Bình giảng bài Tiếng nói văn nghệ của Nguyễn Đình Thi.
Bình giảng bài Tiếng nói văn nghệ của Nguyễn Đình Thi.
Trả lời (1)
-
Nguyễn Đình Thi là một nghệ sĩ đa tài. Ông bước vào con đường sáng tác, hoạt động văn nghệ từ trước Cách mạng và đã để lại nhiều thành tựu đặc sắc về thơ, văn, kịch, âm nhạc, lí luận phê bình. Tiếng nói của văn nghệ là một tiểu luận được viết năm 1948, khi đất nước ta đang xây dựng một nền văn học nghệ thuật mới đậm đà bản sắc dân tộc, đại chúng, gắn liền với cuộc kháng chiến chống Pháp vĩ đại của nhân dân ta. Bài viết ít nhiều góp phần vào sự nghiệp chung ấy. Nội dung lí luận sâu sắc của văn bản được thể hiện qua những rung cảm chân thành của một trái tim nghệ sĩ lớn.
Bài tiểu luận này phân tích nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ nhằm khẳng định sức mạnh lớn lao của nó đối với đời sống con người. Bài viết có bố cục chặt chẽ, hệ thống lí lẽ và dẫn chứng của tác giả nêu ra nhằm xoay quanh ba luận điểm:
– Nội dung tiếng nói của văn nghệ.
– Vai trò của tiếng nói văn nghệ với đời sống.
– Khả năng cảm hóa, lôi cuốn của văn nghệ thật kì diệu – văn nghệ là tiếng nói của tình cảm, tác động tới mỗi con người qua những rung cảm sâu xa.
“Nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ”. Để làm sáng tỏ luận điểm này, Nguyễn Đình Thi có cách lập luận sâu sắc, giàu tính thuyết phục. Ông cho rằng: Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại, nhưng không phải là sự sao chép giản đơn, “chụp ảnh” nguyên xi thực tại ấy mà qua đó, tác giả sáng tạo nhằm gửi vào đó một cái nhìn mới mẻ, một lời nhắn nhủ của riêng mình. Nguyễn Đình Thi mượn hai câu thơ của Nguyễn Du: “Cỏ non xanh rợn chân trời – Cành lê trắng điểm một vài bông hoa” (Truyện Kiều) để làm luận chứng cho lí lẽ của mình. Hai câu thơ không chỉ dừng lại cách miêu tả đơn thuần về cảnh ngày xuân ở đồng bằng Bắc Bộ, mùa xuân Việt Nam, mà qua cách miêu tả đó đã “làm cho chúng ta rung động với cái đẹp lạ lùng mà tác giả đã nhìn thấy trong cảnh vật, rung động với cảnh thiên nhiên mỗi mùa xuân lại như tái sinh, tươi trẻ mãi, và cảm thấy trong lòng ta có những sự sống tươi trẻ luôn luôn tái sinh ấy”. Cũng giống như khi ta đọc Truyện Kiều của Nguyễn Du, An-na Ca-re-nhi-a của Tôn-xtôi, khi đọc đến những dòng cuối cùng đầu óc ta “bâng khuâng” nặng những suy nghĩ, trong lòng ta còn “vương vấn” những vui buồn ngỡ không bao giờ quên được: “Chúng ta vừa nghe thấy lời gửi từ mấy trăm năm trước của Nguyễn Du hay Tôn-xtôi”. Với cách lập luận của Nguyễn Đình Thi đã giúp chúng ta cảm nhận được rằng: Tác phẩm văn nghệ không cất lên những lời thuyết lí khô khan mà chứa đựng tất cả “những say sưa, vui buồn, yêu ghét, mơ mộng, phấn khích” của nghệ sĩ. Nó mang đến cho mỗi chúng ta bao rung động, bao ngỡ ngàng trước những điều tưởng chừng đã rất quen thuộc từ một ánh nắng, một lá cỏ, một tiếng chim, bao nhiêu bộ mặt của con người, sự sống ở quanh ta, mà trước kia “ta chưa nhìn thấy” bỗng làm ta “ngạc nhiên tìm ra ngay trong tâm hồn chúng ta nữa”.
Bằng cách lập luận phân tích – tổng hợp, Nguyễn Đình Thi đã làm sáng tỏ luận điểm: “Nội dung của tiếng nói của văn nghệ” là hiện thực mang tính cụ thể, sinh động, là đời sống tình cảm của con người qua cái nhìn và tình cảm có tính cá nhân của nghệ sĩ.
Luận điểm thứ hai được tác giả nêu ra là: “Sự cần thiết của tiếng nói văn nghệ với đời sống con người” – văn nghệ giúp cho con người được sống đầy đủ hơn, phong phú hơn với cuộc đời và với chính mình: “Mỗi tác phẩm lớn như rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng, không bao giờ nhòa đi, ánh sáng ấy bấy giờ biến thành của ta, và chiếu tỏa lên mọi việc chúng ta sống, mỗi con người ta gặp, làm cho thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ: Cái kì diệu đó của văn nghệ đã giúp con người vượt lên trên cái hiện thực tăm tối, nó đem lại niềm khao khát sống, nó làm tươi mát sinh hoạt vốn khắc khổ hàng ngày – những người đàn bà nhà quê lam lũ ngày trước, suốt đời đầu tắt mặt tối, nhưng khi họ ru con hay hát ghẹo bằng một câu ca dao hoặc xem một buổi chèo đã gieo vào tâm hồn họ “một ánh sáng, lay động nhưng tình cảm, ý nghĩ khác thường”. Và làm cho những cuộc đời cực nhọc ấy “trong một buổi được cười ha hả hay rõ giấu một giọt nước mắt”. Một lần nữa, Nguyễn Đình Thi khẳng định; “văn nghệ đà làm cho tâm hồn họ thực sự được sống. Lời gửi của văn nghệ là sự sống”.
Văn nghệ bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống và quay trở lại phục vụ cuộc sống. Nguyễn Đình Thi cũng đã chỉ rõ: “chỗ đứng của văn nghệ chính là chỗ giao nhau của tâm hồn con người với cuộc sống hàng động..”, chỗ đứng của văn nghệ là “tình yêu ghét, niềm vui buồn, ý đẹp xấu trong đời sống thiên nhiên và đời sống xã hội của con người”.
Bằng cách lập luận phân tích, giải thích, chứng minh một cách cụ thể, xác thực, Nguyễn Đình Thi đã khẳng định tầm quan trọng của nghệ thuật đối với đời sống con người như thế nào rồi!
“Con đường văn nghệ đến với người đọc và khả năng kì diệu của nó” là luận điểm thứ ba được tác giả nêu lên trong bài tiểu luận này.
Sức mạnh riêng của nghệ thuật bắt nguồn từ nội dung của nó và con đường mà nó đến với người đọc, người nghe chính là con đường tình cảm. Nguyễn Đình Thi trích dẫn câu nói của đại văn hào Nga -Tôn-xtôi: “Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm” để minh chứng cho nhận định của mình. Tác phẩm văn nghệ chứa đựng tình yêu ghét, niềm vui nỗi buồn của con người chúng ta trong đời sống sinh động thường ngày. Nó lay động cảm xúc, đi vào nhận thức, tâm hồn của mỗi con người. Đến với tác phẩm văn nghệ, chúng ta chia sẻ, trăn trở cùng các nhân vật và cùng nghệ sĩ. Đọc Truyện Kiều, ta không chỉ thấy được số phận đau khổ của người phụ nữ Việt Nam dưới thời phong kiến thối nát – tiêu biểu là Thúy Kiều, mà còn cảm nhận được tấm lòng nhân đạo cao cả của Nguyễn Du luôn quan tâm, theo sát từng chặng đường đi của nàng để mà cảm thông, chia sẻ với những nỗi khổ đau, bi kịch mà Kiều phải gánh chịu, đồng thời tỏ rõ thái độ căm ghét, phản đối kịch liệt những thế lực hắc ám phủ chụp lên đời Kiều.
Nghệ thuật còn nói nhiều với tư tưởng nữa. Tư tưởng của nghệ thuật nay ra từ trong cuộc sống hàng ngày, và “thấm” trong tất cả cuộc sống. Tư tưởng trong nghệ thuật không khô khan, trừu tượng mà lắng sâu, thấm vào những cảm xúc, những nỗi niềm. Một câu thơ, một trang truyện, một câu ca dao, một bản đàn… làm cho cảm xúc ta “rung động” khơi gợi trong ta “những vấn đề suy nghĩ”. Tư tưởng trong nghệ thuật là một tư tưởng “náu mình, yên lặng”. Cái “yên lặng của một câu thơ, một trang văn “lắng sâu tư tưởng” và mãi lưu giữ trong lòng ta. Bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống, văn nghệ góp phần giúp chúng ta tự nhận thức mình, tự xây dựng mình. Nguyễn Đình Thi thật có lý: “Nghệ thuật không đứng ngoài trô vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phái bước lên đường ấy”. Tư tưởng đúng là giá trị cao quý mà tiếng nói của văn nghệ hưởng tới.
Nguyễn Đình Thi có những trang viết thực sự có ý nghĩa, góp phần vào công cuộc đổi mới văn học theo hướng gắn liền với thực tế cuộc sống, chiến đấu, sản xuất… với quan điểm “nghệ thuật vị nhân sinh” vẫn mãi là thước đo giá trị đích thực của tư tưởng nghệ thuật.
Tiếng nói của văn nghệ là một bài nghị luận có giá trị thuyết phục mạnh mẽ đối với người đọc là nhờ ở cách viết vừa chặt chẽ, vừa giàu hình ảnh và cảm xúc trong một giọng văn nhẹ nhàng mà thấm sâu, thể hiện lòng nhiệt tâm của một nghệ sĩ đa tài, đầy trách nhiệm với đời – NGUYỄN ĐÌNH THI.
bởi hành thư 17/01/2020Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
Tóm tắt tác phẩm Làng của Kim Lân
24/11/2022 | 1 Trả lời
-
Viết một đoạn văn từ 6-8 câu nên cảm nhận của em về hình ảnh người lính qua bài thơ "Đồng Chí" và "Bài thơ về tiểu đội xe không kính"
Mọi người giúp em với ạ em cảm ơn ạ
Mong mn đừng chép mạng
01/12/2022 | 0 Trả lời
-
Bản thân em cần làm gì để thể hiện lòng nhân ái trong cuộc sống (khoảng 3 đến 5 câu)
05/12/2022 | 0 Trả lời
-
Dàn ý kể về một câu chuyện cảm động ở xóm em
10/12/2022 | 0 Trả lời
-
Chú ý không chép mạng không quá dài đầy đủ các yếu tố trên đề là được ạ cỡ 2 trang giấy thi
15/12/2022 | 0 Trả lời
-
Làm bài 3 cho mình nhé
18/12/2022 | 0 Trả lời
-
Chỉ ra và nêu tác dụng của 1 biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau: “Có lẽ bởi vậy mà khi cặp đôi học trò Minh Hiếu - Tất Minh (trường THPT Triệu Sơn 5, tỉnh Thanh Hóa) suốt 10 năm liền cõng nhau đến trường bất kể nắng mưa, bất kể giông bão, người ta bỗng thấy sao mà kỳ diệu quá.”
21/12/2022 | 0 Trả lời
-
Có một người phụ nữ nọ vừa chuyển đến nơi ở mới. Hàng xóm của bà là một người mẹ nghèo sống cùng cậu con trai đang tuổi thiếu nhi. Một buổi tối mất điện, bà chưa kịp thắp nến lên cho sáng thì có tiếng gõ cửa. Bà ra mở cửa, thì ra đó là con của nhà hàng xóm. Cậu bé nói: "Con chào dì, dì cho con hỏi nhà dì có nến không ạ?". Người phụ nữ tham nghĩ: Cái gia đình này nghèo đến nỗi ngay cả nến cũng không có sao. Tốt nhất là không cho, vì nếu cho, họ sẽ ở lại mất". Nghĩ vậy, bà trả lời: “Dì không có”. Đúng lúc bà đang chuẩn bị đóng cửa thì cậu bé cười rạng rỡ và lấy trong túi áo ra hai cây nến: “Mẹ và con sợ dì sống một mình không có nến nên con đen sang biếu dì hai cây nến để thắp sáng ạ". Lúc này, bà vừa thấy xấu hổ, vừa cảm động rơi nước mắt, rồi bà liền ôm chặt cậu bé vào lòng.
Câu 1 .Xác định phương thức biểu đạt chỉnh được sử dụng trong văn bản.
Câu 2. Tìm và ghi lại 01 lời dẫn trực tiếp có trong văn bản trên.
Câu 3. Theo em, vì sao người phụ nữ lại vừa thấy xấu hổ, vừa cảm động rơi nước mắt?
Câu 4. Bài học nào trong văn bản có ý nghĩa nhất với em? Vì sao? (Trả lời khoảng 3 đến 5
dòng )cho xin đáp án ạ
26/12/2022 | 0 Trả lời
-
Ý nghĩa nhan đề
04/01/2023 | 1 Trả lời
-
Câu 1 (8,0 điểm)
Khi vua bóng đá Pêlêlập được kì tích ghi một ngàn bàn thắng trong cuộc đời cầu thủ
của mình, một kỉ lục cho đến lúc đó chưa ai đạt tới, có người hỏi: "Trong số một ngàn
bàn thắng đã ghi được vào lưới đối thủ, bàn thắng nào làm ông cảm thấy hài lòng nhất?".
"Bàn thẳng thứ 1001!" – Pêlê vui vẻ trả lời với thái độ nghiêm túc, Đố
-
(Trích
99 câu chuyện về triết li, Nguyễn Kim Lân sưu tầm và biên soạn,
NXB Văn hóa Thông tin, 2008, tr.185)
Hãy viết bài văn trình bày ý kiến của em về vấn đề được gợi ra từ câu chuyện trên.Cho tớ hỏiii vấn đề của bài này là gi được k ặ??
05/01/2023 | 0 Trả lời
-
hinh anh nhung nguoi linh lai khong chi the hien qua so dung cam qua tinh thuong
07/01/2023 | 0 Trả lời
-
nêu cảm nhận về tình cảm của con đối với cha trong chiến tranh qua văn bản "chiếc lược ngà"
12/01/2023 | 0 Trả lời
-
viết đoạn văn quy nạp 12 câu phân tích tình cảm yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai trong văn bản Làng
14/01/2023 | 0 Trả lời
-
hiện tượng đốt pháo ngày tết
29/01/2023 | 0 Trả lời
-
Chỉ ra dấu hiệu nghệ thuật và cho biết nỗi dung diễn đạt ở các đoạn thơ sau:
a) "Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn"
b) "Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc"
c) "Người dồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đòng mình tự đục dá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục"
17/02/2023 | 0 Trả lời
-
Nêu ý nghĩa của câu chuyện cô thompson và cậu teddy
18/02/2023 | 0 Trả lời
-
viết bài văn nêu suy nghĩ về tầm quan trọng của ước mơ đối với tuổi trẻ
22/02/2023 | 0 Trả lời
-
viết một đoạn văn sử dụng ít nhất 2 phép liên kết và chỉ rõ các pháp liên kết đó
cần gấp ạaaaaaaaaaaaaaa
24/02/2023 | 0 Trả lời
-
Trong văn bản, tác giả khẳng định: Chúng ta tự để mình bị hạn chế một số mặt đáng kể do môi trường sống, nền giáo dục và việc tin vào những điều không đúng về bản thân mình và thế giới xung quanh....Còn có ý kiến khác cho rằng: Trường học đã giết chết sự sáng tạo của học sinh. Anh/chị có suy nghĩ như thế nào về vấn đề này? Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày quan điểm của anh/chị!
giúp em với ạ
25/02/2023 | 0 Trả lời
-
viết 1 đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em ve ý nghĩa của việc biết trân trọng những điều bình dị quanh ta
giúp vớiiiiii
26/02/2023 | 0 Trả lời
-
viết 1 đoạn không quá 15 câu văn trình bày suy nghĩ của em về vấn đề sau "bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chúng ta" trong đó có sử dụng thành phần khởi ngữ ( gạch chân thành phần khởi ngữ)
07/03/2023 | 0 Trả lời
-
1. Ông hai trong truyện ngắn
2. Làng Bé Thu / Ông Sáu trong chuyện chiếc lược ngà
3. Vũ nương trong chuyện người con gái nam xương
13/03/2023 | 0 Trả lời
-
1. Ông hai trong truyện ngắn Làng
2. Bé Thu / Ông Sáu trong chuyện chiếc lược ngà
3. Vũ nương trong chuyện người con gái nam xương
13/03/2023 | 0 Trả lời
-
Làm hộ mình bài này với bài này khó quá mình ko làm đc
Lấy tựa đề "Gia đình và quê hương"là" chiếc nôi nâng đỡ cuộc đời con. Em hãy nêu suy nghĩ của mình về cội nguồn yêu thương của mỗi người
Làm hộ mình cái luận cứ này nhé:
Liên hệ mở rộng tới những tác phẩm viết về gia đình và quê hương để thấy được ý nghĩa của quê hương trong đời sống tinh thần mỗi người.VD: Quê hương (Đỗ Trung Quan) Quê hương (Tế Hanh
15/03/2023 | 0 Trả lời
-
Đi từ sáng không ngủ. Tôi cũng đi bây giờ. Các bạn cố gắng nhé. (NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI)
Trong các câu văn trên câu nào được dùng với nghĩa hàm ý? Chỉ rõ hàm ý được chứa trong câu văn mà em vừa xác định. Hàm ý đó thể hiện vẻ đẹp gì ở nhân vật đại đội trưởng?19/03/2023 | 0 Trả lời