YOMEDIA
NONE

Một người đứng tuổi khi nhìn những vật ở xa thì không phải đeo kính nhưng khi đeo kính (sát mắt) có tụ số 1dp thì đọc được trang sách đặt gần nhất là 25cm.

a)  Xác định vị trí của các điểm cực viễn và cực cận của mắt người này.

b) Xác định độ biên thiên của độ tụ mắt người này từ trạng thái không điều tiết đến điều tiết tối đa.

c)  Người này bỏ kính ra và dùng một kính lúp trên vành có ghi X8 để quan sát một vật nhỏ (lấy Đ = 25cm). Mắt cách kính 30cm.

Phải đặt vật trong khoảng nào trước kính? Xác định phạm vi biến thiên của độ bội giác ảnh.

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • a)  Vị trí của các điểm cực viễn và cực cận

    -  Điểm cực viễn Cv: Mắt nhìn rõ vật ở xa không đeo kính nên Cv ở xa vô cùng.

    -  Điểm cực cận Cc:

    +  Tiêu cự của kính: f  = \(\frac{1}{D}\text{ = }\frac{1}{1}\) = 1m = 100cm.

    +  Sơ đồ tạo ảnh:  A \(\xrightarrow{{{\text{O}}_{\text{k}}}}\) A’ (ảnh ảo, tại Cc)

    Ta có:  d = 25cm; d¢ = –OkCc = –OCc = \(\frac{df}{d-f}\) = \(\frac{25.100}{25-100}\) = –\(\frac{100}{3}\)cm.

    Suy ra: OCc = \(\frac{100}{3}\) = 33,33cm.

    Vậy: Điểm cực viễn Cv ở xa vô cực và điểm cực cận Cc cách mắt 33,33cm.

    b) Độ biên thiên của độ tụ mắt

    -   Độ tụ cực đại của mắt (khi quan sát tại Cc):

    Dmax = Dc = \(\frac{1}{{{f}_{c}}}\) = \(\frac{1}{O{{C}_{c}}}\) + \(\frac{1}{OV}\)

    -   Độ tụ cực tiểu của mắt (khi quan sát tại Cº \(\infty \)):

    Dmin = Dv = \(\frac{1}{{{f}_{v}}}\) = \(\frac{1}{O{{C}_{v}}}\) + \(\frac{1}{OV}\) =\(\frac{1}{\infty }\) + \(\frac{1}{OV}\) = \(\frac{1}{OV}\)

    -   Độ biến thiên độ tụ của mắt: \(\Delta D\) = Dmax – Dmin = \(\frac{1}{{{d}_{c}}}\) = \(\frac{1}{\frac{100}{3}}\) = 3dp.

    Vậy: Độ biến thiên độ tụ của mắt người này là \(\Delta D\) = 3dp.

    c)  Khoảng đặt vật trước kính và phạm vi biến thiên của độ bội giác ảnh

    -   Khoảng đặt vật trước kính:

    +  Tiêu cự của kính: f  = \(\frac{25}{8}\) = 3,125cm.

    +  Sơ đồ tạo ảnh: A \(\xrightarrow{{{\text{O}}_{\text{k}}}}\) A’ (ảnh ảo tại Cc hoặc Cv)

    +  Khi quan sát ở Cc:

    d¢ = \({{{d}'}_{c}}\) = –OkCc = –(OCc – \(\ell \)) = –(\(\frac{100}{3}\) – 30) = \(\frac{10}{3}\) = –3,33cm.

    d = dc = OkA = \(\frac{{{{{d}'}}_{c}}f}{{{{{d}'}}_{c}}-f}\) = \(\frac{(-\frac{10}{3}).3,125}{-\frac{10}{3}-3,125}\) = 1,61cm.

    +  Khi quan sát ở Cv: d¢ = \({{{d}'}_{v}}\) = –OkCv = –(OCv – \(\ell \)) = – \(\infty \).

    d = dv = f  = 3,125 cm \(\approx \) 3,13cm.

    Vậy: Khoảng đặt vật trước kính là 1,61cm \(\le \) d \(\le \) 3,13cm.

    -   Phạm vi biến thiên của độ bội giác ảnh

    +  Khi ngắm chừng ở Cc: Gc = \(\left| {{k}_{c}} \right|\) = \(\left| -\,\,\frac{{{{{d}'}}_{c}}}{{{d}_{c}}} \right|\) =  \(\left| -\,\,\frac{3,33}{1,61} \right|\) = 2,07.

    +  Khi ngắm chừng ở Cv\(\equiv \infty \): Gv = G\(\infty \) = \(\frac{}{f}\) =  \(\frac{O{{C}_{c}}}{f}\) = \(\frac{\frac{100}{3}}{3,125}\) = 10,67.

    Vậy: Phạm vi biến thiên của độ bội giác của ảnh là 2,07 \(\le \) G \(\le \) 10,67.

      bởi Thành Tính 17/02/2022
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF