YOMEDIA
NONE

Kể về kỉ niệm với 1 người bạn hoặc người thân

CUỘC THI LÀM VĂN Các bạn chọn một trong các đề văn nào đó nhé!

  • Đề 1 : Kể về kỉ niệm với 1 người bạn hoặc người thân của em
  • Đề 2 : Cảm nhận văn bản Ngữ Văn 6
  • Đề 3 : Kể về những đổi mới ở quê hương em

Thời gian : 21/12/2017->1/1/2018 Chúc các bạn may mắn!

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (7)

  • Đề 1

    Cơn gió lành lạnh khẽ len lõi vào người tôi. Cái cảm giác nhớ một người là như vậy sao. Cuộc dời quả thật có nhiều chuyện đáng buồn. Khi tôi nhận ra giá tri của những người xung quanh thì dường như nó đã muộn. Có lẽ những kỷ niện cuối cùng của tôi và bạn sẽ chỉ còn trong quá khứ, sẽ để lại cho tôi những nỗi nhớ mỗi đêm dài.

    Có thể nói vậy trong tất cả chúng ta ai cũng có bạn của mình tìm một người bạn thì rất dễ dàng nhưng tìm được người hiểu mình thì lại khó, tôi đã từng có cái cảm giác là được hạnh phúc khi được ở bên người bạn mà tôi quý mến nhất. Thế nhưng mà giờ đây tôi đã làm cho người ấy ko còn bên tôi nữa rồi. Kể cũng lâu zùi nhỉ : tôi thật sự hối hận vì những gì tôi đã làm đối với người bạn bé bỏng nhỏ nhắn. Tình ban của tôi bắt đầu từ lúc trên đường đến trường, người bạn đó đã giúp tôi một người xa lạ hiểu ra nhiềi điều. Dáng người nhỏ bé, mái tóc dài thế mà phải bán từng tấm vé số để kiếm tiền trang trải cho cuộc sống hằng ngày, trong khi tuổi của cô bé ấy là phải cắp sách đến trường, được sống trong sự đùm bọc iu thương. Cô bé ấy lại là người đầu tiên dạy cho tôi bik cách quý trọng đồng tiền là như nào. Ngày qua ngày tình bạn lớn dần theo thời gian, ăn cùng ăn, vui cùng vui.... Bỗng dưng một ngày, chúng tôi hẹn nhau hôm đó gặp nhau thế nhưng mà người bạn ấy lại thất hứa với tôi, hôm sau cô ấy đến xin lỗi rất nhiều nhưng tôi ko gnhe lời giải thích từ cô ấy. Thế là từ hôm đó tôi ra đi và trở về chỉ một mình. Vài nàgy sau tôi nhận được tin, có một cô gái bán vé số đã qua đời vì bị sốt nặng nhưng ko vào viện, người ta nói rằng trước khi mất cô bé ấy cứ luôn miệng tha lỗi cho tớ đi mà! Nghe tớ.. giải thích một lần đi.. đừng jận tớ nha.... Cjỉ vì lý do thế cơ đấy mà tôi làm cho ngừơi pạn của mình phải rơi nước mắt, lại ko yên tâm, chỉ vì lòng ít kỷ mà tôi đã mất đi người quan trọng nhất. Tôi cố kìm nước mắt lại, đó chỉ là tin đồn mọi người sai rồi cô ấy chỉ đi đến một nơi thật xa thật xa thôi cô ấy chưa chết đâu. Làm sao để có thể trở về như ngày xưa, ngày chúng ta cùng nhau vui đùa, biết bao nhiêu là niền vui lẫn nỗi bùn hòa vào nhau. Tôi sai rồi! Trả lời tôi đi? tại sao bạn nằm đó lặng thinh ko nói gì, sao bạn ko ngồi dậy đùa giỡn với tôi như ngày nào. Mưa thì có bao giờ nhớ nắng nhưng sao xa bạn tôi lại nhớ thế này? không có bạn tôi biết phải làm sao với cụôc dống phức tạp, ai là người sẽ chìa tay ra giúp tp6i những lúc khó khăn như pạn đã từng làm. Tại sao giữa chúng ta giờ lại có một khỏang trống vô cùng xa xôi và lớn lao đến thế? Nó ko còn nằn trong tầm với của hai ta nữa zùi. Tớ rất muốn dc nghe lời cậu nói. Lời của người bạn mà tớ yêu thương nhất. Giờ tớ xin cậu tha thứ cho tớ ....

    Tớ hứa với cậu tớ sẽ vượt qua mọi vấp ngã của cuộc đời, tớ sẽ sống thay cả phần của cậu. Đối với tớ, bạn vẫn là bạn, tình bạn của chúng ta se tồn tại mãi dẫu nhân gisn muôn màu đổi thay. Bài viết: Hãy kể về một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi

      bởi Giangg Trà 06/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  •   Đã rất lâu rồi em không có dịp về thăm quê nội. Hôm nay, sau một năm học vất vả, em được bố mẹ thưởng một chuyến về quê chơi. Chao ôi! Quê em đổi mới nhiều quá!

      Từ xa nhìn lại quê hương em như một bức tranh nhiều màu sắc. Đến gần là rặng tre làng, cánh đồng lúa,... Đứng lên trần nhà bà nội, em phóng tầm mắt nhìn dòng sông Đáy hiền hoà chảy quanh năm. Những trưa hè nóng bức, chúng em thường lội xuống dòng sông để rửa chân, tay và tắm mát. Dòng nước như ôm những đứa con vào lòng. Đông vui và tấp nập nhất là lúc 6 - 7 giờ sáng. Lúc đó là các bạn học sinh đi học, các bác đi làm và các cô đi chợ trên chiếc cầu phao bằng gỗ nối từ bờ sông này sang bờ sông kia. Ở dưới sông, tàu bè xuôi ngược. Trước mặt em là cánh đồng lúa. Từ xa cánh đồng như một tấm thảm màu xanh, lác đác có vài bác nông dân đi thăm lúa. Ra về, ai cũng khen lúa năm nay tốt thật. Em nghe bà kể rằng: "Xưa kia cánh đồng lúa này mọc toàn cỏ, một sào chỉ thu hoạch được gần một tạ thế mà giờ đây một sào có thể thu hoạch được ba tạ thóc. Phía bên phải em là những dãy núi, dãy núi này chồm lên dãy nọ. Những cây mọc quanh sườn núi trông xanh mượt. Em xuống dưới nhà, chỉ cần bước qua khỏi cổng là đã đứng trên con đường làng. Mẹ em nói: "Con đường này trước đây còn là đường đất, khi trời đổ mưa thì đường lầy lội, trơn như đổ mỡ và có rất nhiều ổ gà. Ngày ấy, mẹ đi học toàn bị ngã, nước bắn bẩn hết quần áo, phải về nhà thay". Thế mà giờ đây được sự quan tâm của xã, con đường làng em đã được khoác trên mình một tấm áo bê tông.

      Hai bên đường trước dãy là những ngôi nhà mái tranh vách đất, cứ lúc mưa là lại bị dột. Ngày ấy cũng chưa có điện, cứ đến chập tối là thắp đèn dầu và đóng cửa ở trong nhà, ngại sang nhà hàng xóm chơi vì trời tối quá. Thế mà giờ đây hai bên đường san sát những ngôi nhà hai tầng mọc lên. Đèn điện được thắp sáng trưng. Những cột giàn ăng ten dựng lên cao ngất. Chắc hẳn ở khắp các miền quê trên đất nước ta, có rất nhiều nơi có cảnh đẹp và sự đổi mới giống như quê em.
                       Quê hương nếu ai không nhớ

                        Sẽ không lớn nổi thành người

    Câu hát trên cứ văng vẳng bên tai. Em nghĩ lớn lên dù có đi đâu xa, em cũng không thể quên nơi chôn rau, cắt rốn. Hiện nay, đang ngồi trên ghế nhà trường em nghĩ sẽ học tập giỏi để mai này lớn lên, xây dựng quê hương em ngày càng giàu đẹp, để không phụ công lao dưỡng dục của cha mẹ và thầy cô.

      bởi Nguyễn Hoàng Ngân 06/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Trong cuộc đời của mỗi con người, ai cũng có những hồi ức riêng để lưu giữ trong tim, để nhớ, để trân trọng. Có thể là những kỉ niệm êm đềm đáng nhớ của tuổi thơ, thời học trò.... Riêng tôi, tôi nhớ mãi những kỉ niệm, niềm vui, hạnh phúc bên người thân. Đó là bà nội của tôi. Mỗi khi nhắc đến bà nội lòng tôi lại dâng lên những cảm giác trong sáng, trân trọng bà.   Năm nay, nội tôi đã bay mươi rồi. Cái tuổi không còn trẻ trung gì nữa nhưng bà có sự lạc quan, yêu đời, sức sống mãnh liệt đối với đời. Hồi còn trẻ, bà mạnh khỏe và làm việc rất tháo vát. Tuy đã già nhưng bà vẫn còn mạnh khỏe như hồi xưa. Bởi bà tập thể dục buổi sáng rất đều đặn. Bà nói: “Phải tập thể dục và ăn uống điều độ mới có sức khỏe tốt”. Dáng bà đi nhanh nhẹn, làm việc gì cũng tháo vát.   Bà rất thương tôi, bà thường dạy cho tôi nhiều điều hay lẽ phải, học làm sao để trở thành một công dân tốt cống hiến cho xã hội. Tôi thương bà bởi lòng nhân hậu hay giúp đỡ người khác. Hang xóm ai cũng quý mến bà, vì bà luôn quan tâm giúp đỡ họ. Mỗi khi ai cần gì giúp, bà luôn sẵn sàng, mở rộng con tim để giúp. Các anh hàng xóm khoảng mười bảy, mười tám tuổi thường làm những việc sai trái vì bỏ học, thất nghiệp nên bà cũng hỏi han và khuyên nhủ các anh đó hiểu về pháp luật, phải có công việc làm ăn. Tôi rất tự hào về bà. Bà nói: “Hàng xóm “tối lửa tắt đèn có nhau” mà!, con phải quan tâm giúp đỡ bạn bè và những người xung quanh”. Tôi vâng lời và học tập theo bà. Mỗi tôi bà thường kể tôi nghe những câu chuyện cổ tích, cuộc sống của mọi người của ngày xưa rất khổ, những điều cần biết trong xã hội...   Mỗi khi tôi làm điều gì sai thì bà không la mắng mà ân cần dạy bảo, khuyên nhủ tôi. Hạnh phúc khi tôi nhận những điểm mười ở trên lớp, hạnh phúc hơn nữa là khi bà biết tôi đạt danh hiệu học sinh giỏi trong năm học lớp Bảy vửa rồi. Mặc dù bà đã lớn tuổi rồi nhưng bà còn trồng rau và nuôi một đàn lợn. Tôi thường giúp bà tưới rau, bón phân hay cho lợn ăn,... Mẹ của tôi nói rằng: “Bà đã lớn tuổi rồi, không nên nuôi lợn làm gì cho cực để cho chúng con lo là đủ rồi”. Mà bà không chịu nghe. Bà nói: “ Bà không muốn ăn không ngồi rồi”. Bà nói là làm, không ai có thể cản được. Bà nói rồi đi ra vườn tưới rau, cho lợn ăn. Mỗi khi tôi đau, bà lo lắng vô cùng, phải chăm sóc tôi từng chén cháo , từng viên thuốc. Khi tôi khỏe bệnh thì bà rất vui mừng. Niềm vui của tươi cười trên môi nhưng lại có vai giọt nước mắt thấm trên mắt.    Không phải ngày nào bà cũng vui, cũng làm việc đều đặn la không bệnh, không mệt mỏi. Mà cứ mỏi đêm, bà thường thức giấc, đối diện với bức tường phẳng trong căn phòng trống. Dường như bà đang rất buồn vì ông đã mất. Và em nhận thấy được sự già yếu trên khuôn mặt có nhiều nếp nhăn, làn da điểm đồi mồi. Những tâm sự, nỗi buồn này dù bà không nói ra nhưng tôi cũng thầm hiểu trong sự cô đơn của bà.    Một kỉ niệm mà tôi sẽ không bao giờ quên bà. Hồi ấy, tôi là học sinh lớp Một. Vì trường gần nên tôi phải đi bộ đến trường. Sau tan học, trời mưa to. Bà phải làm xong hết mọi việc rồi bà đón tôi. Vì bà sợ tôi bị cảm nên phải đem áo mưa đến tận trường cho tôi. Tôi thương bà lắm. Tôi dúi đầu vào lòng bà khóc, hơi ấm của bà làm vơi đi nỗi sợ hãi của tôi.   Tôi sẽ nhớ mãi những lời dạy của bà và những kỉ niệm đẹp bên bà. Nó sẽ sống mãi trong lòng tôi, giục tôi bước đi nhanh hơn trên con đường thành công của cuộc đời. “Con hứa sẽ học thật tốt, cố gắng làm con ngoan trò giỏi để không phụ lòng mong mỏi của bà. Bà mãi mãi là người con quý trọng nhất.

      bởi Eath Hour 07/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • đề 2

    Cây tre Việt Nam được Thép Mới viết để làm lời thuyết minh cho bộ phim cùng tên của các nhà điện ảnh Ba Lan. Thông qua hình ảnh cây tre, bộ phim đã thể hiện đất nước và con người Việt Nam, ca ngợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta. Lời thuyết minh đã góp phần làm lên giá trị của bộ phim, nó được coi như là một bài tuỳ bút đặc sắc, một bài thơ - văn xuôi đẹp của nhà báo, nhà văn Thép Mới.

    Câu mở đầu Thép Mới viết: Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam. Phải chăng tác giả đã xác lập mối quan hệ gắn bó lâu đời, đặc biệt giữa tre với người Việt Nam - nông dân Việt Nam. Chính vì thế mà tre có mặt khắp nơi trên đất nước: Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ, luỹ tre thân mật làng tôi... đâu đâu cũng có tre nứa làm bạn. Chỉ có một câu văn thôi mà đã gợi lên được tre ở mọi miền Tổ quốc. Hình ảnh đối xứng nhịp nhàng, câu văn có nhạc tính, đọc lên nghe rất thích thú. Tiếp ngay sau đó, nhà văn ca ngợi những đức tính đáng quí của tre: Vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre củng xanh tươi. Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Sức sống bền vững, dẻo dai; dáng vẻ thanh cao, giản dị của tre một lần nữa được nói lên trong những câu văn giàu nhạc tính, cân xứng nhịp nhàng. Đọc đến câu Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người thì ta bỗng hiểu ra cái ý vị sâu sắc: cây tre chính là con người Việt Nam,- là tượng trưng cho dân tộc Việt Nam và những phẩm chất cao quí của tre cũng là những đức tính đẹp đẽ của con người.

    Nhận định tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam là tư tưởng xuyên suốt bài văn. Để chứng minh cho nhận định này, tác giả đã đưa ra một hệ thống luận điểm với nhiều dẫn chứng. Luận điểm thứ nhất như đã nói ở phần mở đầu, sự gắn bó của cây tre với con người Việt Nam. Cây tre có mặt ở khắp nơi trên đất nước. Hơn thế nữa, tre ăn ở với người đời đời kiếp kiếp. Đã từ lâu đời, dưới bóng tre xanh con người Việt Nam đã làm ăn sinh sống và gìn giữ một nét văn hoá cổ truyền. Tre còn giúp người trăm nghìn công việc khác nhau như là cánh tay của người nông dân:

    Cánh đồng ta năm đôi ba vụ

     Tre với người vất vả quanh năm.

    Trong cuộc sống đời thường, tre gắn bó với con người thuộc mọi lứa tuổi: với tuổi thơ, tre là nguồn vui - các bạn nhỏ chơi chuyền đánh chắt bằng tre; với lứa đôi nam nữ thì dưới bóng tre là nơi hò hẹn tâm tình; với tuổi già hút thuốc làm vui thì có chiếc điếu cày... Suốt một đời người, từ thuở lọt lòng trong chiếc nôi tre, đến khi nhắm mắt xuôi tay, nấm trên giường tre, tre với mình sống có nhau, chết có nhau, chung thuỷ.

    Trong cuộc chiến đấu bảo vệ quê hương đất nước, tre cũng gắn bó cùng dân tộc. Ta kháng chiến, tre lại là đồng chí chiến đấu của ta... Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù... Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Chính trong hoàn cảnh chiến đấu, tre bộc lộ nhiều phẩm chất cao quí khác: thẳng thắn, bất khuất Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng. Tre lại vì ta mà cùng ta đánh giặc. Trong lịch sử kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc, cây tre càng gắn bó khăng khít, chặt chẽ hơn với con người Việt Nam. Từ truyền thuyết cây tre đằng ngà cùng anh hùng làng Gióng đánh tan giặc Ân, đến câu ca dao:

    Trồng tre nên gậy, gặp đâu đánh què!

    Cho tới cuộc kháng chiến chống Pháp... cây tre rất xứng danh anh hùng bất khuất, như dân tộc Việt Nam bất khuất anh hùng.

    Đế tổng kết vai trò lớn lao của cây tre đối với đời sống con người và dân tộc Việt Nam, tác giả đã khái quát: Tre, anh hùng lao động! Tre , anh hùng chiến đấu.

    Cây tre tiếp tục gắn bó thân thiết với dân tộc Việt Nam trong hiện tại và mãi mãi sau này. Phần kết của bài kí, tác giả đặt ra một vấn đề có ý nghĩa: vai trò của cây tre khi đất nước bước vào thời kì mới (Công 

    nghiệp hoá - hiện đại hoá) trong giai đoạn hiện tại và tương lai, khẳng định tre mãi mãi là người bạn chia bùi, sẻ ngọt với con người. Để đưa người đọc đến vấn đề này, tác giả bắt đầu từ hình ảnh nhạc của trúc, của tre, hình ảnh sáo tre, sáo trúc biểu lộ tâm tình của con người Việt Nam. Những câu văn viết về nhạc của trúc, của tre thiết tha bay bổng như một đoạn thơ - văn xuôi giàu nhạc tính. Sau đó, tác giả lấy câu tục ngữ tre già măng mọc và hình ảnh măng non trên phù hiệu đội viên thiếu nhi làm phương tiện chuyển ý rất tự nhiên để khẳng định vị trí của cây tre trong tương lai của đất nước: Nứa tre... còn mãi với dân tộc Việt Nam, chia ngọt sẻ bùi của những ngày mai tươi hát... Ngày mai, trển đất nước này, sắt thép có thể nhiều hơn tre nứa. Nhưng trên đường đời ta dấn bước, tre xanh mãi là bóng mát. Tre vẫn mang khúc nhạc tâm tình... Nghĩa là cây tre với những phẩm chất quí báu của nó lưu giữ biết bao giá trị lịch sử, giá trị vàn hoá, tượng trưng cao quí của dân tộc Việt Nam vẫn còn mãi với các thế hệ Việt Nam hôm nay và mai sau, với bao niềm tự hào và kiêu hãnh:

    Mai sau

    Mai sau

    Mai sau...

    Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh...

    Bài Cây tre Việt Nam với nhiều chi tiết, hình ảnh chộn lọc mang ý nghĩa biểu tượng, phép nhân hoá sử dụng thành công, lời văn giàu cảm xúc và nhịp điệu, Thép Mới đã đem đến cho người đọc vẻ đẹp bình dị và những phẩm chất cao quí của cây tre. Cây tre đã trở thành một biểu tượng của đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam .

      bởi Eath Hour 07/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • đề 3

    Sau vài năm học tập và công tác tại nước ngoài, hôm nay tôi mới có dịp trở về quê hương thân yêu-nơi chôn rau cắt rốn của mình. Một cái gì đó nghẹn ngào trong sóng mắt, một chút bâng khuâng của một cái tôi vừa trở về từ phương Tây đến với phương Đông truyền thống ngọt ngào, sâu lắng của quê hương. Trong người tôi như bị hòa quyện bới cổ điển và hiện đại, Đông và Tây. Quê hương sau những chặng đường đổi mới hiện lên thật đẹp và văn minh.

    Chiếc xe của tôi dần tiến về phía cổng làng. Đình làng trước kia với mái ngói rêu xanh, những cây đa cổ thụ làm bóng mát cho người nông dân nghỉ ngơi thì giờ đã được tu bổ lại, khang trang và rộng rãi hơn. Những màu sơn sặc sỡ đã mang đến cho bức tranh quê hương một diện mạo mới. Tôi xuống xe và đi dạo. Hai bên đường là những hàng bạch đàn, phi lao xanh rì, đứng lặng trong gió như đang thì thầm cùng nhau. Những con đường bê tông trắng, phẳng lì như những dải lụa nối đuôi nhau giúp giao thông thuận tiện hơn chứ không còn là những con đường gồ ghề như trước nữa. Ngắm nhìn những mái nhà tầng mọc lên san sát, có lẽ cuộc ống của người dân nơi đây đã được cải thiện rất nhiều.
    Gặp các bác nông dân, tôi cất tiếng chào. Có lẽ cũng nhiều năm chưa về quê, nên tôi thay đổi và mọi người không nhận ra cô bé năm nào nữa. Chỉ có điều, có một thứ vẫn không thay đổi đó là tình quê, cái chân chất, mộc mạc và bình dị của những con người quê hương vẫn thế. Cái hồn quê, một miền yên bình và thanh tươi vẫn chảy vào tâm hồn tôi như ngày nào. Vẫn giọng quê ấy, con người ấy. Có thể học trở nên năng động nhanh nhẹn hơn, điều ấy cũng dễ hiểu thôi vì trước nhịp sống sôi động của thời đại họ cũng cần thích ứng để hòa nhập, cùng đưa đất nước đi lên.
    Những công trình như nhà máy, công ty, xí nhiệp của các ngành công nghiệp nhẹ được dựng lên khá nhiều. Điều này vừa góp phần đổi mới quê hương, cũng góp phần dần kích thích nền nông nghiệp nước ta chuyển từ nông nghiệp sang công nghiệp để sánh vai với các cường quốc năm châu. Người nông dân cũng có thêm cơ hội để có được việc làm, gia tăng thu nhập. Cuộc sống mới của người dân nơi đây thật khiến tôi hạnh phúc. Họ đã lớn lên cùng với những lũy tre, cánh đông, cánh diều và những mái nhà tranh như tôi nay được ánh sáng của Đảng giác ngộ, tiến đế xây dựng thời kì kinh tế xã hội chủ nghĩa, quả là đáng quý. Dân tộc ta sẽ bước sang một trang mới hơn từ những sự đổi thay nhỏ này. Người nông dân cũng trở thành những con người thời đại, năng động, tích cực trong việc phát triển kinh tế đất nước, còn gì vui cho bằng một dân tộc cùng đoàn kết phát triển.
    Quê hương vẫn như thế, vẫn sống trong tôi bởi một hồn quê, tình quê không bao giờ vơi cạn, nhưng quê hương thân yêu cũng càng ngày càng lột xác để xây dựng một đất nước tươi đẹp, hiện đại, văn minh. Một sự hòa hợp, kết nối và giao lưu đầy hứa hẹn giữa cổ và kim, đông và tây.

      bởi Eath Hour 07/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • có thưởng ko bạn ơi?

      bởi Ngố ngây Ngô 07/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1/1/2018 qua rất lâu rồi

      bởi Nguyễn Trần Bảo Khôi 09/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF