YOMEDIA
NONE

Chứng minh Bác Hồ là người yêu thiên nhiên say đắm

lập dàn ý cho đề bài chứng minh bác hồ là người có tình yêu thiên nhiên say đắm

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (2)

  • A, Mở bài

    Ở Hồ Chí Minh, thơ văn chính là con người Bác vậy. Qua thơ văn của Bác một người có tâm hồn thi sĩ, ta thấy con người Bác. Điều này được bộc lộ rõ trong thơ của Người, cho dù thơ ấy viết về con người hay thiên nhiên. Qua các bài thơ Chiều tối, Giải đì sớm, Mới ra tùy tập leo núi ta thấy thiên nhiên trong thơ Bác đã phản ánh tâm hồn lớn của nhà thơ Hồ Chí Minh.

    B, Thân bài

    1, Thế nào là tâm hồn lớn trước thiên nhiên?

    – Tâm hồn lớn truowsv thiên nhiên đó trước thiên nhiên, trước hết phải là người yêu thiên nhiên say đắm, giao hòa cùng thiên nhiên cảnh vật như đối với những người tri âm, tri kỉ. Sau nữa, phải nhìn thiên nhiên bằng con mắt lạc quan, yêu đời, bằng một tấm lòng thương yêu, trân trọng.

    Những điều này Bác đều có, và lại có ở mức độ cao và đẹp đẽ khiến cho khi tiếp xúc với thiên nhiên trong thơ Bác, chúng ta thường ngạc nhiên và khâm phục trước cái ánh sáng kì diệu của tâm hồn lớn ấy.

    dan y bai thien nhien trong tho bac

    2, Tâm hồn lớn của Bác qua thiên nhiên trong ba bài thơ:

    a) Bác Hồ là người yêu thiên nhiên say đắm và giao hòa cùng thiên nhiên cảnh vặt:

    – Chiều tối: Lưu luyến nhìn theo một cánh chim bay về rừng và một chòm mây trôi trên bầu trời và tìm thấy tâm trạng của mình trong đó (dẫn chứng).

    – Giải di sớm: Giữa đêm tối mịt mùng trong cảnh tù đày khắc nghiệt, vẫn không thể bỏ qua một “chòm sao đưa nguyệt vượt lên ngàn”, để rồi sau đó, hồn thơ lai láng tràn đầy trước cảnh bình minh rực hồng, thời tiết ấm áp (dẫn chứng).

    Mới ra tù, tập leo núi: Bức tranh sơn thủy hữu tình đẹp như trong tranh thủy mạc là bằng chứng của một tình yêu thiên nhiên sâu sắc và đắm say (dẫn chứng).

    b) Bác nhìn thiên nhiên bằng con mắt lạc quan yêu đời! Bằng một tấm lòng thương yêu trân trọng’.

    – Chiều tối: Thi phẩm đã mang lại sự thông cảm sâu sắc với cánh chim mỏi bay về trời và chòm mây cô đơn đang trôi chầm chậm trên bầu trời. Trong sự thông cảm này dường như có cá sự chia sẻ chia – có cả nỗi lòng của Bác (mặc dù hoàn cảnh của Bác lúc bày giờ thật gian khổ, mệt mỏi, cô đơn và buồn bã).

    – Giải di sớm: Bác thấy như trăng sao đang cùng lên đường với mình, và như vậy, người tù không hề cô đơn. Bác nhìn thẳng vào đêm tối “ gió lạnh – đường xa, nhì thắng vào khổ khăn đế bình tinh chủ động dấn bước. Vồ dưới mắt người tù “ chiên sĩ – thi sĩ ấy thì buổi bình minh của thời tiết đã có khí thế như buổi bình minh của thời đại (dẫn chứng).

    – Mới ra tù, tập leo núi: cảnh đẹp nhưng không vắng vẻ quạnh hiu như trong thơ xưa, mà ấm áp (núi ấp ôm mây, mây ấp núi) và trong sáng (lòng sông gương sáng bụi không mờ). Con người như đã hài hòa vào với thiên nhiên hùng vĩ, giao hòa tuyệt đẹp trong cảnh trời mây non nước bao la khoáng đạt, trở thành trung tâm của bức tranh thiên nhiên, bởi Bác là chiến sĩ chứ không phải ẩn sĩ (dẫn chứng).

    C, Kết bài

    Thiên nhiên trong thơ Bác dù là thơ ở trong ngục tù hay trên đường giải tù – bao giờ cũng là một thiên nhiên đẹp và chất chứa đầy sức sống bởi chính tâm hồn lớn của Bác đã tỏa ánh sáng vào thiên nhiên cảnh vật khiến cho “thiên nhiên trong thơ Bác thường chan chứa một niềm vui lớn” như Hoài Thanh cũng đã từng nhận xét.

      bởi huynhthi myhanh 06/09/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Mở bài:

    Bác Hồ có rất nhiều thú vui tao nhã: ngâm thơ, viết bài,… Nhưng trong số đấy, trồng cây là việc làm Bác yêu thích hơn cả vì thiên nhiên cũng là một phần tâm hồn Bác

    Thân bài:

    Bác Hồ rất yêu thiên nhiên, yêu cỏ cây hoa lá. Nhà thơ Tố Hữu đã khái quát chính xác phẩm chất này của Hồ Chí Minh - nhà nhân văn chủ nghĩa, trong câu thơ: “Yêu từng ngọn lúa mỗi nhành hoa”. Sinh thời có lần Bác đã từng nói Bác không tham danh vọng mà muốn sống hòa cùng thiên nhiên nơi có núi cao rừng biếc và làm bạn với các cụ phụ lão và các cháu thiếu niên nhi đồng. Thời gian rảnh rỗi, Bác vẫn sống như 1 người dân bình thường, hòa mình vào thiên nhiên “Việc quân việc nước đã bàn/ Xách bương dắt trẻ ra vườn tưới rau” Nơi Bác sống và làm việc luôn hòa trong thiên nhiên, cây cối, cỏ hoa. Nếu ai đã được đến thăm lăng Bác thì ta có thể thấy cây cối xung quanh rất xanh và đẹp. Bên dưới nhà sàn nơi Bác ở, cây cối cũng um tùm tươi tốt. Chung quanh đâu đâu cũng là một màu xanh lá thể hiện được bao yêu thương Bác dành cho cỏ cây.

    Chính Bác đã nhờ 1 đồng chí cuộn tròn trước rễ đa đã lìa khỏi cành và chôn xuống đất. Ít lâu sau, chiếc rễ đa đã bám rễ và phát triển rất tốt. Và có một sự kỳ thú là đoàn thiếu nhi nào vào thăm vườn Bác, không ai bảo ai, bạn nào cũng thích chơi chui qua chui lại chiếc rễ đa mọc thành hình tròn xinh xẻo kia. Bác chẳng những yêu thiếu nhi mà còn yêu cà chiếc rễ đa, không lỡ vứt nó đi. Bác yêu cây cỏ với tất cả tấm lòng. Bác gửi gắm nơi cây những hình ảnh đẹp đẽ nhất: Hoa râm bụt là một hình tượng về tấm lòng yêu nước của Bác. Cây vú sữa là một hình tượng của tấm lòng Bác luôn nhớ thương đồng bào Nam bộ. Năm 1955, đồng bào miền Nam gửi biếu Bác một cây vú sữa và một quả dừa. Cây vú sữa được Bác trồng giữa bờ ao cạnh ngôi nhà Bác ở đầu tiên trong Phủ Chủ tịch. Ngày ngày, tuy bận trăm công nghìn việc của Chủ tịch nước, nhưng trước giờ làm việc buổi sáng hay sau giờ làm việc buổi chiều, Bác Hồ đều chăm sóc tưới cho cây vú sữa.

    Nhìn vào Bác, chúng ta có thể hiểu cây cối chính là người bạn chân tình của Bác và của cả chúng ta.

    Kết bài:

    Bác đã yêu thiên nhiên như yêu chính bản thân mình. Cũng vì vậy, chúng ta phải biết giữ gìn cây cối, bảo vệ môi trường vì Bác và vì chúng ta.

      bởi Love Linkin'Park 05/07/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF