YOMEDIA
NONE

Chỉ ra phép tu từ từ vựng và tu từ cú pháp trong Vầng trăng ai xe làm đôi...

BT2:Chỉ ra phép tu từ từ vựng và tu từ cú pháp trong đoạn thơ sau và nêu tác dụng

a, Vầng trăng ai xe làm đôi

Lửa im gối chiếc lửa soi dặm trường

b,Tiếng chim vách núi nhỏ dần

Rì rầm tiếng suối khi gần khi xa

Ngoài thềm roi chiếc lá đa

Tiếng roi rất mỏng như là rơi nghiêng

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (2)

  • b)Nghệ thuật: đảo ngữ & ẩn dụ

    Tiếng chim vách núi nhỏ dần Nghệ thuật đảo ngữ: từ “vách núi” được đặt lên trước “nhỏ dần” tạo nên sự hài hoà, đăng đối cho câu thơ đồng thời gợi không gian bao la, tĩnh lặng trong đêm ở Côn Sơn. Ta cảm nhận được sự nhỏ bé, cô đơn, lẻ loi của tiếng chim trước sự hùng vĩ của thiên nhiên, núi rừng.Rì rầm tiếng suối khi gần, khi xa Nghệ thuật đảo ngữ: từ láy “rì rầm” được đặt lên trước từ “tiếng suối” tạo nên âm điệu dìu dặt, nhịp nhàng, nhấn mạnh âm thanh nhẹ nhàng, êm dịu của tiếng suối lúc gần, lúc xa trong đêm vắng. Câu thơ khắc hoạ bức tranh đêm Côn Sơn vừa thơ mộng vừa huyền ảo và huyền bí .Ngoài thềm rơi chiếc lá đa Cũng là nghệ thuật đảo ngữ: động từ “rơi” được đưa lên trước “chiếc lá đa” vừa tạo sự nhịp nhàng cho câu thơ, vừa gợi tả sự vận động thật dịu nhẹ, khẽ khàng của chiếc lá.Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng. Nghệ thuật ẩn dụ (thuộc kiểu ẩn dụ chuyển đổi cảm giác): “mỏng” chỉ đặc điểm, kích thước của sự vật (được cảm nhận bằng thị giác, xúc giác) → “mỏng” (tiếng rơi được cảm nhận qua thính giác). Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng nghệ thuật so sánh, miêu tả trạng thái rơi của chiếc lá thật độc đáo “rơi nghiêng”, tạo ra hình ảnh thơ vừa giàu chất tạo hình vừa mang giá trị biểu cảm cao. Chiếc lá đa lìa cành không chỉ được cảm nhận bằng xúc giác, thị giác, thính giác mà bằng cả tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của nhà thơ.

      bởi Nguyễn Phương 07/09/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • a) Ẩn dụ

    Đây là hai câu thơ tuyệt bút. Nguyễn Du đã lấy ngoại cảnh (vầng trăng) để đặc tả tâm cảnh Thuý Kiều. Có phải Kiều và Thúc Sinh hai người như một vầng trăng tròn bị cắt bị “xẻ” làm hai nửa? Hay từ nay trở đi mỗi người một phương trời chỉ soi lẻ một vầng trăng mà chỉ thấy một nửa? Trăng thượng huyền hay trăng hạ huyền mà chỉ có một nửa: nửa thì soi gối chiếc của nàng Kiều cô đơn nửa thì soi dặm trường một mình lẻ loi của Thúc Sinh?

    Câu thơ vừa xót xa vừa ai oán. Chữ “ai” trong câu thơ “Vầng trăng ai xẻ làm đôi” như một tiếng thở dài ngao ngán về sự bất lực trươc số phận. Ai đã đang tâm chia rẽ hạnh phúc tròn đầy êm thấm của Kiều? Số phận lẽ mọn buộc nàng phải cam chịu và chấp nhận? Vì ai mà Thúc Sinh phải đi về Vô Tích “muôn dặm một mình xa xôi?”. Cuộc chia tay không thể tránh khỏi. Kiều như dự cảm một cuộc chia tay vĩnh biệt đã bắt đầu. Không phải là từ biệt mà là sự chấm dứt của tình duyên. Có thể họ còn gặp nhau nhưng chẳng bao giờ tái hợp nữa. Tràn ngập cả không gian và thời gian là nỗi buồn nhớ xa xôi đến muôn dặm. Thúc Sinh với chuyến đi này sẽ phải “đối diện” với người vợ cả “Ở ăn thì nết cũng hay – Nói điều ràng buộc thì tay cũng gìa”. Kiều phấp phổng lo âu càng cảm thấy cô đơn hơn bao giờ hết!

      bởi Love Linkin'Park 05/07/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF