YOMEDIA
NONE

Hình ảnh người phụ nữ trong văn học trung đại qua một số tác phẩm.

Hình ảnh người phụ nữ trong văn học trung đại qua một số tác phẩm.

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • Để tìm hiểu về hình ảnh người phụ nữ trong văn học trung đại, trước tiên ta cần nắm được bối cảnh xã hội thời bấy giờ. Có thể thấy, thời kì văn học trung đại là phân khúc đầu tiên của ba thời kì phát triển của văn học viết Việt Nam. Nó bắt đầu hình thành và phát triển trong khoảng mười thế kỉ (từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX) trong bối cảnh văn hóa, văn học vùng Đông Á, Đông Nam Á có quan hệ với nhiều nền văn học trong khu vực. Trong thời kì này, các nhà văn, nhà thơ cũng làm rất tốt vai trò của người phản ánh hiện thực cuộc sống, bên cạnh đó còn thể hiện các mối quan hệ của con người với tự nhiên, với quan hệ quốc gia dân tộc, với xã hội và với chính bản thân mình.

    Để làm tròn những vai trò ấy, các tác giả đã cố gắng đặt tác phẩm của mình vào trong bối cảnh xã hội. Đối với văn học trung đại, khi đặt vào phông nền của thế kỉ X – đến hết thế kỉ XIX, các nhà văn, nhà thơ đã tái hiện khá chân thực về một giai đoạn mà lịch sử, xã hội có rất nhiều biến động.

    Ở thế kỉ X, sự kiện Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng đã có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với lịch sử Việt Nam. Sự kiện đã giúp kết thúc ngàn năm đô hộ của giặc phong kiến phương Bắc, chính thức mở ra một thời kì độc lập, tự chủ cho dân ta. Về mặt chính trị, trong giai đoạn này chế độ phong kiến Việt Nam ra đời và phát triển và mang đặc trưng của thời kì tam giáo đồng nguyên đã góp phần thiết lập bộ máy quản lí nhà nước có chính sách và quy củ.

    Tuy nhiên, sau chiến thắng oanh liệt của vị tướng tài nhà Ngô, dân ta không chỉ dốc sức trong việc xây dựng đất nước mà lại phải tiếp tục hành trình rất dài trên sự nghiệp phá Tống, bình Nguyên, đuổi Minh với rất nhiều gian khó về sau.

    Sang thế kỉ XV đến hết thế kỉ XVII, nhà nước phong kiến triều Lê được ra đời và tồn tại rất thịnh trị trong lịch sử nước nhà. Nhà Lê lấy Nho giáo làm tôn chỉ để xây dựng chế độ nhưng đến thế kỉ XVIII thì có dấu hiệu khủng hoảng và sụp đổ không lâu sau đó.

    Từ thế kỉ XVII, sau sự kiện hai tập đoàn phong kiến đàng Trong đàng Ngoài và quân xâm lược Xiêm, Thanh bị đánh bại bởi nghĩa quân Tây Sơn, nhà Tây Sơn lên nắm quyền nhưng sau đó lại bị lật đổ bởi nhà Nguyên. Những tưởng dân ta sẽ được bình yên sau đó nhưng sự thật thì ở giai đoạn cuối thế kỉ XVII, nhưng vua Nguyễn lại ăn chơi xa xỉ khiến cho đời sống nhân dân vô cùng khổ cực, lầm than.

    Giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX đã cho thấy sự suy tàn rõ rệt của chế độ phong kiến nhưng lại chưa sụp đổ hoàn toàn. Sau đó, việt Nam bị thực dân Pháp xâm lược, người dân phải sống trong cảnh đất nước có sự tồn tại của chế độ xã hội nửa phong kiến nửa thực dân.

    Như vậy có thể thấy, song hành cùng với những biến động của lịch sử, văn học Việt Nam trong giai đoạn này cũng sẽ phần nào cho thấy bức tranh về đời sống của con người Việt Nam. Đó là một cuộc sống hiện hữu sự kiên cường, bất khuất của dân tộc với tinh thần yêu nước mạnh mẽ nhưng cũng đầy rẫy những bất hạnh, đau thương và mất mát đối với con người.

    Đặc biệt với người phụ nữ, họ không chỉ phải đối diện với hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt mà còn bị áp bức bởi những thế lực tàn bạo trong xã hội, mặc dù vậy họ vẫn cho thấy những nét đẹp cao quý của bản thân. Điều này sẽ được thể hiện qua ngòi bút của nhiều tác giả của thời đại nhưng tiêu biểu nhất có thể kể đến là trang viết của các tác giả như Nguyễn Dữ, Đặng Trần Côn, Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương…

      bởi thủy tiên 04/01/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON