Nghị luận về câu nói: Bàn tay tặng hoa hồng bao giờ cũng phảng phất hương thơm
Trả lời (1)
-
Trong cuộc sống với những bộn bề lo toan, vất vả, đôi lúc con người ta quên đi hết những vẻ đẹp giản dị chân chất, quên đi cả cách đối xử chân thành, tử tế với những người xung quanh. Chẳng cần là việc gì to tát lớn lao, chỉ cần là những lời hỏi thăm, những lời động viên an ủi nhau những lúc yếu lòng, nhưng nhiều khi thật khó khăn, cuộc sống đã khiến tâm hồn con người trở nên lạnh lùng hơn với những nỗi lo cơm áo gạo tiền đè nặng trên đôi vai mệt mỏi. Có một câu châm ngôn mà tôi thường vẫn rất tâm đắc: "Bàn tay tặng hoa hồng bao giờ cũng phảng phất hương thơm", mang một tầng nghĩa ẩn dụ rất sâu sắc về việc cho đi mà chưa cần hồi đáp.
Hoa hồng là một loài hoa rất đẹp, lại mang một mùi hương thật nồng nàn quyến rũ, hầu như ai nhìn thấy hoa hồng đều bị thu hút bởi vẻ đẹp rất đỗi hấp dẫn ấy. Hoa hồng ở trong câu châm ngôn trên là tượng trưng cho những gì tốt đẹp, trân quý, hạnh phúc nhất trong cuộc sống mà con người dành tặng cho nhau. Bàn tay tặng hoa hồng, với tôi trước hết đó chắc chắn là bàn tay đẹp, người có bàn tay ấy là người có tấm lòng cao thượng, tựa một bông hoa đang tỏa ra một thứ hương thơm ngào ngạt, đó là hương thơm của một tâm hồn đầy nhân hậu và cao thượng. Bàn tay trao hoa hồng là một hình ảnh ẩn dụ về hành động cho đi những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống mà xuất phát từ tấm lòng con người chân thành đối xử với nhau. Ở đây chưa đề cập đến việc nhận lại mà đơn thuần chỉ là cho đi, trao tặng niềm vui, niềm hạnh phúc cho người khác mà chưa cần đến sự hồi đáp, sự cho đi xuất phát từ lòng nhân hậu, lòng yêu thương giữa người với người trong xã hội vốn xô bồ phức tạp này. Vậy có phải rằng khi bạn tặng hoa hồng cho người khác thì bạn hoàn toàn không nhận lại được gì không? Không phải, bạn vẫn nhận được đấy chứ, đôi tay cầm đóa hoa thơm ấy vẫn còn lưu lại chút mùi hương nồng nàn của bông hồng tươi đẹp bạn đã trao tặng cho người khác. Đó chính là niềm hạnh phúc, niềm vui khi bản thân bạn được cho đi, được cống hiến cho xã hội. Đó là lúc bạn nhận ra cuộc sống nào đôi lúc được cho đi, được làm cho người khác vui vẻ, hạnh phúc cũng là một điều tuyệt vời và hân hạnh biết bao. Và chẳng phải ai cũng có đủ nhân ái và tấm lòng vị tha để sẵn sàng cho đi mà không nhận lại, bởi đơn giản tâm hồn họ không có đủ tình yêu, tình thương mến thương, họ còn sống trong cái vỏ bọc của mình, còn quá vị kỷ, sợ rằng lỡ cho đi rồi, người chịu thiệt cuối cùng lại là bản thân mình. Nhưng đó là quan điểm thiển cận và sai lầm, bởi vì như câu châm ngôn đã bày tỏ, tặng hoa hồng chẳng phải tay vẫn lưu lại hương thơm hay sao, hương thơm ấy là niềm hạnh phúc, ý nghĩa từ tâm hồn bạn, đồng thời cũng là lòng biết ơn từ người được nhận. Vì vậy hãy cố gắng cho đi thật nhiều khi còn có thể, còn việc nhận lại là ở chính tâm hồn của mỗi chúng ta có đủ rộng lượng để nhận ra được hay không mà thôi.
Mỗi một con người là một cá thể độc lập, có tâm hồn có suy nghĩ có tâm tư khác biệt làm nên sự đa dạng trong quần thể xã hội. Tuy nhiên, con người không thể sống tách biệt với thế giới bên ngoài mà phải tìm cách hòa nhập, chung sống hòa bình với những cá thể khác để cùng tồn tại và phát triển. Bởi suy cho cùng, con người là một cá thể yếu đuối và mỏng manh, trong khi đó xã hội trên đà phát triển mạnh mẽ, sự phát triển quá mức nhanh và mạnh ấy sẽ dễ dàng nuốt chửng một cá thể nào đó chưa kịp thích nghi với guồng quay cuộc sống. Chính vì vậy, việc cho đi là một trong những phương pháp hữu hiệu giúp con người gây dựng khối đoàn kết trong xã hội, bởi đơn thuần việc cho đi không chỉ giúp nuôi dưỡng tâm hồn, tạo niềm vui niềm hạnh phúc mà nó còn là một trong những cách hay và tinh tế gắn kết con người với nhau bằng tình cảm, bằng tấm lòng chân thành. Nhiều người nhận định rằng, mối quan hệ tình cảm sẽ dễ dàng tan vỡ trong thời buổi hiện nay, nhưng suy xét thật kỹ thì không hẳn thế, bởi so với các mối quan hệ khác như quan hệ lợi ích, tiền bạc,... thì tính ra mối quan hệ tình cảm chí ít còn liên quan đến cảm xúc con người, một khi muốn từ bỏ mối quan hệ nào đó người ta thường phải cân nhắc các khía cạnh đạo đức lương tâm nhiều hơn cả. Nếu một con người thực sự có nhân cách thì mối quan hệ xuất phát từ tình cảm, từ lòng chân thành là mối quan hệ đáng quý và đáng được nâng niu phát triển nhất. Việc cho đi chính là cách người ta gây dựng mối quan hệ tình cảm ấy, cái chúng ta nhận lại chưa hẳn là vật chất nhưng lại là những thứ còn quý giá hơn cả - lòng thương yêu của người được nhận, sự biết ơn, lòng trân trọng, sự bảo vệ che chở trong lúc chúng ta gặp hoạn nạn. Ngược lại, những con người với tấm lòng ích kỷ, chỉ thích nhận nhưng lại ki bo chẳng muốn bỏ ra bất cứ một thứ gì thì sẽ khó có thể tồn tại lâu trong xã hội, nếu có cũng là một cá thể yếu đuối tách biệt, bị xã hội cô lập mà thôi. Vậy nếu bạn cứ mãi muốn nhận mà không muốn cho đi, thì liệu ai sẽ cho bạn mãi, người ta có thể cao thượng cho bạn đến vài lần, nhưng một khi người ấy nhận ra tấm lòng của bạn liệu họ còn đủ nhiệt huyết và tình thương yêu nữa không, vậy ai sẽ giúp đỡ, bảo vệ bạn khi bạn cần đến?
Không biết các bạn có thường xuyên cho hay tặng ai đó điều gì không? Cảm giác ấy thế nào? Với tôi, đó là niềm sung sướng, hạnh phúc tràn ngập trong tâm hồn, đó tuyệt đối không phải xuất phát từ ý nghĩ tầm thường rằng cho đi để có ngày được nhận lại. Đó cũng là sự nhẹ nhõm vì cảm thấy cuộc sống thật có ý nghĩa khi bản thân đã làm được những việc có ích, là cảm giác ấm áp khi nhìn thấy sự hạnh phúc ánh lên trong đôi mắt đẹp của người được nhận. Đôi khi không phải bông hồng trao tay chỉ nằm gọn trong việc trao tặng vật chất, hay niềm vui mà còn có thể là sự sẻ chia những nỗi niềm đau khổ, những âu lo từ trong sâu thẳm tâm hồn, để người khác được thấu hiểu được san sẻ cùng. Với tôi, việc được lắng nghe và thấu cảm những nỗi lo trong lòng của người khác cũng là một niềm vui sướng và hạnh phúc bởi chúng ta thật may mắn vì đủ tin cậy để họ chia sẻ tâm tư của mình. Bông hồng nào cũng đẹp cũng thơm, nhưng cứ mãi ôm khư khư trong lòng bàn tay thì dù có mỹ miểu đến mấy cũng có ngày phai tàn, rơi rụng mà thôi. Thay vì thế chúng ta hãy mạnh dạn trao đi để tô điểm cho đời người, đời mình có phải ý nghĩa hơn biết bao.
Trong cuộc đời mỗi con người, nếu bảo dứt bỏ cái "tôi" cá nhân để sống thì đó không bao giờ là điều dễ dàng và chúng ta cũng không cần thiết phải quyết liệt đến vậy, đơn giản là chỉ cần bạn biết kiềm chế bản thân lại, dẹp bỏ những ý nghĩa quá mức hẹp hòi ích kỷ, muốn người khác mở lòng với bạn thì trước hết bạn phải mở lòng mình ra đã. Tương tự vậy, muốn nhận lại được niềm yêu thương, tin tưởng của người khác thì còn phải xem bông hồng bạn trao tặng người ta có thực sự tươi thắm niềm chân thành, phảng phất hương thơm của một tâm hồn cao thượng hay không.
Mỗi chúng ta hãy cố gắng vun trồng cho mình một khóm hồng thật đẹp, thật thơm và cũng đừng ngại ngần ngắt những bông hoa ấy đem trao tặng cho những người xứng đáng, bởi "Bàn tay tặng hoa hồng bao giờ cũng phảng phất hương thơm". Nhiệm vụ của hoa là tô điểm cho cuộc sống thêm màu sắc, nhiệm vụ của chúng ta là đưa những đóa hoa tươi đẹp ấy đến từng đôi tay đang mở rộng chào đón, đừng tiếc công vun trồng bạn nhé!
bởi Nguyễn Thị Thanh15/06/2020
Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
Ý kiến nhận xét thạch lam tả cảnh , tả tình đều rất tinh tế. Em có thấy nét đặc sắc đó trong cách miêu tả âm thanh không? Hãy chọn một chi tiết , phân tích ngắn gọn
07/11/2022 | 0 Trả lời
-
Ý kiến nhận xét thạch lam tả cảnh , tả tình đều rất tinh tế. Em có thấy nét đặc sắc đó trong cách miêu tả âm thanh không? Hãy chọn một chi tiết , phân tích ngắn gọn
07/11/2022 | 0 Trả lời
-
Ý kiến nhận xét thạch lam tả cảnh , tả tình đều rất tinh tế. Em có thấy nét đặc sắc đó trong cách miêu tả âm thanh không? Hãy chọn một chi tiết , phân tích ngắn gọn
07/11/2022 | 0 Trả lời
-
Viết đoạn văn bàn về một phẩm chất của học sinh có sử dụng thao tác lập luận so sánh, phân tích.
07/11/2022 | 1 Trả lời
-
Viết về thầy cô và mái trường mến yêu
13/11/2022 | 1 Trả lời
-
Phân tích bài thương vợ
16/11/2022 | 1 Trả lời
-
Trình bày suy nghĩ của anh/chị ý về ý kiến:"yêu đất nước từ nhữg điều bình dị"
Giúp mình với ạ
16/11/2022 | 1 Trả lời
-
Đọc - hiểu đoạn trích sau:
Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng tàn nhẫn, lừa lọc, tính cách dịu dàng và lòng biết giá người, biết trọng người ngay của viên quan coi ngục này là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ.
(Trích “Chữ người tử tù” – Nguyễn Tuân)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1: Những câu văn trên miêu tả suy nghĩ của nhân vật nào?
Câu 2: Nhân vật đó nói về điều gì?
Câu 3: Văn bản trên đã sử dụng thành công biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của phép tu từ đó?
Câu 4: Tìm các từ láy trong văn bản và đặt câu với mỗi từ láy đó
20/11/2022 | 1 Trả lời
-
Đọc - hiểu đoạn trích sau:
"Một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng phẳng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu mực. Thay bút con, đề xong lạc khoản, ông Huấn Cao thở dài, buồn bã đỡ viên quan ngục đứng thẳng người dậy và đĩnh đạc bảo:
- Ở đây lẫn lộn.Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng trẻo với những nét chữ vuông vắn tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Thoi mực, thầy mua ở đâu tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không?...Tôi bảo thực đấy: thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở đã, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi.
Lửa đóm cháy rừng rực, lửa rụng xuống nền đất ẩm phòng giam, tàn lửa tắt nghe xèo xèo. Ba người nhìn bức châm, rồi lại nhìn nhau. Ngục quan cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: "Kẻ mê muội này xin bái lĩnh".
(Trích “Chữ người tử tù” – Nguyễn Tuân)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1: Đoạn trích trên đây trong tác phẩm nào? của tác giả nào? mô tả cảnh tượng gì ?
Câu 2: Cảnh tượng trên hàm chứa nhiều yếu tố tương phản. Hãy chỉ ra những yếu tố tương phản đó.
Câu 3: Nguyễn Tuân đã thể hiện quan niệm nghệ thuật gì qua lời khuyên của Huấn Cao đối với quản ngục; ý nghĩa của cái Đẹp với cuộc sống con người cũng được khẳng định như thế nào qua cử chỉ, thái độ và lời nói của quản ngục với Huấn Cao?
20/11/2022 | 1 Trả lời
-
Đọc - hiểu văn bản:
“Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng tàn nhẫn, bằng lừa lọc, tính cách dịu dàng và lòng biết giá người, biết trọng người ngay của viên quan coi ngục này là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ.
Ông trời nhiều khi chơi ác, đem đầy ải những cái thuần khiết vào giữa một đống cặn bã. Và những người có tâm điền tốt và thẳng thắn, lại phải ăn đời ở kiếp với lũ quay quắt”.
(Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân, Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản?
Câu 2. Những biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong đoạn văn bản? Phân tích hiệu quả nghệ thuật của thủ pháp nghệ thuật đó.
Câu 3. Đoạn văn bản trên đã thực hiện những nét đặc sắc nào của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân?
20/11/2022 | 1 Trả lời
-
Viết đoạn văn ngắn khoảng 300 chữ nêu cảm nhận của anh chị về bức tranh thiên nhiên Phố huyện khi chiều tà trong tác phẩm Hai Đứa Trẻ của Thạch Lam
21/11/2022 | 0 Trả lời
-
Đọc-hiểu đoạn trích sau:
Ngục quan lấy làm nghĩ ngợi về câu nói ban chiều của thầy thơ lại: ”Có lẽ lão bát này ,cũng là một người khá đây. Có lẽ hắn cũng như mình chọn nhầm nghề mất rồi. Một kẻ biết kính mến khí phách, một kẻ biết tiếc, biết trọng người có tài, hẳn không phải là kẻ xấu hay là vô tình.Ta muốn biệt đãi ông Huấn Cao, ta muốn cho ông ta đỡ cực trong những ngày cuối cùng còn lại, nhưng chỉ sợ tên bát phẩm thơ lại này đem cáo giác với quan trên thì khó mà ở yên. Để mai ta dò ý tứ hắn lần nữa xem sao rồi sẽ liệu.
(Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân, Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1: Đoạn văn trên nói về vấn đề gì ?
Câu 2: Xác định những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn và cho biết tác dụng của những biện pháp nghệ thuật đó .
Câu 3: Em hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của mình về việc chọn nghề của học sinh ,thanh niên ngày nay.
20/11/2022 | 1 Trả lời
-
Đọc văn bản sau và cho biết:
“Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng tàn nhẫn, bằng lừa lọc, tính cách dịu dàng và lòng biết giá người, biết trọng người ngay của viên quan coi ngục này là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ.
Ông trời nhiều khi chơi ác, đem đầy ải những cái thuần khiết vào giữa một đống cặn bã. Và những người có tâm điền tốt và thẳng thắn, lại phải ăn đời ở kiếp với lũ quay quắt”.
(Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân, Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục)
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản?
Câu 2. Những biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong đoạn văn bản? Phân tích hiệu quả nghệ thuật của thủ pháp nghệ thuật đó.
Câu 3. Đoạn văn bản trên đã thực hiện những nét đặc sắc nào của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân?
21/11/2022 | 1 Trả lời
-
Đọc-hiểu đoạn trích:
Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng tàn nhẫn, lừa lọc, tính cách dịu dàng và lòng biết giá người, biết trọng người ngay của viên quan coi ngục này là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ.
(Trích “Chữ người tử tù” – Nguyễn Tuân)
Câu 1: Những câu văn trên miêu tả suy nghĩ của nhân vật nào?
Câu 2: Nhân vật đó nói về điều gì?
Câu 3: Văn bản trên đã sử dụng thành công biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của phép tu từ đó?
Câu 4: Tìm các từ láy trong văn bản và đặt câu với mỗi từ láy đó
21/11/2022 | 1 Trả lời
-
Nguyễn Tuân đã thể hiện quan niệm nghệ thuật gì qua lời khuyên của Huấn Cao đối với quản ngục; ý nghĩa của cái Đẹp với cuộc sống con người cũng được khẳng định như thế nào qua cử chỉ, thái độ và lời nói của quản ngục với Huấn Cao?
21/11/2022 | 1 Trả lời
-
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
Ngục quan lấy làm nghĩ ngợi về câu nói ban chiều của thầy thơ lại: ”Có lẽ lão bát này ,cũng là một người khá đây. Có lẽ hắn cũng như mình chọn nhầm nghề mất rồi. Một kẻ biết kính mến khí phách, một kẻ biết tiếc, biết trọng người có tài, hẳn không phải là kẻ xấu hay là vô tình.Ta muốn biệt đãi ông Huấn Cao, ta muốn cho ông ta đỡ cực trong những ngày cuối cùng còn lại, nhưng chỉ sợ tên bát phẩm thơ lại này đem cáo giác với quan trên thì khó mà ở yên. Để mai ta dò ý tứ hắn lần nữa xem sao rồi sẽ liệu.
(Trích Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân)
Câu 1: Đoạn văn trên nói về vấn đề gì ?
Câu 2: Xác định những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn và cho biết tác dụng của những biện pháp nghệ thuật đó .
Câu 3: Em hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của mình về việc chọn nghề của học sinh ,thanh niên ngày nay.
20/11/2022 | 1 Trả lời
-
Đám ma cụ cố tổ trong truyện “Hạnh phúc của một tang gia” được coi là một đám ma gương mẫu cho điều gì?
21/11/2022 | 1 Trả lời
-
Nêu ý nghĩa nhan đề của đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia”
20/11/2022 | 1 Trả lời
-
Anh chị có nhận xét gì về xã hội “thượng lưu” thành thị đương thời qua “Hạnh phúc của một tang gia”?
20/11/2022 | 1 Trả lời
-
Chủ đề của tác phẩm “Hạnh phúc của một tang gia” là gì?
20/11/2022 | 1 Trả lời
-
Nêu nhận xét về nghệ thuật trào phúng của tác giả trong đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia”
21/11/2022 | 1 Trả lời
-
Vì sao cụ tổ chết đi lại trở thành niềm hạnh phúc của các thành viên trong gia đình? Em hãy phân tích những niềm hạnh phúc khác nhau của từng thành viên trong gia đình đó và những người đến đưa đám ma?
21/11/2022 | 1 Trả lời
-
Hãy làm rõ niềm vui của các thành viên trong gia đình khi cụ Cố Tổ qua đời
20/11/2022 | 1 Trả lời
-
Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi sau:
Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.
Chiều, chiều rồi. Một buổi chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve. Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn thơ ngây của chị; Liên không sao hiểu, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn.
(Trích "Hai đứa trẻ"- Thạch Lam, Ngữ văn 11, tập 1, NXB giáo dục Việt Nam 2011)
Câu 1:Cho biết văn bản trên nói về điều gì?
Câu 2:Hãy xác định và nêu ý nghĩa tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn một của văn bản.
Câu 3: Cho biết các phương thức biểu đạt trong văn bản và phương thức biểu đạt nào là chủ yếu?
Câu 4 :Giải thích cách sử dụng dấu chấm phẩy ";" trong câu cuối của văn bản.
Câu 5: Nhận xét gì về nét đặc sắc nghệ thuật trong văn bản trên?
20/11/2022 | 1 Trả lời
-
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của những câu văn: "Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào"
21/11/2022 | 1 Trả lời