Giải thích nguồn gốc dân tộc Việt
Giải thích nguồn gốc dân tộc Việt?
HELP ME VỚI!
Trả lời (2)
-
Dân tộc Việt Nam là một danh từ chung để chỉ các dân tộc có vùng cư trú truyền thống là lãnh thổ nước Việt Nam hiện nay.
Nguồn gốc của các dân tộc ở Việt Nam chỉ mới được xác định cho một số dân tộc thiểu số mới hình thành hoặc di cư đến từ thời kỳ có sử, như H'Mông, Sán Dìu,... Đối với nhiều dân tộc, đặc biệt là nguồn gốc người Việt[a], thì còn ở mức giả thuyết. Các giả thuyết nguồn gốc các dân tộc được chia ra hai phái:
- Giả thuyết bản địa cho rằng nguồn gốc chính từ người Việt bản địa, vốn là chủ nhân của các nền văn hóa thời kỳ đồ đá tại Việt Nam từ 7-20 Ka BP (Kilo annum before present, ngàn năm trước)[1].
- Giả thuyết thiên di cho rằng nguồn gốc của các dân tộc Việt Nam bắt nguồn từ Tây Tạng[2] hoặc Hoa Nam, di cư đến vào thời kỳ đồ đá muộn.
Mục lục
[ẩn]- 1Quá trình hình thành các dân tộc Việt Nam
- 2Các bằng chứng khảo cổ học
- 3Các bằng chứng nhân chủng học
- 4Các bằng chứng sinh học phân tử
- 5Các bằng chứng ngôn ngữ
- 5.1Dấu hiệu ngôn ngữ trong tiếng Hoa
- 5.2Dấu hiệu từ quá trình phát triển của tiếng Việt
- 6Các bằng chứng văn hóa dân gian
- 6.1Các truyền thuyết
- 6.2Các tập tục
- 7Các giả thuyết
- 7.1Thuyết thứ nhất
- 7.2Thuyết thứ hai
- 7.3Thuyết thứ ba
- 8Biến động dân tộc từ khi giành độc lập
- 9Các tranh cãi
- 10Chú thích
- 11Tham khảo
- 12Xem thêm
- 13Liên kết ngoài
Quá trình hình thành các dân tộc Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]
Sơ đồ về sự hình thành Chủng Nam Đảo và Chủng Nam Á Địa bàn cư trú của các tổ tiên các Dân tộc Việt NamTheo các tài liệu phổ biến hiện nay thì quá trình hình thành các dân tộc Việt Nam có thể chia thành ba giai đoạn:
- Theo các nhà nhân chủng học, loài người được phân chia thành bốn đại chủng chính, đó là: Đại chủng Âu (Caucasoid; Europoid), Đại chủng Phi(Negroid), Đại chủng Á (Mongoloid), Đại chủng Úc (Australoid, hay còn gọi là Đại chủng Phương Nam). Vào khoảng 30 Ka BP, có một bộ phận thuộc Đại chủng Á sống ở tiểu lục địa Ấn Độ di cư về phía đông, tới vùng ngày nay là Đông Dương thì dừng lại. Tại đây, bộ phận của Đại chủng Á kết hợp với bộ phận của Đại chủng Úc bản địa và kết quả là sự ra đời của chủng Cổ Mã Lai (tiếng Pháp: Indonésien). Người Cổ Mã Lai có nước da ngăm đen, tóc quăn gợn sóng, tầm vóc thấp. Người Cổ Mã Lai từ vùng Đông Dương lan tỏa về hướng bắc tới sông Dương Tử; về phía tây tới Ấn Độ, về phía nam tới các đảo của Indonesia, về phía đông tới Philippines.
- Cuối thời kỳ đồ đá mới, đầu thời kỳ đồ đồng (khoảng 5 Ka BP). Tại khu vực mà ngày nay là miền bắc Việt Nam, miền nam Trung Quốc (từ sông Dương Tử trở xuống), có sự chuyển biến do chủng Cổ Mã Lai tiếp xúc thường xuyên với Đại chủng Á từ phía bắc tràn xuống, sự chuyển biến này hình thành một chủng mới là chủng Nam Á (tiếng Pháp: austro-asiatique). Do hai lần hòa nhập với Đại chủng Á mà Chủng Nam Á có những nét đặc trưng nổi trội của Đại chủng Á hơn là những nét đặc trưng của Đại chủng Úc. Cũng chính vì thế Chủng Nam Á được liệt vào một trong những bộ phận của Đại chủng Á.
- Thời kỳ sau đó, Chủng Nam Á được chia thành một loạt các dân tộc mà các cổ thư Việt Nam và Trung Hoa gọi là Bách Việt. Thực ra không có đến một trăm (bách) dân tộc nhưng quả thật đó là một cộng đồng dân cư rất đông đúc bao gồm: Điền Việt (cư trú tại Vân Nam, Trung Quốc), Sơn Việt, Dương Việt, Mân Việt, Đông Việt, Nam Việt (cư trú tại Quảng Đông, Trung Quốc),Âu Việt (cư trú tại Quảng Tây, Trung Quốc và vùng Việt Bắc Việt Nam), Lạc Việt (vùng đồng bằng Bắc bộ Việt Nam),... sinh sống từ vùng nam sôngDương Tử cho đến Bắc bộ (Việt Nam). Ban đầu, họ nói một số thứ tiếng như:[b] Môn-Khmer, Việt-Mường, Tày-Thái, H'Mông-Dao,... Sau này quá trình chia tách này tiếp tục để hình thành nên các dân tộc và các ngôn ngữ như ngày nay. Trong khi đó, phía nam Việt Nam, dọc theo dải Trường Sơn vẫn là địa bàn cư trú của người Cổ Mã Lai. Theo thời gian họ chuyển biến thành Chủng Nam Đảo. Đó là tổ tiên của các dân tộc thuộc nhóm Chàm.
Việc xác định về mặt địa lý có thể hình dung như sau:
- Địa bàn cư trú của người Bách Việt là một tam giác mà đáy là sông Dương Tử, đỉnh là Bắc trung bộ, Việt Nam (xem hình, tam giác màu đỏ).
- Địa bàn cư trú của người Bách Việt và Nam Đảo là một tam giác mà đáy là sông Dương Tử, đỉnh là đồng bằng sông Mê kông, Việt Nam (xem hình, tam giác màu vàng).
- Địa bàn cư trú của hậu duệ người Cổ Mã Lai, mà ngày nay là phần lớn các cư dân Đông Nam Á là một vùng rất rộng kéo dài từ Ấn Độ đến Philippines theo chiều tây đông, và từ sông Dương Tử xuống đến Indonesia theo chiều bắc nam.
Các bằng chứng khảo cổ học[sửa | sửa mã nguồn]
Xem thêm thông tin: Việt Nam thời tiền sử
Vùng phân bố của văn hóa Hòa BìnhCác nghiên cứu khảo cổ học ở Việt Nam và Đông Dương có bề dày hơn một thế ký, là tư liệu chủ chốt trong tìm hiểu nguồn gốc các dân tộc. Nghiên cứu đã xác định racác nền văn hóa cổ Việt Nam kế tiếp nhau từ 25 Ka BP (văn hóa Tràng An, văn hóa Ngườm) đến đầu công nguyên.
Một trong các bằng chứng nổi bật nhất chứng minh các dân tộc Đông Nam Á[3], trong đó có Việt Nam, có chung một thế hệ nguồn gốc đầu tiên là việc các nhàkhảo cổ học đã phát hiện ra rất nhiều điểm tương đồng về một nền văn hóa rất phát triển gọi là Văn hóa Hòa Bình (niên đại 14 - 12 Ka BP) ở rải rác các nơi ở Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan và "vòng đảo Đông Nam Á". "Người Hòa Bìnhlà ai?. Trong hang Con Moong còn tìm thấy nhiều hài cốt, đa số xương đã mũn nát, nhưng còn một bộ với răng sọ, cho thấy chủng tộc là Australoid negrito" (Nguyễn Đức Hiệp, 2012)[3]. Trong các văn liệu quốc tế "người Hòa Bình" (Hoabinhian) này còn được gọi là Proto-Malay, đã phân bố rộng khắp Đông Nam Á, với các phát hiện ở Tabon (Palawan, Philippines), ở hang Niah (Sarawak, Malaysia), và ở các hang Ma, hang Pa Chan, Moh-Kiew, Lang Rongrien ở Thái Lan. Họ cũng được xác định là có liên hệ về di truyền với các chủng người bản địa Úc hiện nay[3].
Dựa theo thuyết "rời khỏi châu Phi" (Out-of-Africa) thì Hoabinhian thuộc làn sóng di cư thứ nhất. Làn sóng di cư thứ hai, được nhắc đến trong văn liệu Malaysia là "người Malay thứ hai" (Deutero-Malay)[4] di cư đến thì Proto-Malay một phần bị đồng hóa, phần tuyệt diệt và phần còn sót lại đến ngày nay là những bộ tộc biệt lập người Negrito ở Philippines, Malaysia,Andaman, và còn sót ở Đài Loan đến Tk 19[5]. Làn sóng di cư thứ hai dẫn đến vùng đông nam và đông châu Á nói chung, được định hình với các cư dân tổ tiên của các dân tộc thuộc ngữ hệ Nam Đảo, Nam Á, Tai-Kadai và Hán-Tạng, từ Ấn Độ đi qua hành lang Bengal đến chiếm lĩnh, thay thế dần Hoabinhian và tạo ra các nền văn hóa trẻ hơn. Sự di cư đến tạo ra tình trạng các dân tộc với các ngôn ngữ khác nhau sống xen nhau.
Trường phái "phát triển liên tục" thì cho rằng các nền văn hóa cổ đã phát triển liên tục và kế tiếp nhau đến thời sơ sử. Cá biệt còn có ý kiến cho rằng từ "văn hóa Hòa Bình từ Đông Nam Á lan tỏa đến các vùng khác", coi Đông Nam Á là một trong số cái nôi phát triển của loài người, như Wilhelm G. Solheim (1972), Stephen Oppenheimer[6], và một số học giả trong nước. Tuy nhiên một số ý kiến xuất này hiện trước khi có tiến bộ trong ứng dụng sinh học phân tử. Và việc kiểm chứng bằng sinh học phân tử để xác định quan hệ tổ tiên của các di cốt, để xác định sự liên tục phát triển, thì chưa được thực hiện.
Dù ý kiến khác nhau, thì các bằng chứng khảo cổ học cho thấy các dân tộc chủ yếu hiện sống trên lãnh thổ Việt Nam, vào đầu thời sơ sử đã là các dân tộc bản địa.
Các bằng chứng nhân chủng học[sửa | sửa mã nguồn]
Các bằng chứng sinh học phân tử[sửa | sửa mã nguồn]
Những thành tựu về di truyền học và sinh học phân tử trong sinh học đã cung cấp phương tiện hàng đầu cho nghiên cứu tiến hóa của loài người[c], cũng như tiến hóa của sinh giới nói chung. Theo dõi các biến dị trong bộ mã di truyền cho phép xác định sự tiến hóa và phát tán các quần thể người. Trong số đó thì nghiên cứu các vùng mã di truyền sau đây có ứng dụng đặc biệt:[d]
Đường phát tán loài người theo các nhóm đơn bộimtDNA (dòng mẹ) theo Kalevi Wiik (2008)[7]. Phần màu trắng là đất liền vào thời kỳ băng hà 10 Ka về trước, nay bị chìm dưới biển. Đường phát tán loài người theo các nhóm đơn bội Y-ADN (dòng bố) theo Kalevi Wiik (2008)[7].- Vùng không tái tổ hợp trên nhiễm sắc thể Y (NRY), gọi là cácnhóm đơn bội Y-ADN, là các mã di truyền chỉ truyền theo dòng đực, nhờ đó truy tìm được phả hệ theo bố của cá thể đực. Nó dẫn đến kết luận về ông Adam nhiễm sắc thể Y, tổ phụ gần nhất của tất cả nam giới hiện nay trên thế giới, sống vào cỡ 100 đến 300 Ka BP tại châu Phi.[8][9]
- ADN của ty thể, hay mtDNA, là các mã di truyền chỉ do mẹ truyền cho con (gái & trai), nhờ đó truy tìm được phả hệ theo mẹ của cá thể cái. Nó dẫn đến kết luận về bà Eve ti thể, tổ mẫu gần nhất của tất cả phụ nữ hiện nay trên thế giới, sống vào cỡ 100-200 Ka BP tại châu Phi.[10][e]
Ngoài ra, các yếu tố như nhóm kháng nguyên bạch cầu (HLA, Human Leucocyte Antigen), dấu chỉ bàn tay,... là biểu hiện của mã di truyền nhưng dễ đo dạc hơn, cũng được sử dụng.
Việc so sánh gen trong di cốt cổ với người hiện đại thì phục vụ truy tìm quan hệ tổ tiên và hậu duệ. Nếu thực hiện thì sẽ xác định được chủ nhân các nền văn hóa cổ, ví dụ ở bán đảo Đông Dươnglà ai, có liên tục đến nay hay không.
Các nghiên cứu còn thực hiện ở các động thực vật nuôi trồng mà họ mang theo, thậm chí cả vi khuẩn trong bao tử,... Những nghiên cứu này xác định Đông Nam Á là cái nôi thực hiện thuần hóa lúa châu Á Oryza sativa [11] từ lúa hoang Oryza rufipogon từ 8-13 Ka BP.[f] Có tài liệu nói đến thuần hóa lợn từ 9 Ka BP, nhưng nguồn dẫn chứng thiếu rõ ràng.
Phân bố hiện nay của các ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Nam Á, gợi ý hình dung quá trình đông tiến của proto-Austro-Asiatic từ Ấn ĐộKết quả nghiên cứu sinh học phân tử dẫn đến mô hình được chấp nhận rộng rãi nhất và hợp lý nhất về sinh học, là thuyết "rời khỏi châu Phi" (Out-of-Africa). Thuyết này cho rằng loài người hình thành ở châu Phi và phát tán ra khắp thế giới theo nhiều đợt[12], thể hiện thống trị trên các trang wiki về "Human evolution". Nó làm đảo lộn nhiều giả thuyết trước đây vốn dựa trên thuyết nguồn gốc đa vùng.
Đợt phát tán đầu tiên là cuộc vượt Biển Đỏ của cỡ 150-300 người, xảy ra vào quãng giữa 120 - 60 Ka BP, chiếm lĩnh vùng Cân Đông. Họ phát triển và phát tán về phía đông, đến tận Úc, thể hiện ở hóa thạch Mungo Man tuổi 40 Ka, và là tổ tiên của thổ dân châu Úc(Aborigine) hiện nay. Rosenberg và các nhà khoa học TQ (2002) thì công bố hóa thạch người tại Liu Jiang (Quảng Tây, TQ, phát hiện 1958) định được tuổi là 67 Ka?[13]. Mặt khác các học giả nói chung đã cho rằng thổ dân Úc không phải là họ hàng gần nhấtcủa một số nhóm người Nam Á hoặc nhóm châu Phi. Mô hình di cư cho thấy tại nơi mà tổ tiên của họ đi qua Nam Á đến Australia mà không pha lẫn di truyền với các quần thể khác trên đường đi[14]. Kỹ thuật di truyền cho thấy hồi 60 Ka BP, số lượng người hiện đại trên toàn hành tinh chỉ khoảng 10 ngàn trong độ tuổi sinh sản[15]. Điều này cho thấy hồi 40 Ka BP thì vùng đông & nam Á tới Australia đã có người nhưng với mật độ thưa thớt. Họ là những Hoabinhian hay "Proto-Malay", bộ phận còn sót đến ngày nay là những người Negrito.
Liên quan đến đợt di cư sau tới vùng Đông Á thì nghiên cứu gen của Chu J.Y. và cộng sự (1998), cho ra nhiều ý nghĩa[16], thể hiện ở nhận xét "Phát sinh chủng loài học cũng cho rằng có nhiều khả năng tổ tiên của người hiện đang cư trú tại khu vực Đông Á đến từ Đông Nam Á". Các nghiên cứu Y-ADN sau này (2007)[17] thì cho thấy "Sự phổ biến của nhóm đơn bộiO1 Y-ADN trong số các sắc tộc Nam Đảo và Thái cũng gợi ý về nguồn gốc tổ tiên chung với các dân tộc Hán-Tạng, Nam Ávà H'Mông-Miền vào khoảng 35 Ka BP tại Trung Quốc". Điều này phụ họa với thuyết Out-of-Africa, rằng các nhóm thuộc pro-mongoloid đã hình thành đâu đó ở phía đông của vùng Trăng lưỡi liềm màu mỡ (Fertile Crescent) đến vùng sông Hằng, và đã đông tiến, một bộ phận theo đường Altai đến trung-bắc Á, còn bộ phận khác qua Ấn Độ đến đông và đông nam Á. Bằng chứng khảo cổ cho thấy người tiền sử đến nam Trung Quốc qua đường Vân Nam từ hơn 30 Ka BP.
Các nghiên cứu gen tốn kém nên tại Việt Nam ít được thực hiện. Một số được thực hiện với sự tài trợ của nước ngoài (Pháp), như nghiên cứu ADN của Vu - Trieu (1997)[18] hay nghiên cứu mtDNA của Ivanova (1999)[19] lại cho ra kết quả [g] bị phê phán, vì đã chọn số gen ít, không đặc trưng[20], và đặc biệt là lấy mẫu từ người Kinh ở Hà Nội, vốn có nguồn gen phức tạp, có sự tiếp nhận gen từ dòng người Hoa nhập Việt qua ngàn năm bắc thuộc và ngàn năm phong kiến sau đó. Đáng ra họ phải lên vùng núi mà lấy mẫu ở người Mường.
Dẫu vậy thì các nhà nghiên cứu vận dụng thành tựu trung của thế giới về thuyết Out-of-Africa, cho rằng xác suất nguồn gốc người Việt từ phương bắc xuống là gần bằng 0. Nguồn gốc các dân tộc cần xác định ở dòng chảy chung của quá trình phát tán đông tiến của những người proto-Austro-Asiatic từ tiểu lục địa Ấn Độ bắt đầu vào cỡ 30-40 Ka BP, lúc xảy ra các chủngIndo-European xâm lấn. Trên đường phát tán chung thì một số thị tộc proto-Austro-Asiatic trụ lại đâu đó và tồn tại đến ngày nay ở phía đông Ấn Độ, như các chủng nói tiếng Munda, Khasi thuộc ngữ hệ Nam Á. Bộ phận lớn thì chiếm lĩnh dải từ namMyanmar, trung Thái Lan đến phía đông bán đảo Đông Dương, phát triển thành các dân tộc Môn-Khmer hiện nay.[h][21]
Các bằng chứng ngôn ngữ[sửa | sửa mã nguồn]
Ngôn ngữ có vai trò thiết yếu trong việc phân loại các tộc người và theo dõi sự tiến hóa của các nhóm cư dân gần gũi nhau về mặt nhân chủng, được khẳng định là bằng chứng chỉ đứng sau di truyền học bởi những nhà nghiên cứu hàng đầu nhưL. Cavalli-Sforza[22]. Nó xác định các dân tộc có điểm chung trong ngôn ngữ thì trong quá trình phát triển đã từng chia sẻkhông gian chung nào đó.
Dấu hiệu ngôn ngữ trong tiếng Hoa[sửa | sửa mã nguồn]
Một số nhà nhân chủng ngôn ngữ học đã xác định "một số từ Trung Quốc có gốc rễ từ các từ Việt cổ", như "giang" (江) có nghĩa là sông (như trong Dương Tử Giang). 越, 粵, 鉞 trong chữ Hán cổ đều có âm là "việt" và cùng nghĩa có thể thay thế lẫn nhau được. Ngày nay 鉞, "lưỡi rìu dùng trong nghi lễ" và có thể tìm thấy rất nhiều ở Hàng Châu, Chiết Giang, là một phát minh của phương Nam; 粵 là tên gọi tắt cho tỉnh Quảng Đông; còn 越 chỉ Việt (Việt Nam) hoặc khu vực bắc Chiết Giang bao quanh Thiệu Hưng và Ninh Ba. Các tên gọi có thể có nguồn gốc phương Nam như Thần Nông, Nữ Oa vì không theo ngữ pháp tiếng Hoa.
Những biểu hiện này được các nhà nghiên cứu nói trên coi là bằng chứng về lãnh thổ Việt cổ ở phương bắc, cũng như để truy tìm cội nguồn dân tộc. Tuy nhiên nó không có tiếng vọng tới các nghiên cứu và văn liệu quốc tế. Nó thể hiện có các điểm yếu:
- Quá trình bành trướng và đồng hóa của người Hoa về phương nam được sử sách Trung Quốc ghi chép, gọi tên vùng là "Bách Việt", và tiếng nói của vùng là tiếng Hoa theo phát âm địa phương và hiện được gọi là "Việt ngữ" (Yue Chinese) mà ở Việt Nam gọi là tiếng Quảng Đông. Trong quá trình bành trướng thì một số từ ngữ hay địa danh được giữ nguyên và sử dụng. Các nghiên cứu của Chu J.Y.[16] cũng xác nhận giữa người Hán nam với người Hán bắc có sự khác nhau về một số gen.
- Việc coi Bách Việt là cương vực của người Việt cổ thì là chủ đề tranh cãi, vì rằng vùng này vốn có nhiều sắc dân thuộc các ngữ hệ phương nam khác nhau sinh sống, người Âu Việt hay Lạc Việt chỉ là một bộ phận.
- Ý tưởng nghiên cứu xác định bằng chứng về cương vực Việt cổ theo truyền thuyết "phía bắc giáp hồ Động Đình" thì bất khả thi, đơn giản là cư dân ở hồ Động Đình đã Hán hóa không ủng hộ nữa.
Dấu hiệu từ quá trình phát triển của tiếng Việt[sửa | sửa mã nguồn]
Tiếng Việt đã được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước xác định là thuộc ngữ chi Việt (Vietic)[23] cùng với tiếng Mường và tiếng của một số sắc dân thiểu số Nguồn, Chứt (Cheut), Pọng ở dãy núi Trường Sơn hay Thaveung (Aheu), Arem, Maleng,... ở trung & nam Lào, thuộc khối Việt-Katu của Nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer, trong ngữ hệ Nam Á (Austro-Asiatic Languages), cũng như tiến trình phát triển và phân nhánh ngôn ngữ:
Austro-Asiatic → Đông Môn-Khmer → proto Việt-Katu → proto Việt Chứt → Việt Mường chung (thời các vua Hùng) →Phân tách Việt Mường (Tk 12).
Quá trình phân tách tiếng Việt với tiếng Mường diễn ra từ Tk 7-8 và kết thúc ở Tk 12 (thời nhà Lý). Sự phân tách người Kinh khỏi khối Việt-Mường được xác định là do ảnh hưởng của quá trình Hán hóa cả về ngôn ngữ và di truyền. Nó cho thấy nghiên cứu sinh học phân tử ở người Kinh dễ bị lỗi nếu không chọn được cách lấy mẫu phù hợp. Các luận bàn về ngôn ngữ được nêu ở một đoạn ở bài của Bùi Xuân Đính.[24]
Tiến trình này cho thấy nguồn gốc các dân tộc Việt cổ gắn với sự phát tán đông tiến của các dân tộc Nam Á, đặc biệt lànhóm Môn-Khmer, và là phù hợp với bằng chứng sinh học phân tử và thuyết "từ châu Phi". Trong quá trình đông tiến này, phần lớn dân nhóm Môn-Khmer tiến đến trung phần bán đảo Đông Dương. Riêng các thị tộc "proto Việt Chứt" đã hình thành ở đâu đó, rồi sau đó, bộ phận tiến đến vùng Bắc Việt ngày nay hình thành ra người Việt Mường cổ, còn các thị tộc tổ tiên của người Thaveung (Aheu), Arem, Maleng,... dừng lại ở trung & nam Lào, còn người Nguồn, Chứt (Cheut), Pọng thì đến dãy núi Trường Sơn, Quảng Bình.
Tuy nhiên việc lắp ráp thời gian, địa điểm và bằng chứng trực tiếp về các sự kiện thì chưa giải được. Đó là do "giới hạn hiện hành của các phương pháp ngữ học khi truy ngược về quá khứ là 9.000 năm". Trong khi đó các động vật có vú sống theo dạng xã hội đàn nhỏ, như họ cá heo, linh cẩu, tinh tinh,... đã có bộ tín hiệu âm thanh với vốn trăm từ để giao tiếp và phân biệt đàn với nhau, còn người tiền sử thì đã có khả năng ngôn ngữ từ 200 Ka BP, thể hiện ở giải phẫu xương hàm (xem:Thời tiền sử/ Thời đại đồ đá cũ giữa). Sự phân dị ngôn ngữ đã bắt đầu từ 100 Ka BP[25]. Các hành vi hiện đại gồm ngôn ngữ và sự nhận thức tinh vi xuất hiện vào cỡ 50 Ka BP. Điều này cho thấy vào lúc hình thành các ngữ hệ thì các nhóm chủ nhân tương ứng, đã cư trú ở các lãnh thổ tách biệt nhau, xa hay gần tùy theo sự khác nhau của ngữ hệ. (Xem: Nguồn gốc ngôn ngữ) Sau này khi đông tiến diễn ra, các thị tộc phát tán theo lựa chọn của riêng họ, thì các cư dân thuộc ngữ hệ khác nhau mới sống xen kẽ nhau giống như hiện nay. Sự tương tác giữa các ngôn ngữ cũng đã diễn ra theo cả hai hướng:
- Các thị tộc "cởi mở' dễ dàng tiếp nhận và vay mượn từ ngữ, cao nhất là đổi sang sử dụng ngôn ngữ phổ biến của vùng cư trú (hiện tượng cùng ngôn ngữ khác nhân chủng).
- Các thị tộc/bộ lạc bảo thủ, không chấp nhận sự xâm nhập của kẻ lạ, và ngôn ngữ là dấu hiệu hàng đầu để phân biệt.
Tính bảo thủ trong ngôn ngữ lẫn phong tục dẫn đến ở phương đông có hàng ngàn ngôn ngữ/dân tộc khác nhau, trong đó có ngôn ngữ chỉ có vài trăm người nói (đang bị mai một do toàn cầu hóa). Bảo thủ ở mức cực đoan là các bộ lạc người Negrito hiện đang sống biệt lập, sẵn sàng giết những người xâm nhập, như ở Papua New Guinea, hay người Sentinel ởquần đảo Andaman.
Các bằng chứng văn hóa dân gian[sửa | sửa mã nguồn]
Nước Văn Lang năm 500 TCNCác truyền thuyết[sửa | sửa mã nguồn]
Truyền thuyết "Con Rồng cháu Tiên" nói về nguồn gốc của dân tộc Việt.
- Nguồn gốc dân tộc Việt bắt đầu từ họ Hồng Bàng. Vị vua đầu tiên là Kinh Dương Vương (vua nướcXích Quỷ) hiện còn có mộ tại làng An Lữ, huyệnThuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Ông lên làm vua vào khoảng năm Nhâm Tuất (2879 TCN) sau đó lấy bàLong Nữ (con gái Thần Long là vua Hồ Động Đình), sinh hạ được Sùng Lãm. Sùng Lãm lên làm vua, lấy hiệu là Lạc Long Quân, lấy bà Âu Cơ (con gái Đế Lai) sinh ra 100 trứng, nở ra 100 người con. Một hôm nhà Vua bảo bà Âu Cơ: "Ta là giống Rồng, nàng là giống tiên, thủy hỏa khắc nhau, chung hợp thật khó". Bèn từ biệt nhau. Hai ông bà đồng ý chia hai số người con; năm mươi người con theo mẹ lên núi, số còn lại theo cha xuống biển. Sau đó, nước Xích Quỷ chia thành nhiều nước gọi là Bách Việt. Một trong các nước nhỏ này là nước Văn Lang. Lạc Long Quân về sau phong cho người con trưởng làm vua nước Văn Lang, xưng hiệu là Hùng Vương thứ 1, đặt quốc hiệu là Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu (Bạch Hạc, Vĩnh Phúc hoặc Phú Thọ). Dòng dõi Hùng Vương lưu truyền được 18 đời, đến đời Hùng Vương thứ 18 thì bị nhà Thục lấy mất nước.
- Trích Đại Việt Sử ký toàn thư khắc ở bia lăng Kinh Dương Vương như sau: Kinh Dương Vương tên huý là Lộc Tục, là bậc thánh trí có tư chất thông minh, tài đức hơn người, tinh thần đoan chính, sức khoẻ phi thường. Kinh Dương Vươnghình thành nhà nước sơ khai đầu tiên vào năm Nhâm Tuất (2879 TCN) đặt quốc hiệu là Xích Quỷ (tên một vì sao sắc đỏ rực rỡ, sáng nhất trong 28 vì sao của dải ngân hà) đóng đô ở Hồng Lĩnh (nay là Ngàn Hống, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh). Sau đó dời đô ra Ao Việt (Việt Trì). Bờ cõi đất nước được xác định. Phía Bắc giáp Động Đình Hồ, phía Tây giáp Ba Thục (Trung Quốc), phía Nam giáp Hồ Tôn (Chiêm Thành), phía Đông giáp biển Nam Hải. Kinh Dương Vương lấy thần Long Nữ sinh ra Lạc Long Quân (tên huý là Sùng Lãm). Lạc Long Quân lấy con gái Đế Lai là bà Âu Cơ sinh ra 100 con trai. Con cả là Hùng Quốc Vương (Hùng Đoàn) hiện đền thờ tại đền Hùng, Phú Thọ.
- Cụm di tích lăng và đền thờ Kinh Dương Vương ở làng An Lữ, xã Đại Đồng Thành, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh là chốn linh thiêng bậc nhất được xếp vào loại miếu thờ đế vương các triều đại từ cổ xưa. Đây là nơi duy nhất ở Việt Nam dựng lên để tưởng nhớ Thủy tổ người Việt là Kinh Dương Vương (cha của Lạc Long Quân, ông nội Vua Hùng). Phía trước phần mộ Kinh Dương Vương cổ có hai chữ Bất Vong, nghĩa là không bao giờ bị lưu lạc. Phía dưới hàngngang có năm chữ: "Ái Quốc Mạc Vong Tổ". Phía hậu lăng là bức Nam Tổ Miếu. Hai bên lăng có đôi câu đối ghi: "Quốc Thống Khai Nam Phục/ Bi Đình Kỷ Thành Công". Giữa lăng là bia đá khắc ba chữ Kinh Dương Vương đã được vua Minh Mạng năm thứ hai mươi mốt trùng tu lần cuối cùng vào năm 1840. Phía bên ngoài lăng có đôi câu đối: "Xích Quỷ sơ đồ xuất/ Hồng bàng vạn đại sương". Các nhà khảo cổ và văn hóa khi về đây nghiên cứu sắc phong và phần mộ cổ đều công nhận: "Đây là chốn linh thiêng bậc nhất được xếp vào loại miếu thờ đế vương các triều đại cổ xưa".
Các tập tục[sửa | sửa mã nguồn]
Các tập tục: ăn trầu, nhuộm răng,... hiện diện ở các dân tộc vùng nhiệt đới, nơi trầu cau phát triển, từ Ấn Độ qua Đông Nam Á đến thổ dân Đài Loan, và người Austronesia ở các đảo phía nam. Những dân tộc này có ngôn ngữ thuộc hai ngữ hệ Nam Á và Nam Đảo.
Tập tục ăn trầu, và tích "Kulabob và Manup" tương tự như Sơn Tinh Thuỷ Tinh, Trầu Cau ở Việt Nam, có mặt ở những vùng xa phía nam như New Guinea, được Stephen Oppenheimer nêu trong cuốn “Địa đàng ở phương Đông”.[26]
Những dấu tích này gợi ý đến tổ tiên của các dân tộc đã từng chia sẻ không gian chung ở đâu đó, có thể là Ấn Độ như nghiên cứu "Y-ADN, 2007" đã nêu[17].
Các giả thuyết[sửa | sửa mã nguồn]
Hiện giờ các một số giả thiết được cho là có khả năng dựa trên truyền thuyết cũng như các chứng tích khảo cổ.
Thuyết thứ nhất[sửa | sửa mã nguồn]
Theo một số học giả Pháp: Thuyết này cho rằng người Việt Nam phát tích từ xứ Tây Tạng[2] rồi dọc theo sông Nhị Hà tràn xuống miền trung châu Bắc Việt và phía Bắc xứ Trung Việt ngày nay. Sau những người này theo đà ấy tiến dần về phíaNam. Ngày nay qua nhiều nghiên cứu khảo cổ, khai tích, sử sách cho thấy thuyết này sai lầm[27].
Thuyết thứ hai[sửa | sửa mã nguồn]
Theo học giả người Pháp - Louis Finot (1864-1935): Thuyết này dựa trên kiến thức chung về quá trình giống Indonesian(Cổ Mã Lai) xưa cư trú ở tiểu lục địa Ấn Độ, bị giống Aryan (nay gọi là Indo-European) xâm lấn (hồi 30 - 50 Ka BP), nên phải chạy sang phía đông, trong đó có bán đảo Trung Ấn.
Finot cho rằng tại phía đông bắc bán đảo, giống Indonesian hợp với giống Mongolian làm thành giống Việt Nam.[28]
Thuyết này đề cập đến nguồn gốc dân tộc Việt từ thời đại đồ đá, từ 7 Ka BP trở về trước, trong quá trình phát tán chung của loài người. Tuy nhiên nó không giải thích được thành tố ngôn ngữ khi "hợp giống", tức là từ vựng cơ bản của "giống Việt Nam" phải chứa một lượng nào đó từ vựng của các giống gốc, nên không được một số học giả tán thành.[29]
Để ý rằng "hợp giống" hay "hòa huyết" là cách duy nhất các nhà cổ nhân chủng trước đây sử dụng để giải thích sự hiện diện của một chủng tộc có các biểu hiện nhân chủng trung gian nằm giữa hai chủng tộc khác trên nền tảng của thuyếtnguồn gốc đa vùng của người hiện đại. Ngày nay dựa trên thuyết "một trung tâm từ châu Phi", các chủng tộc tiến hóa theomô hình cây tiến hóa xác định theo các bằng chứng sinh học phân tử và tiến hóa của ngôn ngữ, mà không cần đến cách giải thích "hợp giống". Vì thế bỏ qua điểm yếu "hợp giống" thì giả thuyết Finot là hợp lý.
Nó được diễn giải là hơn 30 Ka BP các giống Indonesian phát tán từ tiểu lục địa Ấn Độ về phía đông[i]. Một bộ phận quaVân Nam lên Trung Quốc như Chu J.Y. đã nêu[16]. Các nhóm Môn-Khmer phát tán đến dải từ nam Myanmar, trung Thái Lan[h] đến bán đảo Đông Dương, và là tổ tiên của 21 dân tộc thuộc nhóm này tại Trung phần Việt Nam. Một phần nhóm Môn-Khmer phía đông, gồm proto-Khmu và proto-Vietic đã đi xa hơn về phía đông bắc bán đảo Đông Dương, trong đó cư dân proto-Vietic chiếm lĩnh được vùng trung du và đồng bằng Bắc Việt[j] nên có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Những thị tộc proto-Vietic chọn hướng phát tán khác, hay trụ lại đâu đó giữa quá trình phát tán, ít phát triển nhưng vượt qua được thời gian và còn tồn tại đến ngày nay, là các dân tộc thiểu số như Nguồn, Chứt, Thaveung (Aheu), Arem, Maleng,... ở dãy núi Trường Sơn và trung & nam Lào.[30]
Thuyết thứ ba[sửa | sửa mã nguồn]
Theo sử sách Trung Hoa, Việt Nam: Giả thuyết được phổ biến rộng rãi nhất nói rằng người Việt Nam xưa gốc ở miền từ hạ lưu sông Dương Tử tới miền bắc Việt Nam, gồm nhiều nhóm cư trú ở các nơi khác nhau mà gọi chung là Bách Việt. Về sau bị người Hoa Hạ tràn xuống xâm lấn lãnh thổ, các nhóm này dần dần bị đồng hóa thành người Hán. Chỉ còn nhóm Lạc Việtở miền Bắc Việt Nam là còn tồn tại được, chính là tổ tiên của người Việt ngày nay.
Thuyết này đã coi Bách Việt là cư dân bản địa[1], mà không đề cập đến nguồn gốc các dân tộc này từ thời đại đồ đá (7 Ka BP) trở về trước.
Biến động dân tộc từ khi giành độc lập[sửa | sửa mã nguồn]
Phần này có độ chính xác chưa xác định. Xem trang thảo luận để biết thêm về điều này.
Người Việt Nam đang sống trên lãnh thổ Việt Nam hiện nay là tập hợp các cộng đồng người Kinh chiếm đa số (82%) và 53 cộng đồng người thuộc sắc tộc thiểu số. Người Kinh không phải là một cộng đồng dân tộc thuần nhất về mặt nguồn gốc, mà là tập hợp của hàng chục sắc tộc đã từng lai tạp đồng hóa với nhau trong quá khứ của ba cộng đồng chính, nhưng ngày nay đều có chung một đặc tính thống nhất về phong tục tập quán và sử dụng hoàn toàn Việt ngữ.[k] Nghiên cứu di truyền nhân chủng học chỉ ra rằng cả ba cộng đồng người Việt khá thuần nhất và khoảng cách di truyền gần với những người nói tiếng Tày-Thái (bao gồm những người Tày Nùng ở Việt Nam và Choang ở Trung Quốc) hơn là những người Chăm hay Khmer[31].
- Người Việt miền Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ:[cần dẫn nguồn] là cộng đồng người Việt cổ thuộc tiểu chủng Mongloid phương Nam, cư trú từ xa xưa trên châu thổ sông Hồng, sông Mã và sông Cả (đồng bằng sông Hồng và Thanh Nghệ Tĩnh) thuộc nền văn minh Đông Sơn, lai tạp với thiểu số các sắc dân Tây Âu (nói tiếng Tày Thái), cũng như các sắc dân Bách Việt (Mân Việt, Đông Âu) và người Hán phương Bắc.
- Người Việt miền Nam Trung Bộ:[cần dẫn nguồn] là cộng đồng người thuộc tiểu chủng Mongloid phương Nam, cư trú trên lãnh thổ thuộc các triều đại Champa từng tồn tại trên lãnh thổ miền Trung Việt từ Quảng Bình đến Bình Thuận ngày nay, thuộc nền văn minh di chỉ Sa Huỳnh. Những sắc dân cổ ở đây bị lai tạp với một lượng đa số người Việt miền Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ (phần lớn là lưu dân Thanh Nghệ Tĩnh) và thiểu số Trung Hoa từ phía bắc di cư xuống, với người Khmer và Ấn Độ từ phía tây di cư sang, sau đó chấp nhận chánh sách cưỡng bức đồng hóa của triều đình Đại Việt, hoàn toàn trở thành người Kinh, sử dụng Việt ngữ và theo phong tục tập quán của người Việt chiếm đa số đến từ miền Bắc.
- Người Việt miền Nam Bộ:[cần dẫn nguồn] là cộng đồng người thuộc tiểu chủng Mongloid phương Nam, cư trú trên lãnh thổ thuộc các triều đại Phù Nam từng tồn tại trên châu thổ sông Cửu Long ngày nay, thuộc nền văn minh di chỉ Óc Eo. Những sắc dân cổ này lại lai tạp với một thiểu số người Khmer từ phía bắc di cư xuống sau khi Vương quốc Phù Nam bị người Khmer thôn tính, rồi lại tiếp tục lai tạp với một đa số người Việt miền Nam Trung Bộ, một số nhỏ người Việt miền Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ và sắc dân Nam Trung Hoa từ phía đông bắc di cư xuống, chấp nhận chính sách cưỡng bức đồng hóa của triều đình Đàng Trong-Việt Nam-Đại Nam, hoàn toàn trở thành người Kinh, sử dụng Việt ngữ và theo phong tục tập quán thống nhất của người Việt miền Bắc và miền Trung.
Mỗi khi bộ phận người này bị hoạn nạn, như thiên tai bão lụt hạn hán thì kêu gọi: ‘Bầu ơi thương lấy bí cùng. Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn’. Lập tức người trong nước đều cùng nhau quyên góp cưu mang đùm bọc.
Dưới thời vua Minh Mạng áp dụng chính sách thống nhất dân tộc để dễ cai trị, gọi chung ba cộng đồng cùng sử dụng Việt ngữ (Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ) là người Kinh, tức người do Kinh đô Huế trực trị và đã hoàn toàn thuần phục, để phân biệt với các sắc dân mà triều đình Huế gọi là “man di” chưa được hoàn toàn giáo hóa, thường sống tự trị và tập trung ở vùng rừng núi, thường gọi là người Thượng,...
Các tranh cãi[sửa | sửa mã nguồn]
Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]
- ^ Người Việt thời đầu công nguyên, khi chưa chia tách Mường - Kinh
- ^ Giả thuyết này cảm tính hời hợt, sai với nguyên lý chung của cổ ngôn ngữ học
- ^ Chú ý rằng điều kiện sống có thể tác động rất nhanh đến thay đổi ngoại hình của nhóm cư dân, ví dụ vua phượt Vừ Già Pó sống ở xã có kinh tế tương đối phát triển, nên đã khác người H'Mông cũ điển hình. Còn tại các trường Trung học dân tộc nội trú thì quá phân nửa là không thể phân biệt dân tộc theo ngoại hình của họ. Người Kinh hiện nay cũng không giống với người Việt trong các tài liệu nhân chủng hồi đầu Tk. 20
- ^ Khi thụ tinh thì hợp tử thừa kế tế bào chất và các bào quan độc quyền từ tế bào trứng của mẹ, trong đó cómtDNA. Tinh trùng chỉ góp vào ADN nhiễm sắc thể, và bỏ lại các bào quan,... bên ngoài hợp tử.
- ^ Theo số biến thể nhóm đơn bội phát hiện được tăng dần, thì thời gian tồn tại của các cụ Adam và Eve được bình chọn tăng theo. Lúc đầu là 50 Ka, sau đó là 150 Ka, và năm 2013[9] thì là 300 Ka
- ^ Có sự tranh cãi về nơi thuần hóa lúa đầu tiên: Lúa hoangO. rufipogon là cây nhiệt đới không chịu được lạnh, thì nơi thuần hóa đầu tiên phải là nơi nó sống quanh năm. Mặt khác ở trình độ phát triển hồi 15-10 Ka BP thì nhiều thị tộc thực hiện thuần hóa vật nuôi trồng như Londo J.P. et al. nêu trong [11], chứ không thể chỉ có một trung tâm nào đó. Tuy nhiên ở Diaotonghuan (Giang Tây, TQ) bắt gặp dấu tích nấu cơm 13 Ka BP. Tại Pengtou (gần hồ Động Đình, TQ) có di tích đất nung trộn trấu 9 Ka BP. Tại Hemudu (Hà Mỗ Độ, Chiết Giang, TQ) có nhiều lớp trấu dày hàng mét, tuổi 7 đến 5 Ka. Trong khi đó di tích lúa ở Thái Lan tại Sakai, Ban Kao, là 7 Ka, còn di tích lúa Việt Nam tìm thấy trong di chỉ Đồng Đậu là 3,5 Ka BP. Nó dẫn đến việc trên các trang wiki tiếng Anh về lúa và lợn thì nam TQ là nơi thực hiện thuần hóa đầu tiên. Sự việc được các nhà nghiên cứu giải thích là tại vùng ĐNÁ nóng ẩm, phần đông người cổ sống trong lều lá, dùng đồ tre gỗ nên các di tích bị gió mưa phá hủy. Mặt khác nhiều vùng cư trú ở ĐNÁ nay đã chìm dưới biển. Ở phía bắc lạnh hơn, họ trồng lúa mùa hè, ở hang hay làm nhà cẩn thận nên
Dân tộc Việt Nam là một danh từ chung để chỉ các dân tộc có vùng cư trú truyền thống là lãnh thổ nước Việt Nam hiện nay.
Nguồn gốc của các dân tộc ở Việt Nam chỉ mới được xác định cho một số dân tộc thiểu số mới hình thành hoặc di cư đến từ thời kỳ có sử, như H'Mông, Sán Dìu,... Đối với nhiều dân tộc, đặc biệt là nguồn gốc người Việt[a], thì còn ở mức giả thuyết. Các giả thuyết nguồn gốc các dân tộc được chia ra hai phái:
- Giả thuyết bản địa cho rằng nguồn gốc chính từ người Việt bản địa, vốn là chủ nhân của các nền văn hóa thời kỳ đồ đá tại Việt Nam từ 7-20 Ka BP (Kilo annum before present, ngàn năm trước)[1].
- Giả thuyết thiên di cho rằng nguồn gốc của các dân tộc Việt Nam bắt nguồn từ Tây Tạng[2] hoặc Hoa Nam, di cư đến vào thời kỳ đồ đá muộn.
-
Mục lục
[ẩn]- 1Quá trình hình thành các dân tộc Việt Nam
- 2Các bằng chứng khảo cổ học
- 3Các bằng chứng nhân chủng học
- 4Các bằng chứng sinh học phân tử
- 5Các bằng chứng ngôn ngữ
- 5.1Dấu hiệu ngôn ngữ trong tiếng Hoa
- 5.2Dấu hiệu từ quá trình phát triển của tiếng Việt
- 6Các bằng chứng văn hóa dân gian
- 6.1Các truyền thuyết
- 6.2Các tập tục
- 7Các giả thuyết
- 7.1Thuyết thứ nhất
- 7.2Thuyết thứ hai
- 7.3Thuyết thứ ba
- 8Biến động dân tộc từ khi giành độc lập
- 9Các tranh cãi
- 10Chú thích
- 11Tham khảo
- 12Xem thêm
- 13Liên kết ngoài
Quá trình hình thành các dân tộc Việt Nam
Sơ đồ về sự hình thành Chủng Nam Đảo và Chủng Nam Á Địa bàn cư trú của các tổ tiên các Dân tộc Việt NamTheo các tài liệu phổ biến hiện nay thì quá trình hình thành các dân tộc Việt Nam có thể chia thành ba giai đoạn:
- Theo các nhà nhân chủng học, loài người được phân chia thành bốn đại chủng chính, đó là: Đại chủng Âu (Caucasoid; Europoid), Đại chủng Phi(Negroid), Đại chủng Á (Mongoloid), Đại chủng Úc (Australoid, hay còn gọi là Đại chủng Phương Nam). Vào khoảng 30 Ka BP, có một bộ phận thuộc Đại chủng Á sống ở tiểu lục địa Ấn Độ di cư về phía đông, tới vùng ngày nay là Đông Dương thì dừng lại. Tại đây, bộ phận của Đại chủng Á kết hợp với bộ phận của Đại chủng Úc bản địa và kết quả là sự ra đời của chủng Cổ Mã Lai (tiếng Pháp: Indonésien). Người Cổ Mã Lai có nước da ngăm đen, tóc quăn gợn sóng, tầm vóc thấp. Người Cổ Mã Lai từ vùng Đông Dương lan tỏa về hướng bắc tới sông Dương Tử; về phía tây tới Ấn Độ, về phía nam tới các đảo của Indonesia, về phía đông tới Philippines.
- Cuối thời kỳ đồ đá mới, đầu thời kỳ đồ đồng (khoảng 5 Ka BP). Tại khu vực mà ngày nay là miền bắc Việt Nam, miền nam Trung Quốc (từ sông Dương Tử trở xuống), có sự chuyển biến do chủng Cổ Mã Lai tiếp xúc thường xuyên với Đại chủng Á từ phía bắc tràn xuống, sự chuyển biến này hình thành một chủng mới là chủng Nam Á (tiếng Pháp: austro-asiatique). Do hai lần hòa nhập với Đại chủng Á mà Chủng Nam Á có những nét đặc trưng nổi trội của Đại chủng Á hơn là những nét đặc trưng của Đại chủng Úc. Cũng chính vì thế Chủng Nam Á được liệt vào một trong những bộ phận của Đại chủng Á.
- Thời kỳ sau đó, Chủng Nam Á được chia thành một loạt các dân tộc mà các cổ thư Việt Nam và Trung Hoa gọi là Bách Việt. Thực ra không có đến một trăm (bách) dân tộc nhưng quả thật đó là một cộng đồng dân cư rất đông đúc bao gồm: Điền Việt (cư trú tại Vân Nam, Trung Quốc), Sơn Việt, Dương Việt, Mân Việt, Đông Việt, Nam Việt (cư trú tại Quảng Đông, Trung Quốc),Âu Việt (cư trú tại Quảng Tây, Trung Quốc và vùng Việt Bắc Việt Nam), Lạc Việt (vùng đồng bằng Bắc bộ Việt Nam),... sinh sống từ vùng nam sôngDương Tử cho đến Bắc bộ (Việt Nam). Ban đầu, họ nói một số thứ tiếng như:[b] Môn-Khmer, Việt-Mường, Tày-Thái, H'Mông-Dao,... Sau này quá trình chia tách này tiếp tục để hình thành nên các dân tộc và các ngôn ngữ như ngày nay. Trong khi đó, phía nam Việt Nam, dọc theo dải Trường Sơn vẫn là địa bàn cư trú của người Cổ Mã Lai. Theo thời gian họ chuyển biến thành Chủng Nam Đảo. Đó là tổ tiên của các dân tộc thuộc nhóm Chàm.
-
Việc xác định về mặt địa lý có thể hình dung như sau:
- Địa bàn cư trú của người Bách Việt là một tam giác mà đáy là sông Dương Tử, đỉnh là Bắc trung bộ, Việt Nam (xem hình, tam giác màu đỏ).
- Địa bàn cư trú của người Bách Việt và Nam Đảo là một tam giác mà đáy là sông Dương Tử, đỉnh là đồng bằng sông Mê kông, Việt Nam (xem hình, tam giác màu vàng).
- Địa bàn cư trú của hậu duệ người Cổ Mã Lai, mà ngày nay là phần lớn các cư dân Đông Nam Á là một vùng rất rộng kéo dài từ Ấn Độ đến Philippines theo chiều tây đông, và từ sông Dương Tử xuống đến Indonesia theo chiều bắc nam.
-
Các bằng chứng khảo cổ học
-
Các nghiên cứu khảo cổ học ở Việt Nam và Đông Dương có bề dày hơn một thế ký, là tư liệu chủ chốt trong tìm hiểu nguồn gốc các dân tộc. Nghiên cứu đã xác định racác nền văn hóa cổ Việt Nam kế tiếp nhau từ 25 Ka BP (văn hóa Tràng An, văn hóa Ngườm) đến đầu công nguyên.
Một trong các bằng chứng nổi bật nhất chứng minh các dân tộc Đông Nam Á[3], trong đó có Việt Nam, có chung một thế hệ nguồn gốc đầu tiên là việc các nhàkhảo cổ học đã phát hiện ra rất nhiều điểm tương đồng về một nền văn hóa rất phát triển gọi là Văn hóa Hòa Bình (niên đại 14 - 12 Ka BP) ở rải rác các nơi ở Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan và "vòng đảo Đông Nam Á". "Người Hòa Bìnhlà ai?. Trong hang Con Moong còn tìm thấy nhiều hài cốt, đa số xương đã mũn nát, nhưng còn một bộ với răng sọ, cho thấy chủng tộc là Australoid negrito" (Nguyễn Đức Hiệp, 2012)[3]. Trong các văn liệu quốc tế "người Hòa Bình" (Hoabinhian) này còn được gọi là Proto-Malay, đã phân bố rộng khắp Đông Nam Á, với các phát hiện ở Tabon (Palawan, Philippines), ở hang Niah (Sarawak, Malaysia), và ở các hang Ma, hang Pa Chan, Moh-Kiew, Lang Rongrien ở Thái Lan. Họ cũng được xác định là có liên hệ về di truyền với các chủng người bản địa Úc hiện nay[3].
Dựa theo thuyết "rời khỏi châu Phi" (Out-of-Africa) thì Hoabinhian thuộc làn sóng di cư thứ nhất. Làn sóng di cư thứ hai, được nhắc đến trong văn liệu Malaysia là "người Malay thứ hai" (Deutero-Malay)[4] di cư đến thì Proto-Malay một phần bị đồng hóa, phần tuyệt diệt và phần còn sót lại đến ngày nay là những bộ tộc biệt lập người Negrito ở Philippines, Malaysia,Andaman, và còn sót ở Đài Loan đến Tk 19[5]. Làn sóng di cư thứ hai dẫn đến vùng đông nam và đông châu Á nói chung, được định hình với các cư dân tổ tiên của các dân tộc thuộc ngữ hệ Nam Đảo, Nam Á, Tai-Kadai và Hán-Tạng, từ Ấn Độ đi qua hành lang Bengal đến chiếm lĩnh, thay thế dần Hoabinhian và tạo ra các nền văn hóa trẻ hơn. Sự di cư đến tạo ra tình trạng các dân tộc với các ngôn ngữ khác nhau sống xen nhau.
Trường phái "phát triển liên tục" thì cho rằng các nền văn hóa cổ đã phát triển liên tục và kế tiếp nhau đến thời sơ sử. Cá biệt còn có ý kiến cho rằng từ "văn hóa Hòa Bình từ Đông Nam Á lan tỏa đến các vùng khác", coi Đông Nam Á là một trong số cái nôi phát triển của loài người, như Wilhelm G. Solheim (1972), Stephen Oppenheimer[6], và một số học giả trong nước. Tuy nhiên một số ý kiến xuất này hiện trước khi có tiến bộ trong ứng dụng sinh học phân tử. Và việc kiểm chứng bằng sinh học phân tử để xác định quan hệ tổ tiên của các di cốt, để xác định sự liên tục phát triển, thì chưa được thực hiện.
Dù ý kiến khác nhau, thì các bằng chứng khảo cổ học cho thấy các dân tộc chủ yếu hiện sống trên lãnh thổ Việt Nam, vào đầu thời sơ sử đã là các dân tộc bản địa.
Các bằng chứng nhân chủng học
Những thành tựu về di truyền học và sinh học phân tử trong sinh học đã cung cấp phương tiện hàng đầu cho nghiên cứu tiến hóa của loài người[c], cũng như tiến hóa của sinh giới nói chung. Theo dõi các biến dị trong bộ mã di truyền cho phép xác định sự tiến hóa và phát tán các quần thể người. Trong số đó thì nghiên cứu các vùng mã di truyền sau đây có ứng dụng đặc biệt:[d]
Đường phát tán loài người theo các nhóm đơn bộimtDNA (dòng mẹ) theo Kalevi Wiik (2008)[7]. Phần màu trắng là đất liền vào thời kỳ băng hà 10 Ka về trước, nay bị chìm dưới biển. Đường phát tán loài người theo các nhóm đơn bội Y-ADN (dòng bố) theo Kalevi Wiik (2008)[7]. - Vùng không tái tổ hợp trên nhiễm sắc thể Y (NRY), gọi là cácnhóm đơn bội Y-ADN, là các mã di truyền chỉ truyền theo dòng đực, nhờ đó truy tìm được phả hệ theo bố của cá thể đực. Nó dẫn đến kết luận về ông Adam nhiễm sắc thể Y, tổ phụ gần nhất của tất cả nam giới hiện nay trên thế giới, sống vào cỡ 100 đến 300 Ka BP tại châu Phi.[8][9]
- ADN của ty thể, hay mtDNA, là các mã di truyền chỉ do mẹ truyền cho con (gái & trai), nhờ đó truy tìm được phả hệ theo mẹ của cá thể cái. Nó dẫn đến kết luận về bà Eve ti thể, tổ mẫu gần nhất của tất cả phụ nữ hiện nay trên thế giới, sống vào cỡ 100-200 Ka BP tại châu Phi.[10][e]
-
Ngoài ra, các yếu tố như nhóm kháng nguyên bạch cầu (HLA, Human Leucocyte Antigen), dấu chỉ bàn tay,... là biểu hiện của mã di truyền nhưng dễ đo dạc hơn, cũng được sử dụng.
Việc so sánh gen trong di cốt cổ với người hiện đại thì phục vụ truy tìm quan hệ tổ tiên và hậu duệ. Nếu thực hiện thì sẽ xác định được chủ nhân các nền văn hóa cổ, ví dụ ở bán đảo Đông Dươnglà ai, có liên tục đến nay hay không.
Các nghiên cứu còn thực hiện ở các động thực vật nuôi trồng mà họ mang theo, thậm chí cả vi khuẩn trong bao tử,... Những nghiên cứu này xác định Đông Nam Á là cái nôi thực hiện thuần hóa lúa châu Á Oryza sativa [11] từ lúa hoang Oryza rufipogon từ 8-13 Ka BP.[f] Có tài liệu nói đến thuần hóa lợn từ 9 Ka BP, nhưng nguồn dẫn chứng thiếu rõ ràng.
Phân bố hiện nay của các ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Nam Á, gợi ý hình dung quá trình đông tiến của proto-Austro-Asiatic từ Ấn ĐộKết quả nghiên cứu sinh học phân tử dẫn đến mô hình được chấp nhận rộng rãi nhất và hợp lý nhất về sinh học, là thuyết "rời khỏi châu Phi" (Out-of-Africa). Thuyết này cho rằng loài người hình thành ở châu Phi và phát tán ra khắp thế giới theo nhiều đợt[12], thể hiện thống trị trên các trang wiki về "Human evolution". Nó làm đảo lộn nhiều giả thuyết trước đây vốn dựa trên thuyết nguồn gốc đa vùng.
Đợt phát tán đầu tiên là cuộc vượt Biển Đỏ của cỡ 150-300 người, xảy ra vào quãng giữa 120 - 60 Ka BP, chiếm lĩnh vùng Cân Đông. Họ phát triển và phát tán về phía đông, đến tận Úc, thể hiện ở hóa thạch Mungo Man tuổi 40 Ka, và là tổ tiên của thổ dân châu Úc(Aborigine) hiện nay. Rosenberg và các nhà khoa học TQ (2002) thì công bố hóa thạch người tại Liu Jiang (Quảng Tây, TQ, phát hiện 1958) định được tuổi là 67 Ka?[13]. Mặt khác các học giả nói chung đã cho rằng thổ dân Úc không phải là họ hàng gần nhấtcủa một số nhóm người Nam Á hoặc nhóm châu Phi. Mô hình di cư cho thấy tại nơi mà tổ tiên của họ đi qua Nam Á đến Australia mà không pha lẫn di truyền với các quần thể khác trên đường đi[14]. Kỹ thuật di truyền cho thấy hồi 60 Ka BP, số lượng người hiện đại trên toàn hành tinh chỉ khoảng 10 ngàn trong độ tuổi sinh sản[15]. Điều này cho thấy hồi 40 Ka BP thì vùng đông & nam Á tới Australia đã có người nhưng với mật độ thưa thớt. Họ là những Hoabinhian hay "Proto-Malay", bộ phận còn sót đến ngày nay là những người Negrito.
Liên quan đến đợt di cư sau tới vùng Đông Á thì nghiên cứu gen của Chu J.Y. và cộng sự (1998), cho ra nhiều ý nghĩa[16], thể hiện ở nhận xét "Phát sinh chủng loài học cũng cho rằng có nhiều khả năng tổ tiên của người hiện đang cư trú tại khu vực Đông Á đến từ Đông Nam Á". Các nghiên cứu Y-ADN sau này (2007)[17] thì cho thấy "Sự phổ biến của nhóm đơn bộiO1 Y-ADN trong số các sắc tộc Nam Đảo và Thái cũng gợi ý về nguồn gốc tổ tiên chung với các dân tộc Hán-Tạng, Nam Ávà H'Mông-Miền vào khoảng 35 Ka BP tại Trung Quốc". Điều này phụ họa với thuyết Out-of-Africa, rằng các nhóm thuộc pro-mongoloid đã hình thành đâu đó ở phía đông của vùng Trăng lưỡi liềm màu mỡ (Fertile Crescent) đến vùng sông Hằng, và đã đông tiến, một bộ phận theo đường Altai đến trung-bắc Á, còn bộ phận khác qua Ấn Độ đến đông và đông nam Á. Bằng chứng khảo cổ cho thấy người tiền sử đến nam Trung Quốc qua đường Vân Nam từ hơn 30 Ka BP.
Các nghiên cứu gen tốn kém nên tại Việt Nam ít được thực hiện. Một số được thực hiện với sự tài trợ của nước ngoài (Pháp), như nghiên cứu ADN của Vu - Trieu (1997)[18] hay nghiên cứu mtDNA của Ivanova (1999)[19] lại cho ra kết quả [g] bị phê phán, vì đã chọn số gen ít, không đặc trưng[20], và đặc biệt là lấy mẫu từ người Kinh ở Hà Nội, vốn có nguồn gen phức tạp, có sự tiếp nhận gen từ dòng người Hoa nhập Việt qua ngàn năm bắc thuộc và ngàn năm phong kiến sau đó. Đáng ra họ phải lên vùng núi mà lấy mẫu ở người Mường.
Dẫu vậy thì các nhà nghiên cứu vận dụng thành tựu trung của thế giới về thuyết Out-of-Africa, cho rằng xác suất nguồn gốc người Việt từ phương bắc xuống là gần bằng 0. Nguồn gốc các dân tộc cần xác định ở dòng chảy chung của quá trình phát tán đông tiến của những người proto-Austro-Asiatic từ tiểu lục địa Ấn Độ bắt đầu vào cỡ 30-40 Ka BP, lúc xảy ra các chủngIndo-European xâm lấn. Trên đường phát tán chung thì một số thị tộc proto-Austro-Asiatic trụ lại đâu đó và tồn tại đến ngày nay ở phía đông Ấn Độ, như các chủng nói tiếng Munda, Khasi thuộc ngữ hệ Nam Á. Bộ phận lớn thì chiếm lĩnh dải từ namMyanmar, trung Thái Lan đến phía đông bán đảo Đông Dương, phát triển thành các dân tộc Môn-Khmer hiện nay.[h][21]
Các bằng chứng ngôn ngữ[sửa | sửa mã nguồn]
Ngôn ngữ có vai trò thiết yếu trong việc phân loại các tộc người và theo dõi sự tiến hóa của các nhóm cư dân gần gũi nhau về mặt nhân chủng, được khẳng định là bằng chứng chỉ đứng sau di truyền học bởi những nhà nghiên cứu hàng đầu
bởi Nguyễn Thái Hà 25/09/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
Tham khảo : https://vi.wikipedia.org/wiki/Ngu%E1%BB%93n_g%E1%BB%91c_c%C3%A1c_d%C3%A2n_t%E1%BB%99c_Vi%E1%BB%87t_Nam
bởi Lê Trần Khả Hân 21/07/2019Like (0) Báo cáo sai phạm
Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
Nêu nội dung,ý nghĩa và nghệ thuật của bài thơ :Đêm Thu (Trần Đăng Khoa)
Thu về lành lạnh trời mây
Bỗng nhiên thức giấc nào hay mấy giờ
Ánh trăng vừa thực vừa hư
Vườn sau gió thổi nghe như mưa rào
27/11/2022 | 0 Trả lời
-
câu ''bao la nghĩa nặng đời đời con mang'' muốn nhắc nhở con điều gì
01/12/2022 | 0 Trả lời
-
đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về làng nghề bánh tráng trường Cửu
09/12/2022 | 0 Trả lời
-
TỪ TRÁI NGHĨA VS TỪ ĐẸP ZAI LÀ J
23/12/2022 | 0 Trả lời
-
“Trong hang Én, hàng vạn con chim én vẫn hồn nhiên cư ngụ và chưa phải biết sợ con người. Bốn vách hang, trần hang – nơi nào cũng dày đặc chim én. Cộng đồng én thoải mái sống “cuộc đời” của chúng, không mảy may để ý đến sự hiện diện của nhóm du khách. Én bố mẹ tấp nập đi, về, mải mốt mớm mồi cho con; én anh chị rập rờn bay đôi; én ra ràng chấp chới vỗ cánh bên rìa hốc đá,... Nhiều bạn én thiếu niên ngủ nướng, say giấc ngay trên những mỏm đá thấp dọc lối đi. Nếu đặt lên vai, bạn sẽ rúc vào tóc hoặc đậu trên đầu mình để... ngủ tiếp!”
27/12/2022 | 0 Trả lời
-
viết đoạn văn về mẹ (5-7) dùng ẩn dụ
31/01/2023 | 0 Trả lời
-
một số chi tiết tiêu biểu của văn bản chiếc lá cuối cùng là gì?
01/02/2023 | 0 Trả lời
-
Giải giúp mình với ạ ! Viết bài văn thuyết minh buổi khai giảng trường em ( không chép mạng ạ )
03/02/2023 | 0 Trả lời
-
Để ghi nhớ công lao của Sơn Tinh, nhân dân ta đã làm gì
07/02/2023 | 0 Trả lời
-
tác dung ngôi kể
16/02/2023 | 0 Trả lời
-
Câu 1: - Làm muôn cánh chim bay rợp biển đông
Cánh tay áo này rộng quá
Từ cánh trong 2 câu thơ trên là từ đồng âm hay từ đa nghĩa
Câu 2: Việt nam ơi hãy nắm chặt tay
Từ tay là nghĩa gốc hay nghĩa chuyển
22/02/2023 | 1 Trả lời
-
Thứ tự sắp xếp các yếu tố đó trong bài “Xem người ta kìa!” và “Hai loại khác biệt” như thế nào?
14/03/2023 | 0 Trả lời
-
Trình bày về vấn đề bạo lực học đường
15/03/2023 | 0 Trả lời
-
viết lại cảm nghĩ về bài Lượm
15/03/2023 | 0 Trả lời
-
Hãy viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một câu chuyện cổ tích mà em yêu thích
Dàn ý
- Mở bài: Đóng vai nhân vật để tự giới thiệu sơ lược về mình và câu chuyện định kể.
- Thân bài: Kể lại diễn biến của câu chuyện.
+ Xuất thân của các nhân vật.
+ Hoàn cảnh diễn ra câu chuyện.
+ Diễn biến chính:
- Sự việc 1. - Sự việc 2. - Sự việc 3.
- Kết bài: Kết thúc câu chuyện và nêu bài học được rút ra từ câu chuyện.
19/03/2023 | 0 Trả lời
-
Vì sao Ni - cô - la nhờ bố la rất khó?
Việc Ni - cô -la tự làm bài có ý nghĩa như thế nào ?
22/03/2023 | 0 Trả lời
-
A. phản đối B. thất bại C. di chuyển D. khó khăn
01/04/2023 | 5 Trả lời
-
Nghị luận về hiện tượng " Chỉ có học mới thành tài"
12/04/2023 | 0 Trả lời
-
Trình bày ý kiến của em về vấn đề sau: Mỗi người cần làm gì để vun đắp tổ ấm gia đình
13/04/2023 | 0 Trả lời
-
Kể lại một lần làm ba mẹ buồn lòng
13/04/2023 | 0 Trả lời
-
Viết bài văn tả lại các hoạt động hưởng ứng ngày hội đọc sách ở trường em
18/04/2023 | 0 Trả lời
-
17/05/2023 | 0 Trả lời
-
25/07/2023 | 0 Trả lời
-
14/08/2023 | 0 Trả lời
-
15/10/2023 | 2 Trả lời