YOMEDIA
NONE

Cảm nhận về mẹ qua đoạn Khi còn học Đại học, một lần đi thực tập...

Câu 1:

Cho đoạn văn

Khi còn học ĐH, một lần đi thực tập trở về, chúng tôi dẫn cả nhóm về nhà giáo sư liên hoan …

Sau khi buổi tối vui vẻ kết thúc, trên bàn mâm chén bày la liệt. Mấy bạn học muốn mang đi rửa, giáo sư vẻ mặt tươi cười ngăn lại nói: “Đừng vội, có người rửa đây này!”.

Giáo sư đem chén đũa bỏ vào bồn nước, trước tiên dội hết dầu mỡ, sau đó nhẹ nhàng đến bên người mẹ già 70 tuổi nói: “Mẹ, rửa chén cho con nhé…”

Học sinh chúng tôi bỗng dưng thấy quá đỗi bất ngờ…

Bình thường ông là một giáo sư thanh tao, nho nhã, sao lại có thể đối đãi với người mẹ đã cao tuổi như vậy?

Chỉ thấy bà cụ thay đổi hẳn nét ủ rũ nãy giờ trên bàn ăn…

Khuôn mặt rạng rỡ, bà đi đến bên cạnh bồn rửa chén, chậm rãi rửa chén, mất khoảng nửa giờ mới rửa xong.

Giáo sư vui vẻ nói với bà cụ: “Mẹ vất vả rồi, nghỉ ngơi một chút nhé!”

Ông cầm khăn mặt, lau tay cho mẹ.

Sau khi giáo sư đưa mẹ về phòng, lại quay vào bếp, đem chén ra rửa một lần nữa.

Giáo sư nhìn lũ học trò chúng tôi, khi ấy còn đang kinh ngạc không hiểu gì, nói: “Làm mẹ thì lúc nào cũng muốn làm chút gì đó cho con mình. Dù già rồi, nhưng trong mắt mẹ, con mãi mãi cần sự nâng đỡ của mẹ. Để bà rửa chén, bà sẽ cảm thấy con vẫn cần mẹ, một ngày trôi qua sẽ thấy rất phong phú và ý nghĩa. Hiếu kính cha mẹ, ngoại trừ việc giúp đỡ cha mẹ ra, còn phải cho cha mẹ một cơ hội để yêu thương chúng ta”.

Khiến cho người nào đó có cảm giác là người khác còn cần mình, thì họ sống mới có một mục tiêu, có mục tiêu rồi thì cuộc sống mới phong phú và ý nghĩa, lực sống vì thế mà có thể sinh động mạnh mẽ.

Mà trong mắt cha mẹ, con cái mãi là con cái, cho dù các con có trưởng thành rồi, thì người làm cha làm mẹ mãi mãi không bao giờ buông được chúng …

Con cái mãi mãi là khối thịt đỏ hỏn trong lòng cha mẹ, một báu vật trong tay cha mẹ. Chúng ta mãi mãi là nỗi bận tâm mà cha mẹ già không bao giờ buông bỏ được…

( Tìm kiếm )

a) PTBĐ chính dấu hiệu nào cho bạn biết đc điều đó

b) Tìm nhân đề cho câu chuyện

c) Ý nghĩa, bài học câu chuyện

d) ở cuối bài t/g đã lặp lại 2 lần chữ mãi mãi điều đó có tác dụng gì

Câu 2:

Hãy nêu cảm nhận về mẹ qua đoạn văn trên( Bằng 1 đoạn văn ko quá 20 dòng)

Mội câu nhanh, đúng , hay 1 gp nhá

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • Câu 2:

    Xác định: Thể loại là Biểu cảm => Biểu cảm là chính và đc sử dụng nhiều nhất

    Cách viết: Đọc kĩ mẩu chuyện chọn lọc các ý chính để đưa vào đoạn văn

    MĐ: Giới thiệu chung:Mọi người chúng ta ai cũng được sinh ra và lớn lên trong vòng tay âu yếm của mẹ hiền.

    TĐ: Tiếp diễn mạch cảm xúc ở trên

    -Cha ngày đêm vất vả dưỡng dục còn mẹ thì mang nặng đẻ đau , những công lao này thật không biết bao giờ những người con cái như chúng ta mới báo đáp hêt.

    -Dòng sữa ngọt ngào, lời ru của mẹ, người con nào có thể quên. . Còn nhớ lúc con ốm đau , bệnh tật, mẹ lo lắng thuốc thang thức trắng đêm chăm sóc con

    -Từ lúc tấm bé mẹ đã bên ta chăm sóc, đỡ ta dậy lúc ta tập đi, sung sướng đến cực điểm khi thấy ta cắp sách đến trường

    -Liệt kê thêm *Chú ý : Đây là biểu cảm nên ngôn ngữ phải giàu tình cảm

    -Ta là niềm vui, niềm hạnh phúc của mẹ, ta gần như là cuộc sống của mẹ

    => Đạo con phải có hiếu vs mẹ, phải biết phung dưỡng mẹ

    -->Kể các việc làm mà mink có thể làm ra: Lúc bé ntn , lúc lớn ra sao

    KB: Thâu tóm mạch cảm xúc

    Mà trong mắt cha mẹ, con cái mãi là con cái, cho dù các con có trưởng thành rồi, thì người làm cha làm mẹ mãi mãi không bao giờ buông được chúng ...CCon cái mãi mãi là khối thịt đỏ hỏn trong lòng cha mẹ, một báu vật trong tay cha mẹ. Chúng ta mãi mãi là nỗi bận tâm mà cha mẹ già không bao giờ buông bỏ được…

    Có thể xê dịch trong khoảng 22 dòng

      bởi Chàng's Trai's Song's Tử's 02/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON