YOMEDIA
NONE

Động từ là gì

Động từ là gì? Phân loại động từ. Nêu đặc điểm và chức năng ngữ pháp của động từ. Đặt câu minh họa.

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (2)

  • - Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.

    -

    Sự phân biệt các nhóm động từ thường dựa trên hai tiêu chí: tiêu chí ngữ nghĩa và tiêu chí ngữ pháp. Ví dụ, xét về mặt thể hiện ý nghĩa ngữ pháp, trước hết cần phân biệt hai nhóm động từ quan trọng, đó là:

    - Động từ biểu thị hành động/ hoạt động vật lý như: ăn, uống, đánh, đẩy, cắt, kéo, chạy, nhảy, leo, trèo.

    - Động từ biểu thị hoạt động hoặc trạng thái tâm lí như: thích thú, biết, hiểu, cảm thấy, lo lắng, sợ, tôn trọng, do dự, hồi hộp, mong ước, mơ ước, kính nể.

    Sự phân biệt các loại động từ có liên quan đến khả năng kết hợp của chúng. Các động từ biểu thị hoạt động vật lí có thể kết hợp với các từ biểu thị kết quả của hành động, hoạt động như: xong, rồi, nhưng phần lớn các động từ biểu thị hoạt động hoặc trạng thái tâm lí thường không thể kết hợp với các từ đó, hoặc chỉ có thể kết hợp rất hạn chế và sẽ cho một ý nghĩa khác. Ví dụ: Có thể nói:Tôi ăn xong rồi, nhưng không thể nói: Tôi tôn trọng xong rồi. Khi nói: “Tôi sợ anh rồi.” thì rồi mang một ý nghĩa khác: bắt đầu. (Sẽ nói rõ thêm ở chương sau)

    Trong cả hai loại động từ này, ta có thể phân biệt nội động từngoại động từ.

    + Nội động từ biểu thị hành động, hoạt động hoặc trạng thái không thể tác động trực tiếp tới một đối tượng khác, ví dụ: ngủ, nằm, đi, đứng, suy nghĩ.

    + Ngoại động từ biểu thị hành động, hoạt động hoặc trạng thái có thể tác động trực tiếp lên một đối tượng khác hoặc tạo ra một đối tượng khác, ví dụ: đào, tìm, bắt, xây, viết, mua, sản xuất.

    Khi tạo ra lối nói bị động, ta chỉ có thể sử dụng ngoại động từ. Ví dụ: Họ đang đào đườngĐường đang bị họ đào.

    - Chức vụ ngữ pháp chủ yếu của động từ là vị ngữ. Khi làm chủ ngữ, động từ mất khả năng kết hợp với: đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng,...

    Ví dụ: - Có anh tính hay khoe của.

      bởi văn hà phương 01/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • 2. Động từ (ĐT): ĐT là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.

    V.D: - Đi, chạy, nhảy,... (ĐT chỉ hoạt động)

    - Vui, buồn, giận, ... (ĐT chỉ trạng thái)

    * Mấy lưu ý về ĐT chỉ trạng thái:

    - Đặc điểm ngữ pháp nổi bật nhất của ĐT chỉ trạng thái là: nếu như ĐT chỉ hoạt động, hành động có thể kết hợp với từ xong ở phía sau (ăn xong, đọc xong ,...) thì ĐT chỉ trạng thái không kết hợp với xong ở phía sau (không nói: còn xong, hết xong, kính trọng xong, ...). Trong TV có một số loại ĐT chỉ trạng thái sau :

    + ĐT chỉ trạng thái tồn tại (hoặc trạng thái không tồn tại): còn, hết, có,...

    + ĐT chỉ trạng thái biến hoá: thành, hoá,...

    + ĐT chỉ trạng thái tiếp thụ: được, bị, phải, chịu,...

    + ĐT chỉ trạng thái so sánh: bằng, thua, hơn, là,...

    - Một số “nội ĐT” sau đây cũng được coi là ĐT chỉ trạng thái: nằm, ngồi, ngủ, thức, nghỉ ngơi, suy nghĩ, đi, đứng, lăn, lê, vui, buồn, hồi hộp, băn khoăn, lo lắng,… Các từ này có một số đặc điểm sau:

    + Một số từ vừa được coi là ĐT chỉ hành động, lại vừa được coi là ĐT chỉ trạng thái.

    + Một số từ chuyển nghĩa thì được coi là ĐT chỉ trạng thái (trạng thái tồn tại).

    VD: Bác đã đi rồi sao Bác ơi! (Tố Hữu)

    Anh ấy đứng tuổi rồi.

    + Một số từ mang đặc điểm ngữ pháp của TT (kết hợp được với các từ chỉ mức độ )

    - Các "ngoại ĐT” sau đây cũng được coi là ĐT chỉ trạng thái ( trạng thái tâm lí ): yêu, ghét , kính trọng, chán, thèm, hiểu,...Các từ này mang đặc điểm ngữ pháp của TT, có tính chất trung gian giữa ĐT và TT.

    - Có một số ĐT chỉ hành động dược sử dụng như một ĐT chỉ trạng thái.

    VD: Trên tường treo một bức tranh.

    Dưới gốc cây có buộc một con ngựa.

    - ĐT chỉ trạng thái mang một số đặc điểm về ngữ pháp và ngữ nghĩa giống như TT. Vì vậy, chúng có thể làm vị ngữ trong câu kể: Ai thế nào?

    * Xem thêm về ĐT nội động và ĐT ngoại động:

    - ĐT nội động :Là những ĐT hướng vào người làm chủ hoạt động (ngồi, ngủ, đứng,... ). ĐT nội động không có khả năng có bổ ngữ chỉ đối tượng trực tiếp mà phải có quan hệ từ.

    V.D1: Bố mẹ rất      lo lắng        cho       tôi

                     ĐT nội động   Q.H.T     Bổ ngữ

    - ĐT ngoại động: là những ĐT hướng đến người khác, vật khác (xây, phá, đập, cắt,...). ĐT ngoại động có khả năng có bổ ngữ chỉ đối tượng trực tiếp.

    V.D2: Bố mẹ rất   thương yêu       tôi.

                  ĐT ngoại động    Bổ ngữ

    - Để phân biệt ĐT nội động và ĐT ngoại động, ta đặt câu hỏi: ai ? cái gì ? đằng sau ĐT. Nếu có thể dùng 1 bổ ngữ trả lời trực tiếp mà không cần quan hệ từ thì đó là ĐT ngoại động (V.D2), nếu không được thì đó là ĐT nội động (V.D 1)

    Hỏi: yêu thương ai? > yêu thương tôi.

    Lo lắng cho ai ? > lo lắng cho tôi.( không thể hỏi: lo lắng ai ?)

    * Cụm ĐT:

    - ĐT thường kết hợp với các phụ từ mệnh lệnh (ở phía trước) và một số từ ngữ khác để tạo thành cụm ĐT. Cụm ĐT là loại tổ hợp từ do ĐT với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Nhiều ĐT phải có các từ ngữ phụ thuộc đi kèm, tạo thành cụm ĐT mới trọn nghĩa.

    Trong cụm ĐT, các phụ ngữ ở phần trước bổ sung cho ĐT các ý nghĩa: quan hệ thời gian; sự tiếp diễn tương tự ;sự khuyến khích hoặc ngăn cản hành động; sự khẳng định hoặc phủ định hành động,...Các phụ ngữ ở phần sau bổ sung cho ĐT các chi tiết về đối tượng, hướng, địa điểm, thời gian, mục đích, nguyên nhân, phương tiện và cách thức hành động.

      bởi văn độ 09/09/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON