YOMEDIA
NONE

Nêu bố cục của văn bản tả người

Nêu bố cục của văn bản tả người

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (2)

  • 1. Văn bản trên chia làm 3 phần và ranh giới các phần : - Phần 1 : câu mở bài - Phần 2 : từ « học trò theo ông » đến « cho vào thăm ». - Phần 3 : câu kết bài. 2. Nhiệm vụ của từng phần trong văn bản. - Phần mở bài : giới thiệu nội dung, thu hút sự chú ý của người đọc. - Phần thân bài : phát triển và giải quyết một cách cụ thể vấn đề đã nêu ở phần mở bài, duy trì sự chú ý của người đọc. - Phần kết bài : tóm tắt kết luận và đáp ứng sự chờ đợi của người đọc. 3. Phân tích mối quan hệ giữa các phần trong văn bản : Quan hệ giữa các phần trong văn bản theo kiểu bố cục này có thể phân tích như sau : - Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. Nó là thể thống nhất có tính trọn vẹn về nội dung, hoàn chỉnh về hình thức. Vì vậy mối quan hệ giữa các phần trong văn bản phải chặt chẽ, thống nhất. 4. Từ việc phân tích bố cục của văn bản trên, ta thấy văn bản Người thầy đạo cao đức trọng có 3 phần. Phần 1 : phần mở bài, chỉ có 1 câu « Ông Chu Văn An đời Trần nổi tiếng là một thầy giáo giỏi, tính tình cứng cỏi, không màng danh lợi ». Giới thiệu nhân vật và nội dung câu chuyện sẽ kể. Phần 2 : phần thân bài kể diễn biến câu chuyện về ông Chu Văn An dạy học. Thái độ của ông đối với vua Dụ Tông, can ngăn không được, ông trả mũ áo từ quan. Học trò của ông từ người làm quan to đến thường đều nể sợ ông. Phần 3 : phần kết bài nêu hai câu nhận định, đánh giá về ông khi ông mất. « Khi ông mất mọi người đều thương tiếc. Ông được thờ tại Văn Miếu ở kinh đô Thăng Long ». Các phần của văn bản đã phát triển và thống nhất để thể hiện chủ đề văn bản.

      bởi Phuong Tue Anh 26/09/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • 1. Tả cảnh:

     

    a. Mở bài: Giới thiệu cảnh sẽ tả.

     

    Cảnh ở đâu?

    Tả vào lúc nào? Vào dịp nào?

     

    b. Thân bài:

     

    Tả bao quát toàn cảnh rồi tả chi tiết từng cảnh vật theo trình tự không gian hoặc trình tự thời gian.

     

    Một số cảnh vật cần chú ý:,

     

    + Hình khối + Đường nét + Màu sắc + Âm thanh

     

    Cần chú ý tả cảnh thiên nhiên (tác động đến cảnh vật) như bầu trời, mây, gió, nắng, cây cối...

     

    - Để cảnh sinh động cần chú ý đến các hoạt động của con người và loài vật tác động đến cảnh vật được tả.

     

    c. Kết bài:

     

    Nêu cảm xúc của người viết về cảnh đã tả.

     

    Thể hiện suy nghĩ, hành động của người viết về cảnh được tả.

     

    2. Tả người:

     

    a. Mở bài:

     

    Giới thiệu người được tả:

     

    Người đó là ai?

     

    Quan hệ với em như thế nào?

     

    b. Thân bài:

     

    * Tả ngoại hình:

     

    Tả bao quát về tuổi tác, tầm vóc, dáng,điệu.

     

    Tả chi tiết về khuôn mặt, mái tóc, cặp mắt, làn da, mũi, miệng,...

     

    * Tả tính tình:

     

    Lời nói, cử chỉ, thái độ.

     

    Việc làm

     

    Tình cảm đối với mọi người xung quanh.

     

    Lưu ỷ: Nếu đề bài yêu cầu tả người đang hoạt động thì phần tả ngoại hình không đi sâu, phần trọng tâm là tả hoạt động, thao tác làm việc.

     

    c. Kết bài:

     

    Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của em về người mình tả.

     

    3. Tả đồ vật:

     

    a. Mở bài:

     

    Giới thiệu đồ vật em định tả:

     

    Đồ vật đó em có từ lúc nào? Ai mua cho? Mua vào dịp nào?

     

    b. Thân bài:

     

    Có thể tả bao quát từ ngoài vào trong:

     

    Chất liệu.

     

    Hình khối Đường nét Màu sắc

     

    Âm thanh khi sử dụng.

     

    c. Kết bài:

     

    Cảm nghĩ của em về đồ vật em tả. ích lợi của đồ vật đối với em

     

    Cách bảo quả của em để đồ vật dùng được bền đẹp

     

    4. Tả cây cối:

     

    a. Mở bài:

     

    Giới thiệu cây em tả.

     

    Do ai trồng?

     

    Trồng từ bao giờ?

     

    Em nhìn thấy cây vào thời điểm nào?

     

    b. Thân bài:

     

    Tả bao quát

     

    Tả chi tiết từng bộ phận: Rễ, thân, lá, hoa,...

     

    • Nếu là cây ăn quả thì cần tả thêm bộ phận quả của nó lúc còn non và cả lúc chín.

     

    • Nếu là cây cho bóng mát: cần tả kĩ tán lá của cây.

     

    Tả thêm những hoạt động của con người, con vật tác động đến cây, làm cho cây thêm đẹp.

     

    c. Kết bài:

     

    Cảm nghĩ của em đối với cây. ích lợi của cây Cách chăm sóc, bảo vệ cây. 

     

    5. Tả con vật

     

    a. Mở bài: Giới thiệu con vật em định tả.

     

    Con gì? Em nhìn thấy ở đâu?

     

    Nếu là con vật nuôi ở nhà em: Em nuôi từ bao giờ?

     

    b. Thân bài:

     

    * Hình dáng:

     

    Tả bao quát.

    Tả chi tiết từng bộ phận: đầu, mình, đuôi, chân, màu lông,...

     

    * Hoạt động, tính nết:

     

    Thói quen

    Hoạt động hằng ngày.

     

    c. Kết bài:

    ích lợi

    Cách chăm sóc.

      bởi Độ ta Không độ nàng 04/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON