốc ra dễ dàng.

      bởi lê thị soa phin 17/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Hãy so sánh sự bay hơi và sự sôi

      bởi Nguyễn Hạ Lan 19/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • -Sự bay hơi là quá trình hoá hơi xảy ra ở mặt thoáng của chất lỏng. Các phân tử của chất lỏng chuyển động vì nhiệt, một số phần tử ngẫu nhiên có vận tốc lớn hơn vận tốc trung bình và đủ lớn để thắng được lực hút tác dụng lên nó, hướng về phía trong chất lỏng.

    Do có vận tốc lớn và hướng ra ngoài, những phần tử ấy sẽ đi qua mặt thoáng, ra ngoài chất lỏng và trở thành phần tử hơi của chính chất ấy. Đó là quá trình bay hơi.

    -Sự sôi là một sự bay hơi đặc biệt. trong suốt thời gian sôi, nước vừa bay hơi vào các bọt khí vừa bay hơi trên mặt thoáng. Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của nước không thay đổi.

    -Sự bay hơi có thể xảy ra ở nhiệt độ bất kỳ, còn sự sôi chỉ xảy ra tại một nhiệt độ nhất định tùy theo chất lỏng

      bởi Nguyễn Hải Long 19/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Giải thích tại sao khi trồng chuối mía người ta thượng phạt bớt lá đi?

    giải thích dùm mình nha sắp thi rồieoeo 

      bởi Bánh Mì 22/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  •  Khi trồng chuối( hoặc trồng mía)người ta phải phạt bớt lá để giảm bớt sự bay hơi,làm cây ít bị mất nước(do lúc mới trồng chuối rễ chuối còn chưa phát triển khỏe mạnh nên ko thể hút nước được) 

      bởi nguyễn thu hà 22/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tại sao người ta dùng nhiệt độ của nước đá đang tan và hơi nước đang sôi để làm mốc đo nhiệt độ? T^T

     

      bởi Lê Tường Vy 25/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Qua nhiều lần thí nghiệm với nhiều chất khác nhau, các nhà vật lý đã nhận thấy là nước có những điều đặc biệt về sự nóng chảy và sự sôi: 

    - Trong suốt thời gian nước đá tan, nhiệt độ không thay đổi (Từ thể đặc sang thể lỏng luôn là một nhiệt độ duy nhất cho đến khi nước đá tan hoàn toàn) 

    - Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của nước cũng không hề thay đổi (từ thể lỏng sang thể khí luôn là một nhiệt độ duy nhất cho đến khi nước bay hơi hoàn toàn) 

    Từ đó, người ta lấy hai cột mốc: Nước đá đang tan và nước đang sôi để làm chuẩn cho hai giới hạn nhiệt độ : 0 Độ C và 100 độ C.

      bởi Nguyễn Văn Thế 25/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tại sao người ta lại chọn nhiệt độ của hơi nước đang sôi để làm một mốc chia độ?

      bởi Cam Ngan 28/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Qua nhiều lần thí nghiệm với nhiều chất khác nhau, các nhà vật lý đã nhận thấy là nước có những điều đặc biệt về sự nóng chảy và sự sôi: 

    - Trong suốt thời gian nước đá tan, nhiệt độ không thay đổi (Từ thể đặc sang thể lỏng luôn là một nhiệt độ duy nhất cho đến khi nước đá tan hoàn toàn) 

    - Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của nước cũng không hề thay đổi (từ thể lỏng sang thể khí luôn là một nhiệt độ duy nhất cho đến khi nước bay hơi hoàn toàn) 

    Từ đó, người ta lấy hai cột mốc: Nước đá đang tan và nước đang sôi để làm chuẩn cho hai giới hạn nhiệt độ : 0 Độ C và 100 độ C.

      bởi Đặng Huyền 28/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • - 32 độ F đổi sang độ C thì lamk sao?

      bởi Nguyễn Tiểu Ly 02/12/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • \(-32^oF=\frac{-32-32}{1,8}=\frac{-64}{1,8}\approx35,56^oC\)

      bởi Trần Đức 02/12/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF