Tả cây bàng khi mùa xuân về
Tả cây bàng khi mùa xuân về
Trả lời (4)
-
Vậy là mùa xuân ở lại lâu nhất trên những cây bàng. Mới đây thôi, những ngày cuối đông, cây bàng trông thật tội nghiệp. Xơ xác lá. Khẳng khiu cành và xao xác gốc bởi những lá khô cứ lạo xạo bay.Bàng rụng lá. Miền trung, bàng rụng lá vào dịp cuối đông. Cây bàng mùa xuân đầy nữ tính. Như một cô gái vừa độ căng tròn. Từng nõn búp lá như những bông hoa màu xanh ngọc đang đưa tay hứng những giọt nắng trời. Cây bàng mùa xuân chưa đủ lá để che chắn cho những cô câu học trò chạy nhảy. Mà cần gì phải che chắn. Nắng xuân đâu đã gay gắt như ánh nắng mùa hè.Bàng cứ nhú chồi, cứ trổ lá. Mặc cho bên cạnh vẫn còn vài cây bàng khác lá vẫn đỏ lừ lừ như níu kéo mùa đông. Từ trên góc trái của hành lang tôi nhìn xuống. Thật tuyệt. Nếu lấy lá bàng để đoán mùa thì trong sân trường lúc này là bức tranh của cả ba mùa vậy. Một mùa thu trên cây bàng lá đỏ. Người ta chẳng hát " Hà Nội mùa thu, cây cơm, nguội vàng, cây bàng lá đỏ" đấy sao? Một mùa đông trên cây bàng trơ cành, và một mùa xuân trên cây bàng nhú lá. Tôi say sưa, ngây ngất đến nỗi quên rằng, có rất nhiều âm thanh lích rích từ những chòm lá non tơ. Thì ra... những chú chim én đã từ đâu bay về gọi bạn trên khắp các cành bàng. Đâu đó vài chú nhồng, chuyền cành kêu chiêm chíếp. Vài cô cậu học trò, quên cả việc học, ngẩn ngơ nhìn những chồi bàng xanh để rồi lòng tơ tưởng chuyện gì đâu... Mùa xuân. Vạn vật đâm chồi. Mùa xuân, cây bàng nảy lộc. Có ai dám bảo rằng, trong suốt quãng đời đi học, không từng có những lần ngắm những chiếc lá bàng rơi rồi buồn tiếc chuyện vu vơ. Có lẽ khuôn viên trường tôi đẹp thêm nhờ những cây bàng.Và có lẽ, sau này, rời xa mái trường thân yêu này, trong túi hành trang của mỗi cô cậu học trò còn có thêm một chút hình ảnh thân thương của những chồi bàng mùa xuân.bởi Nguyễn Thảo 06/10/2018Like (0) Báo cáo sai phạm
-
Trong các cây trên sân trường em, cây nào cũng như có những sự đổi khác khi đất trời trở xuân. Nhưng có lẽ hình ảnh cây bàng vào mùa xuân là một trong những cây thể hiện được rõ rệt nhất.
Mùa xuân của đất trời như cũng đã về, trỗi dậy trong lòng người có biết bao nhiêu yêu thương cũng như sự ấm áp vỗ về. Mùa xuân đến chính là mùa của sự sống sinh sôi. Nếu như cây bàng mùa đông là lúc cành như khẳng khiu trơ trụi và không còn một chiếc lá. Ai ai lúc nhìn cây bàng mùa đông cứ hay bị nhầm tưởng rằng cây đã chết bởi nhìn nó chẳng khác gì một cây khô cứ đứng hiên ngang ở sân trường vậy. Nhìn cây bàng lúc đó cũng thật tội nghiệp. Nhưng khi đến mùa xuân thì cây bàng như lại tràn đầy sức sống. Những chồi non xanh đã nhú lên như những ngọn lửa xanh vậy. Những mầm non này cũng rất nhanh lớn nhé, nó mới chỉ xuất hiện ở các mấu ở trên cành mà thôi. Chỉ mấy ngày trôi qua là cây bàng đã được khoác lên mình một tấm áo choàng mỏng màu xanh. Tuy tấm áo choàng này không được dày dặn như cũng đã khiến người ta thích mắt.
Qủa không sai chút nào khi người ta nói rằng cây bàng mùa xuân đầy nữ tính biết bao nhiêu. Cây bàng lúc xuân về thì lại được ví như một cô gái vừa độ căng tròn nhựa sống ở độ tuổi như đẹp nhất. Thế rồi em cũng đã nhận thấy được có từng nõn búp lá thật xanh mơn mởn, nó trông như những bông hoa màu xanh ngọc đang đưa tay để có thể lấy để mà hứng những giọt nắng trời rơi xuống, tuy những giọt nắng này nó không gay gắt, không mãnh liệt như của mùa hè nhưng nó lại khác với khung cảnh u ám của những ngày đông dài lạnh giá. Khi thời tiết ấm dần lên thì những cái nụ mầm non mới có thể mạnh dạn không thấy cái lạnh đáng ợ của mùa đông nữa thì mới dám nhú đầu lên nghe ngóng. Thế nhưng trong thời tiết dịu nhẹ và dường như cũng thật ấm cúng thì nó đã nhanh chóng vươn vai và nhú ra nhiều hơn nữa để đón nắng mai của ngày mới mùa xuân.
Loading...
Có lẽ rằng cũng chính cây bàng mùa xuân chưa đủ lá để che chắn cho những cô câu học trò chạy nhảy tung tăng trên sân trường như của trường em. Em dường như cũng thấy được cũng chẳng cần phải cây bàng thân yêu này che chắn thì chúng em mới vui chơi được. Nguyên do đó chính là khi mùa xuân đến sao còn những ánh nắng như đổ lửa đâu cơ chứ.
Cây bàng trường em cũng rất to và cao, đứng trên tầng 2 của ngôi trường mà cây bàng cũng có thể vươn mình cao hơn nữa. Em có thể nhìn rõ hơn cái chồi non của cây bàng cũng như đã nhú lên trong buổi sáng mùa xuân tinh khôi. Trên chồi non lại có cả những hạt sương ban mai của buổi đêm vẫn còn giữ lại, tất cả mọi cảnh vật thật tươi mới và đẹp đẽ biế bao nhiêu. Từ phía xa xa khi đàn chim bay về đã ríu rít nhau trên cành cây bàng. Màu lá non của cây bàng đã cũng thật nổi bật trong những cây trong sân trường. Nếu như cây phượng cũng rụng lá và này mầm nhưng không bao giờ mang được vẻ đẹp giống cây bàng. Nguyên do là lá cây phượng nhỏ hơn và cành phượng sẽ thật khó có được vẻ riêng của cây bàng.
Em rất thích nhìn ngắm cây bàng vào mùa xuân. Cứ đến khi cây bàng được thay chiếc áo mới xanh mơn mởn như thế này cũng chính là lúc cây báo hiệu sắp đến Tết cà chúng em sẽ lại được nghỉ Tết. Em yêu cây bàng trên sân trường em rất nhiều.
bởi Nhi Chun 22/01/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Tuổi thơ tôi gắn bó với cây bàng cổ thụ. Tôi nhớ những lần trốn nắng, trú mưa trong sự chở che hào phóng của tán bàng, những lần thưởng thức mùi vị ngọt chát hấp dẫn của quả bàng chín, những lần nhấm nháp vị bùi bùi khó tả của nhân quả bàng... 10 năm trước, tôi thêm mắm thêm muối vào bài văn tả cây bàng của mình. Đại ý, cây bàng ấy là nơi tôi và bạn bè thường hay chơi đùa quanh cây bàng, tán lá che rợp cả một góc sân, chúng tôi vẫn ngồi dưới gốc cây để truy bài trong những chiều hè nóng nực,... Thật ra, chỉ có nó và tôi, tôi và nó trong những buổi chiều muộn ở lại trường chờ mẹ họp hội đồng. Tôi đã nhìn thấy, ngắm nghía nhiều cây bàng.
Cây bàng ở gần nhà tôi - cái cây tôi chứng kiến từ lúc nó còn là cây non, đến lúc nó cao bằng tôi, và bây giờ khi nó trở thành cây bàng to lớn với ba bốn tầng lá. Cây bàng ở trường đại học, rất gần với ô cửa sổ lớp tôi, thỉnh thoảng tôi vẫn nhìn vẩn vơ ra ngoài cửa sổ, nhìn những tia nắng mùa thu lọt qua tán lá. Nhưng tôi nhớ cây bàng ở trường tiểu học. Cây bàng nhỏ bé, gầy guộc nơi cuối sân trường. Đã rất lâu rồi, tôi không viết một bài văn miêu tả. Đã rất lâu rồi, tôi chưa trở về trường tiểu học. Tôi thích nhất là vào tiết rét lộc vào cứ tháng 2 âm lịch, theo cách phân chia mùa đông của các cụ nhà ta: tháng giêng rét đài, tháng hai rét lộc, tháng ba cộc rét. Vào thời điểm ấy, những lộc bàng râm ran như thể đang mời nhau, gọi nhau mọc, gọi nhau lớn cho kịp phủ kín cành vào đầu mùa hạ.
Có thể nói: lá bàng (cũng giống như một số cây khác thuộc họ nhà xoan) có biểu hiện rõ nhất về sự chuyển mùa nếu như có một ai đó chịu khó quan sát sự phát triển và tàn lụi lẫn sự đổi thay màu lá của nó. Có lẽ vì thế mà từ bao đời nay, đám trẻ hay lưu luyến mấy câu trong lời một vài bài hát: Mùa đông lá đỏ, mùa hạ lá xanh… như một điệp khúc chào đón mùa hè quay trở lại (sau này tôi mới biết đây là phần mở đầu trong ca từ một ca khúc của nhạc sĩ Hoàng Vân viết cho thiếu nhi vào những năm 60, 70 của thế kỷ trước).
Có một nhà thơ, trong khi nhìn ngắm mùa đông, nhìn ngắm màu đỏ của lá bàng mà đã viết được một bài thơ thật xúc động: Vẫn gió bấc căm căm/ Vẫn mơ hồ mưa bụi/ Vẫn những lá bàng uốn cong mình mà cháy/ Đỏ như khi phải từ biệt bầu trời/ Anh chẳng biết thế nào để yêu em thêm nữa/ Khi mùa đông tới gần… Nhưng đến năm tôi hai mươi ba tuổi thì cây bàng cổ thụ ấy không còn nữa. Vì lấy đất dành cho sự mưu sinh, người ta đã triệt hạ nó. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về đứng trên mảnh đất từng gắn bó với cây bàng cổ thụ mà lòng không khỏi xót xa, tiếc nuối. Trong lòng tôi tự dưng thấy trống trải thiếu thốn…
Bây giờ, cứ mỗi khi nhìn thấy lá bàng đỏ rực lên sau khi hoàn tất chức phận của mình, để mà rụng về gốc, trong buổi giao mùa, tôi lại nao nao nhớ cây bàng cổ thụ. Cũng phải, vì nó là một phần kỷ niệm không thể thiếu trong khoảng trời thơ ấu và đáng nhớ của chúng tôi.
bởi Thu Thu 21/07/2019Like (1) Báo cáo sai phạm -
Nếu có một gia vị làm cho cuộc sống thêm ngọt ngào, đó chính là tình yêu. Nếu có một khoảng thời gian con người nguyện sống hết mình không hối tiếc, đó chính là tuổi trẻ. Khi có những khoảnh khắc ta được sống trọn trong tình yêu và tuổi trẻ, phải chăng đó chính là mùa xuân- mùa của sống, của niềm tin và đổi thay.
Nàng đông lặng lẽ đi, xuân tới không một lời báo trước. Một ngày, ta chợt nhận ra: có gì đó đổi khác. Một mầm cây nhỏ xíu chồi lên từ bao giờ trên mặt đất hanh khô. Những lá mầm xanh non nhưng cứng cáp, như không thể chờ được nữa, phải tách mình luôn ra khỏi lòng đất để được ngắm nhìn cuộc đời. Và cuộc đời cũng hân hoan đón chào chúng bằng không khí lành lạnh dễ chịu. Chút mưa phùn giăng mắc không gian không để người ta ướt mà chỉ muốn mọi người biết đến sự tồn tại của nó. Chút nắng vàng tươi để biết đông đã qua, để những ai còn hững hờ với thời gian hãy kịp nhận ra xuân đã đến. Gió tinh nghịch vắt vẻo trên cành, gõ cửa từng hàng cây, từng tổ ấm gọi vạn vật hòa nhập trong ngày hội lớn: hội xuân.
Những ai không kịp thấy những cánh én chao liệng trên bầu trời chớm xuân cũng có thể nhận ra những sắc màu rực rỡ của muôn hoa thi nhau khoe sắc. Xuân nào cũng thế, luôn có những cuộc thi để tìm ra một loài hoa đẹp nhất, một nữ thần cho mùa xuân. Nhưng ai có thể phân định: hoa đào tươi tắn trong sắc hồng đẹp hơn hay những cánh hoa mai vàng dịu dàng với nắng đẹp hơn. Có người cho rằng màu hoa ly với những nụ chúm chím kiều diễm mới thật đẹp, và cả những bông hoa lay ơn đỏ tươi, những bông cúc tự tin nữa, … Nhưng chúng không tranh nhau, chúng biết người khác cũng đẹp, và chúng biết tất cả đều cùng nhau làm nên sức sống của mùa xuân, cùng tôn lên vẻ đẹp của nhau.
Những chú chim thì không thể yên lặng hơn được nữa. Chúng đã dành cả màu đông để đi khám phá và trú ngụ. Giờ là lúc để kể cho nhau nghe những điều thú vị mà mình đã làm được. Những chào mào, những sáo sậu, sáo đen, ... ríu rít suốt cả ngày, làm những chồi xanh không muốn dậy cuối cùng cũng phải trồi lên.
Và mọi người ra đường nhiều hơn. Là do không còn lạnh nữa hay chính những tiếng chim khiến ta không thể nào ngồi yên được? Những nụ hoa xinh đẹp khiến ta không thể không đi chợ hoa để ngắm nhìn và rước vài bông về nhà. Khi tiếng chim ríu rít cùng làm mọi người vui vẻ, trò chuyện mỗi khi gặp người quen trên đường. Và như thế, họ cũng tự làm nên sức sống cho mùa xuân, hay cho chính cuộc đời mình. Họ bắt đầu một năm an lành bằng cách gieo mầm những hạt cây theo lời Bác dạy: “Mùa xuân là tết trồng cây”. Những lá cờ đầy màu sắc, những lễ hội đông vui cũng làm cho ngày xuân không thể không náo nhiệt. Nụ cười của đôi trai gái cùng nhau đi lễ hội, tiếng cười giòn giã của những em thơ khi được chơi trò chơi và khuôn mặt bình an của những bà, những mẹ đi chùa cầu phúc, … Ta bỗng thấy mình trẻ lại, dẫu một mùa xuân nữa tới, một tuổi lại trôi đi. Lòng người ta vẫn mãi trẻ và tràn đầy sức sống khi người ta còn có thể cười, có thể vui và không ngừng theo đuổi hạnh phúc.
Xuân đến từ đất trời và cả từ lòng người nữa. Khởi đầu một năm với tuổi trẻ và tình yêu, với đam mê thì dẫu hạ có chói chang hay đông có lạnh lẽo, chúng ta vẫn có thể mỉm cười chào đón, phải không?
bởi Huất Anh Lộc (Epic's Minecraft) 01/09/2019Like (0) Báo cáo sai phạm
Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
Nêu nội dung,ý nghĩa và nghệ thuật của bài thơ :Đêm Thu (Trần Đăng Khoa)
Thu về lành lạnh trời mây
Bỗng nhiên thức giấc nào hay mấy giờ
Ánh trăng vừa thực vừa hư
Vườn sau gió thổi nghe như mưa rào
27/11/2022 | 0 Trả lời
-
câu ''bao la nghĩa nặng đời đời con mang'' muốn nhắc nhở con điều gì
01/12/2022 | 0 Trả lời
-
đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về làng nghề bánh tráng trường Cửu
09/12/2022 | 0 Trả lời
-
TỪ TRÁI NGHĨA VS TỪ ĐẸP ZAI LÀ J
23/12/2022 | 0 Trả lời
-
“Trong hang Én, hàng vạn con chim én vẫn hồn nhiên cư ngụ và chưa phải biết sợ con người. Bốn vách hang, trần hang – nơi nào cũng dày đặc chim én. Cộng đồng én thoải mái sống “cuộc đời” của chúng, không mảy may để ý đến sự hiện diện của nhóm du khách. Én bố mẹ tấp nập đi, về, mải mốt mớm mồi cho con; én anh chị rập rờn bay đôi; én ra ràng chấp chới vỗ cánh bên rìa hốc đá,... Nhiều bạn én thiếu niên ngủ nướng, say giấc ngay trên những mỏm đá thấp dọc lối đi. Nếu đặt lên vai, bạn sẽ rúc vào tóc hoặc đậu trên đầu mình để... ngủ tiếp!”
27/12/2022 | 0 Trả lời
-
viết đoạn văn về mẹ (5-7) dùng ẩn dụ
31/01/2023 | 0 Trả lời
-
một số chi tiết tiêu biểu của văn bản chiếc lá cuối cùng là gì?
01/02/2023 | 0 Trả lời
-
Giải giúp mình với ạ ! Viết bài văn thuyết minh buổi khai giảng trường em ( không chép mạng ạ )
03/02/2023 | 0 Trả lời
-
Để ghi nhớ công lao của Sơn Tinh, nhân dân ta đã làm gì
07/02/2023 | 0 Trả lời
-
tác dung ngôi kể
16/02/2023 | 0 Trả lời
-
Câu 1: - Làm muôn cánh chim bay rợp biển đông
Cánh tay áo này rộng quá
Từ cánh trong 2 câu thơ trên là từ đồng âm hay từ đa nghĩa
Câu 2: Việt nam ơi hãy nắm chặt tay
Từ tay là nghĩa gốc hay nghĩa chuyển
22/02/2023 | 1 Trả lời
-
Thứ tự sắp xếp các yếu tố đó trong bài “Xem người ta kìa!” và “Hai loại khác biệt” như thế nào?
14/03/2023 | 0 Trả lời
-
Trình bày về vấn đề bạo lực học đường
15/03/2023 | 0 Trả lời
-
viết lại cảm nghĩ về bài Lượm
15/03/2023 | 0 Trả lời
-
Hãy viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một câu chuyện cổ tích mà em yêu thích
Dàn ý
- Mở bài: Đóng vai nhân vật để tự giới thiệu sơ lược về mình và câu chuyện định kể.
- Thân bài: Kể lại diễn biến của câu chuyện.
+ Xuất thân của các nhân vật.
+ Hoàn cảnh diễn ra câu chuyện.
+ Diễn biến chính:
- Sự việc 1. - Sự việc 2. - Sự việc 3.
- Kết bài: Kết thúc câu chuyện và nêu bài học được rút ra từ câu chuyện.
19/03/2023 | 0 Trả lời
-
Vì sao Ni - cô - la nhờ bố la rất khó?
Việc Ni - cô -la tự làm bài có ý nghĩa như thế nào ?
22/03/2023 | 0 Trả lời
-
A. phản đối B. thất bại C. di chuyển D. khó khăn
01/04/2023 | 5 Trả lời
-
Nghị luận về hiện tượng " Chỉ có học mới thành tài"
12/04/2023 | 0 Trả lời
-
Trình bày ý kiến của em về vấn đề sau: Mỗi người cần làm gì để vun đắp tổ ấm gia đình
13/04/2023 | 0 Trả lời
-
Kể lại một lần làm ba mẹ buồn lòng
13/04/2023 | 0 Trả lời
-
Viết bài văn tả lại các hoạt động hưởng ứng ngày hội đọc sách ở trường em
18/04/2023 | 0 Trả lời
-
17/05/2023 | 0 Trả lời
-
25/07/2023 | 0 Trả lời
-
14/08/2023 | 0 Trả lời
-
15/10/2023 | 2 Trả lời