YOMEDIA
NONE

Cảm nghĩ về văn bản Bài học đường đời đầu tiên

Nêu cảm nghĩ của em về văn bản "bài học đường đời đầu tiên"

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (3)

  • Bài làm

    Dế Mèn phiẽu lưu kí là một tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài. Ngay từ khi mới ra đời, truyện đã thu hút sự chú ý của độc giả và được trẻ thơ Việt Nam rất mến mộ. Trong đó, chương I: Tôi sống độc lập từ thuở bé - Một sự ngộ nghĩnh đáng ân hận suốt đời (Bài học đường đời đầu tiên) là được yêu thích nhất bởi lối kể “tự truyện” và một ngôn ngữ kể phù hợp với ngôn ngữ trẻ thơ. Đoạn trích kể về một chú Dế Mèn sớm có ý thức tự lập, ham muốn làm việc, có bản lĩnh và cá tính mạnh mẽ, sống bên cạnh đó cũng có không ít những sở thích ngông cuồng của tuổi trẻ. Trả giá cho sự “ngỗ nghịch” ấy là nỗi “ân hận” suốt đời của Dế Mèn.

    Sau khi sinh ra được ba ngày, tối hôm đó Dế Mèn rời xa mẹ. Chú không sợ cũng không buồn, chú thầm cảm ơn mẹ đã tạo điều kiện cho chú được sống độc lập. Chú khoan khoái vì được sống tự do, tha hồ thoả mãn tính hiếu động của mình. Mới đến hang, chú ta đã sục sạo khắp nơi, xem xét cẩn thận chỗ ở, nhìn ngắm trời đất. Thích thú, chú cao hứng gáy lên mấy tiếng rõ to như để tuyên bô" cuộc sống độc lập của mình bắt đầu và gửi lời chào đến tất cả cư dân vùng đầm nước ấy. Quả là một chú dế rất đáng yêu.

    Dế Mèn rất ham làm việc và có ý thức làm việc để chuẩn bị chu đáo cho cuộc sống độc lập của mình. Chú làm việc suốt ngày đến tận chập tối mới ngơi tay. Mèn hay lam hay làm, cần cù như một người lao động thực thụ, với cả bản tính lo xa như các cụ già trong họ. Thật đáng khâm phục. Tuy còn nhỏ, nhưng Dê Mèn đã tỏ ra là một chàng dế có bản lĩnh. Mèn không ngừng luyện tập và trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng, dáng vẻ oai vệ. Đoạn văn miêu tả hình dáng, cử chĩ của Dế Mèn thật sinh động, cụ thể, phù hợp với cách nhìn của trẻ em về thế giới loài vật.

    Cuộc sống ở xóm quanh bờ ruộng diễn ra thật vui vẻ: đêm đến, họ nhà Dế rủ nhau đàn hát, nhảy múa, ăn sương đọng, cỏ ướt. Nhưng những niềm vui chỉ có thể thoả mãn những tâm hồn ưa bình yên, giản dị, ít khát vọng. Còn Dế ta, vốn hiếu dộng, thích cuộc sống - phóng khoáng, mạnh mẽ, luôn luôn mới mẻ, vì thế chú thấy nhàm chán dần. Nỗi chán chường vì cuộc sống cứ lặp đi lặp lại một cách đơn điệu đó chính là niềm thôi thúc Dê Mèn sau này tiến hành một cuộc phiêu lưu vô cùng hấp dẫn nhưng đầy mạo hiểm. Những ngày sống quanh quẩn bên đầm nước toàn gặp những khuôn mặt quen thuộc, chưa thấy ai tài giỏi hơn mình, cũng làm cho Dế Mèn nảy sinh những tính cách khác thường.

    Dế Mèn tự say sưa ngắm mình trong tư thế đi đứng oai vệ, sợi râu dài một vẻ rất đỗi hùng dũng, tự thoả mãn với tiếng phành phạch giòn giã của đôi cánh. Vậy nên chú càng ngày càng cho mình là giỏi, là tay ghê gớm, là sắp đứng dầu thiên hạ, càng trở nên hung hăng hống hách. Mèn cà khịa, bắt nạt, trêu chọc tất cả bà con trong xóm. Cái tính khí ngỗ ngược, trẻ con ấy khiến Dế Mèn từ một chú dế đáng yêu trở thành một kẻ đáng ghét làm sao! Chẳng ai nói ra, nhưng có lẽ cả cái xóm bờ đầm đều nghĩ thế. Đỉnh điểm của trò ngỗ ngược, nghịch ranh là chuyện đến trêù chị Cốc dẫn đến cái chết thê thảm của Dế Choắt.

    Kể về sự việc này, ngòi bút của Tô Hoài thật tinh tế khi miêu tả diễn biến, thái độ và tâm lý nhân vật. Lúc đầu Dế Mèn huênh hoang trước Dế Choắt: Sợ gì? Mày bảo tao sợ cái gi? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa! Giương mắt ra xem tao trêu con mụ Cốc đây này. Sau đó Dế Mèn chui tọt ngay vào hang yên trí với nơi ẩn nấp kiên cố của mình. Tôi... lèn giường nằm khểnh, bắc chân chữ ngủ.... Nhưng khi Dế Choắt bị Cốc mổ thì núp tận đáy đất mà tôi cũng thiếp, nằm im thin thít, cho đến khi biết chị Cốc đi rồi, tôi mới mon men bò lên. Đến đây, có lẽ người đọc đều chung một suy nghĩ: “đồ hèn nhát”. Tô Hoài đã thành công trong việc khắc họa tính cách nhân vật và để lại một ấn tượng về nhân vật của mình.

    Sự việc đau lòng này đã làm cho Dế Mèn tỉnh ngộ và nhận ra cái xấu, cái tai hại của những cử chỉ ngông cuồng, ngu dại của mình. Dế Mèn thấy mình ích kỷ. Những lời trăng trối của Dế Choắt được coi là bài học sâu sắc, bài học đầu tiên trong đời Dế Mèn: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi củng mang vạ vào mình.

    Dể Mèn phiếu lưu kí của Tô Hoài là truyện “đồng thoại” chứ không phải truyện ngụ ngôn. Nhưng tác giả đã thông qua truyện về thế giới loài vật, lồng vào đó những bài học triết lí nhân sinh sâu sắc, không kém gì truyện ngụ ngôn. Thông qua những trò nghịch tinh quái, những tâm tư tình cảm của Dế Mèn, nhà văn đã khéo đưa câu chuyện (đặc biệt ở chương I) những bài học về cách sống của mình: không nên làm những việc ngu dại, ngông cuồng chỉ để thoả mãn tính hiếu thắng, tính ích kỷ của mình; phải tự trọng, biết nghiêm khắc trước những thiếu sót của mình... Những bài học đạo lý ấy vừa nhẹ nhàng, vừa sâu sắc, thấm thìa. Vì vậy tác phẩm không chỉ có giá trị đối với thiếu nhi Việt Nam, mà còn được tuổi thơ các nước Nga, Ru- ma-ni, Ba Lan, Ấn Độ, Nam tư, Đức, Pháp... rất yêu chuộng.

      bởi Thảo Đặng 05/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • I.  DÀN Ý

    1.  Mở bài:

    Dế Mèn phiêu lưu kí là truyện viết cho thiếu nhi của nhà văn Tô Hoài, được xuất bản từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.

    - Tác phẩm nổi tiếng này được tái bản nhiều lần và dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới.

    - Mượn nhân vật Dế Mèn với những cuộc phiêu lưu kì thú, nhà văn dẫn dắt thiếu nhi vào một thế giới tự nhiên phong phú, đầy hấp dẫn và thông qua đó giáo dục những bài học quý báu về tình bạn, về đạo lí...

    - Đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên nằm ở phần đầu truyện, kể về Dế Mèn lúc mới

    lớn, tính tình kiêu căng, ngạo mạn, hành động bồng bột, xốc nổi... dẫn đến hậu quả tai hại

    khiến cho chú ân hận mãi.

    2.  Thân bài:

    * Vẻ đẹp cường tráng của DếMèn lúc mới trưởng thành:

    - Được mạ cho ra ở riêng, Dế Mèn rất thích vì được sống tự do.

    - Cuộc sống nhàn nhã, vui vẻ cứ thế trôi qua.

    - Chẳng bao lâu, chú đã trở thành một chàng Dế Mèn đẹp mã, có sức khoẻ hơn người. (Dẩn chứng)

    - Dế Mèn lấy làm kiêu hãnh, tự hào về hình dáng và tư thế của mình. (Dần chứng)

    * Tật xấu của Dế Mèn:

    - Cậy khoẻ nên thích bắt nạt những con vật nhỏ bé xung quanh như mấy chị Cào Cào hoặc anh Gọng Vó...

    - Tính nết hung hăng, phách lối của Dế Mèn khiến cho hàng xóm sợ hãi và xa lánh.

    - Dế Mèn có thói khinh thường người khác: gọi Dế Choắt là chú mày với vẻ mỉa mai, chế giễu, coi Dế Choắt chẳng ra gì.

    - Khi Dế Choắt nhờ vả thì Dế Mèn không những từ chối mà còn mắng mỏ Dế Choắt không tiếc lời.

    - Dế Mèn bày trò dại dột trêu chọc chị Cốc rồi trốn vào hang sâu, Đềcho Dế Choắt bị đòn oan. dẫn đến cái chết thảm thương.

    * Thái độ ân hận và bài học đường đời dầu tiên của Dế Mèn:

    - Trước lời trăn trối của Dế Choắt, Dế Mèn tỉnh ngộ nhận ra rằng: Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn cũng mang vạ vào mình...

    -Dế Mèn hứa trước mộ Dế Choắt là từ nay trở đi sẽ cố gắng sửa mình Đềthành người tử

    tế.

    * Ý nghĩa giáo dục của đoạn văn:

    - Tác giả mượn lời Dế Choắt khuyên Dế Mèn Đềgửi tới các bạn đọc nhỏ tuổi lời nhắc nhở không nên kiêu căng, tự mãn và phải có lòng nhân ái đối với mọi người.

    3.  Kết bài:

    - Đoạn trích trên tiêu biểu cho nghệ thuật miêu tả loài vật tài tình của nhà văn Tô Hoài.

    - Bút pháp nhân hoá đặc sắc đã tạo cho nhân vật Dế Mèn một tính cách vừa rất riêng vừa rất chung, tượng trưng cho những đặc điểm tâm lí của độ tuổi mới lớn.

    - Tài kể chuyện của nhà văn tự nhiên và sinh động, khiến câu chuyện có sức hấp dẫn lạ thường.

    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Dế Mèn phiêu lưu kí là tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài dành cho thiếu nhi. Thông qua đó, tác giả thể hiện những khát vọng đẹp đẽ của tuổi trẻ. Bài học đường đời đầu tiên trích từ chương l của tác phẩm, kể về lai lịch Dế Mèn từ lúc còn nhỏ cho tới lúc chú rút ra bài học đầu tiên.

       Thông qua việc miêu tả hình dáng, lời nói, tâm trạng và những hành động nông nổi của Dế Mèn, tác giả muốn khuyên các bạn nhỏ không nên kiêu căng, tự mãn. Trước khi làm bất cứ việc gì đều phải suy nghĩ kĩ để tránh gây ra những điều có hại tới bản thân và người khác.

       Bài văn có hai đoạn chính: đoạn một miêu tả hình ảnh Dế Mèn - một chàng dế thanh niên cường tráng. Đoạn hai là câu chuyện về trò đùa dại dột của Dế Mèn trêu chọc chị Cốc, dẫn đến cái chết thảm thương cho Dế Choắt. Bài văn thể hiện được nét đặc sắc của ngòi bút Tô Hoài trong nghệ thuật miêu tả và kể chuyện.

       Sau khi ra đời được vài ngày, Dế Mèn và mấy anh em chú đã được mẹ cho ra ở riêng, bắt đầu cuộc sống tự lập, đúng theo tục lệ lâu đời của họ hàng nhà Dế. để các con bớt khó khăn trong những ngày đầu, Dế mẹ đã chuẩn bị chu đáo cho từng đứa, từ cái hang cho đến mấy ngọn cỏ non đặt sẵn trước cửa. Thời gian đầu xa mẹ, Dế Mèn rất khoan khoái trước cuộc sống tự do. Chú chưa nghĩđến những chuyện xa xôi mà cho rằng sự ung dung, độc lập của mình là điều thú vị lắm rồi. Dế Mèn vun vén, sửa sang cái hang thành nơi ở thuận tiện và an toàn.

       Cuộc sống cứ thế trôi đi trong vui vẻ, nhàn nhã. Chiều chiều, Dế Mèn cùng anh chị em hàng xóm quanh bờ ruộng tụ họp lại, vừa gảy đàn vừa hát một bài hát hoàng hôn chào tạm biệt ông mặt trời. Tối đến, cả họ nhà Dế tụ tập giữa bãi cỏ, uống sương đọng, ăn cỏ ướt... cùng nhau ca hát, nhảy múa linh đình tới sáng bạch... Ngày nào, đêm nào, sáng và chiều cũng ngần ấy thứ việc, thứ chơi... Đối với tuổi trẻ hiếu động và đầy khát vọng như Dế Mèn thì cuộc sống ấy dần dần trở nên nhàm chán.

       Chẳng bao lâu, Dế Mèn đã thành một chàng Dế thanh niên cường tráng. Đoạn văn tả hình dáng, tính nết Dế Mèn chứng tỏ tài quan sát tinh tế của nhà văn Tô Hoài: Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thủ sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ... Dôi cánh... dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng... Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.

       Qua việc miêu tả ngoại hình Dế Mèn, tác giả đã cho chúng ta thấy phần nào tính nết của chú. Dế Mèn biết mình có ưu thế về sức khoẻ nên chú thích bắt nạt các con vật nhỏ bé xung quanh, cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm. Chú ta đã quát mấy chị Cào Cào ngụ ở đầu bờ khiến mỗi khi thấy Dế Mèn đi qua, các chị phải núp khuôn mặt trái xoan xuống dưới nhánh cỏ, chỉ dám đưa mắt lên nhìn trộm. Tệ hơn nữa, thỉnh thoảng Dế Mèn còn ngứa chân đá anh Gọng Vó lấm láp vừa ngơ ngác dưới đầm lên.

       Những chi tiết trên giúp người đọc hình dung ra một chú Dế Mèn mới lớn với vẻ đẹp ngoại hình và những nét chưa đẹp trong tính cách. Nét đẹp của Dế Mèn là có thân hình cường tráng, tính tình hiếu động, biết ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực. Bên cạnh đó, Dế Mèn còn có những nhược điểm tất yếu củatuổi mới lớn như coi trọng hình thức, kiêu ngạo, hung hăng, hay gây gổ, bắt nạt những con vật yếu đuối, thích làm bộ, ra oai với mọi người.

       Đoạn văn kể về quan hệ giữa Dế Mèn và Dế Choắt cũng là một đoạn văn hay và nhiều ý nghĩa giáo dục.

       Cái tên Dế Choắt là do Dế Mèn đặt ra với thái độ mỉa mai, chế giễu. Dế Mèn nhìn Dể Choắt bằng con mắt khinh thường và cho rằng Dế Choắt thật xấu xí: Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Dã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn ngủn đến giữa lưng... Đôi càng bè bè. nặng nề... Râu ria gì mà cụt có một mẩu và mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn, ngơ ngơ. Dế Mèn nói năng với Dế Choắt rất trịch thượng, kẻ cả. Tuy bằng tuổi nhưng Dế Mèn gọi Dế Choắt là chú mày và lên giọng dạy đời: ôi thôi, chú mày ơi! Chú mày có lớn mà chẳng có khôn.

       Khi nghe Dế Choắt than thở về sự ốm yếu của mình và muốn Dế Mèn đào giúp cho cái ngách thông qua hang Dế Mèn phòng khi bất trắc thì Dế Mèn lại giận dữ, mắng chửi Dế Choắt như mưa:

       - Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ! Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!

       Đúng như Dế Mèn tự nhận: Ngẫm ra thì tôi chỉ nói lấy sướng miệng tôi. Dế Mèn không muốn nghe ai và cũng chẳng cần để ý rằng có ai nghe mình nói hay không. Dế Mèn đâu có thông cảm với khó khăn của bạn. Qua hành động và lời nói của Dế Mèn với Dế Choắt, ta thấy Dế Mèn là kẻ kiêu ngạo, coi nhẹ tình nghĩa xóm giềng và thiếu tình thương đồng loại.

       Thường thường, tuổi mới lớn có nhiều tính tốt và cũng có không ít tật xấu. Dế Mèn cũng vậy. Chú hay nghĩ ra những trò nghịch ngợm ranh mãnh, có khi gây hậu quả đáng tiếc. Lúc thấy bóng chị Cốc đậu trước cửa hang, Dế Mèn nảy sinh ý định rủ Dế Choắt trêu chọc chị. Khi Dế Choắt tỏ ra nhát gan từ chối thì Dế Mèn quắc mắt quát: Sợ gì? Mày bảo tao sợ cái gì? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa?

       Dế Mèn khoác lác nói với Dế Choắt: Giương mắt ra xem tao trêu con mụ Cốc đây này, rồi véo von ngâm bài ca dao nói về chị Cốc nhưng cố sửa đi đôi chút cho ý thêm nặng. Lúc chị Cốc nổi nóng thì Dế Mèn nhanh chân chui tọt vàotrong hang sâu thật an toàn, lên giường nằm khểnh bắt chân chữ ngũ đắc ý về trò nghịch của mình. Chỉ tội cho Dế Choắt trốn không kịp, bị chị Cốc mổ cho mấy nhát vào lưng gãy cả xương.

       Nghe tiếng kêu thảm thiết của Dế Choắt, Dế Mèn sợ hãi nằm im thin thít. Lúc này, Dế Mèn mới biết thế nào là sợ. Đợi đến lúc chị Cốc đi rồi, Dế Mèn mới mon men bò sang hang Dế Choắt. Thấy Dế Choắt nằm thoi thóp thì hốt hoảng quỳ xuống, nâng đầu Choắt, thực sự hối hận về trò nghịch dại dột của mình:Tôi hối lắm! Tôi hối hận lắm! Cái chết oan của Dế Choắt đã thức tỉnh lương tâm Dế Mèn. để chuộc lại lỗi lầm, Dế Mèn đã chôn cất Dế Choắt chu đáo. Sau chuyện đó, Dế Mèn đã đau xót, ân hận, tự trách mình nông nổi, ngông cuồng và cũng từ đấy chú cố gắng sửa mình để trở thành người tốt.

       Bài học đầu tiên mà Dế Mèn rút ra qua câu chuyện với Dế Choắt là: Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn cũng mang vạ vào mình. Nhà văn mượn lời nhắc nhở của Dế Choắt để gửi tới các bạn đọc nhỏ tuổi lời khuyên không nên kiêu căng, tự mãn. Ngay từ nhỏ, chúng ta phải rèn luyện nhân cách để sau này trở thành người tử tế và hữu ích.

       Đoạn trích trên đây tiêu biểu cho nghệ thuật miêu tả loài vật rất sinh động của nhà văn Tô Hoài. Bằng bút pháp nhân hoá đặc sắc, tác giả đã tạo cho nhân vật Dế Mèn một tính cách vừa rất riêng vừa rất chung. Dế Mèn đã trở thành nhân vật tiêu biểu với đầy đủ những nét đáng yêu và cả những tật xấu thường tình của tuổi mới lớn. Đọc truyện, chúng em tìm thấy ở Dế Mèn hình bóng của chính mình và càng suy ngẫm, càng thấm thìa những bài học quý giá mà nhà văn Tô Hoài đã khéo léo lồng vào trong đó.

      bởi ミ★Bạch Kudo★彡 14/06/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON