Viết bài văn phân tích tiếng khóc và nỗi đau của Thúy Kiều trong Trao duyên
Trả lời (1)
-
Nguyễn Du là nhà thơ kiệt xuất của văn học Việt Nam. Tên tuổi của ông còn được liệt vào hàng các nhà thơ lớn của thế giới, của nhân loại. Là người tài cao học rộng, ông để lại nhiều tác phẩm văn chương bằng chữ Hán và chữ Nôm. Đọc văn chương của Nguyễn Du, dù là chữ Hán hay chữ Nôm ta đều thấy ông "có con mắt trông thấu sáu cõi, có tấm lòng nghĩ tới muôn đời". Tác phẩm của ôag là bức tranh hiện thực mang sức mạnh tố cáo chế độ phong kiến. Ở đó ông dựng lên những kiếp người đau khổ, những nhân phẩm bị đày đọa. Cũng từ đó, tác phẩm của ông toát lên một tấm lòng nhân ái bao la, hiện thân của một tinh thần nhân đạo sâu sắc. Ông thông cảm với nỗi đau oan nghiệt của mọi kiếp người, đặc biệt của những con người tài hoa, đức độ những con người bị xã hội phong kiến giày xéo.
Truyện Kiều là tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, và cũng là kiệt tác số một của văn học nước nhà. Thuý Kiều - nhân vật trung tâm của truyện được sáng tạo từ cảm hứng nhân đạo sâu sắc, đẹp đẽ, đẹp cả về hình thức, đẹp cả về tinh thần. Nhưng Kiều cũng là nạn nhân, là hiện thân nỗi đau của những con người tài hoa, đức hạnh, có phẩm giá bị xã hội phong kiến chà đạp một cách thô bạo.
Trao duyên cũng là một trong những nỗi đau đó của Kiều. Đây cũng là nỗi đau đặc biệt vì trong nỗi đau này Kiều phải tự mình dứt bỏ giấc mơ hạnh phúc riêng tư. Bởi vì cảnh trao duyên diễn ra sau khi Kiều đã quyết định "bán mình chuộc cha": Kiều không còn là người tự do nữa, Kiều đã thuộc về người khác, bị cột chặt vào người khác bởi "vàng ngoài bốn trăm". Trong hoàn cảnh đó Kiều không thể ôm theo mối tình Kim Trọng, càng không thể bán nó cho ai, Kiều đành trao duyên trong đớn đau để "lời thề" được toàn vẹn thuỷ chung.
Cuộc trao duyên diễn ra trong khoảng dừng ngắn ngủi giữa hai lần khóc. Lần đầu:
Một mình nàng, ngọn đèn khuya
Áo đầm giọt tủi, tóc se mái sầu
Một mình - một ngọn đèn leo lét làm cho đêm khuya lại càng khuya hơn, làm cho đêm đen lại càng sâu thẳm hơn. Nỗi buồn càng buồn hơn. Nỗi đau càng đau hơn và sự tủi phận cũng lớn hơn. Nhưng Kiều không dám khóc to vì sợ gia đình chưa bình tâm sau tai hoạ và vì chưa nói được, chưa trao lại được mối tình sâu nặng vẫn giấu kín bấy lâu nay.
Lần khóc thứ hai:
Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây.
Lần này thì Kiều khóc to, khóc cho sự oan uổng, oan nghiệt, bởi vì từ đây Kiều đã mất tất cả.
Khóc là một trạng thái biểu cảm của con người. Có thể người ta khóc khi vui đó là những giọt nước mắt sung sướng. Nhưng nói chung phần lớn người ta khóc vì buồn, vì tủi, vì đau đớn, xót xa hay vì một sự hoà cảm nào đó. Trước khi trao duyên, Kiều cũng đã có ba lần khóc. Lần đầu tiên vào tiết thanh minh, trong khung cành "Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh". Ở đó Kiều đã "đầm đầm châu sa", khóc thương cho một Đạm Tiên tài hoa mà mệnh bạc. Đây là tiếng khóc bật ra một sự đồng cảm, của một sự tri kỷ tri âm nào đó. Đồng thời nó cũng là thái độ đánh giá của Kiều đối với Đạm Tiên: một sự cảm thông sâu sắc. Nó không phải là giả dối, không phải là nước mắt cá sấu. Ở đây Kiều khóc cho con người, khóc cho đồng loại, khóc cho một nửa thế giới nhân quần. Do đó lời than tiếp đó mang ý nghĩa khái quát rất cao: "Đau đớn thay phận đàn bà". Xét về mật âm thanh các từ "đau đớn thay", là nhịp vận động đi lên, rồi từ "phận" với thanh nặng tạo ra cảm giác rơi tõm xuống, tạo ra cảm giác chìm lấp, mất hút một khoảng không vắng lặng, để rồi hai thanh huyền ở từ đàn bà tạo ra cảm giác về sự cộng hưởng, sự lan tỏa của âm thanh. Từ đó giá trị của thời than được nhân lên trùng trùng lớp lớp.
Tiếp đó, lần khóc thứ hai là tiếng khóc của Kiều hốt hoảng trong đêm:
Giọng Kiều rền rĩ trướng loan
Nhà huyên chợt tỉnh hỏi cơn cớ gì.
Tiếng khóc ở đây bật lên thành lời như là một tiếng vang báo động, báo trước sự bình yên của gia đình sắp bị phá vỡ, tai họa sắp đổ ập xuống gia đình và bản thân Kiều: Cứ trong mộng triệu mà suy Thân con thôi có ra gì mai sau.
Sự cảm nhận bằng trực giác về số phận bi thảm của cuộc đời Kiều được Nguyễn Đu tái hiện bằng thủ pháp giấc mơ, một yếu tố kì ảo đóng vai trò yếu tố nghệ thuật tiên tri dự báo và vận động của cốt truyện. Sự cảm nhận đó sẽ được nhận thức để biến thành hành động. Tiếng khóc ở đây là Kiều khóc cho chính mình.
Kiều thừa nhận mình đã khóc, nhưng không phải khóc vì "bán mình chuộc cha" cứu thoát cho cả nhà mà vì còn "vướng" mối "tơ duyên", "vướng" thôi. Một mức độ nhẹ nhàng vừa phải. Khi bị vướng người ta có thể phá bỏ, dứt bỏ, bởi vì chưa có sự ràng buộc gì về pháp lí. Nhưng ở Kiều chữ "tín" là trọng, lời thề là thiêng liêng. Kiều không dứt bỏ mà tìm cách "gỡ ra" cho nguyên vẹn. Hơn nữa cái gỡ là "tơ duyên", vô hình mà hữu hình và đòi hỏi phải nguyên vẹn. Cách nghĩ và hành động như vậy hoàn toàn phù hợp với đặc điểm tâm lí nhân ái của Kiều. "Vướng" cũng là đầu mối duy nhất còn lại, giữ Kiều với gia đình, với hạnh phúc, với quá khứ êm đềm đẹp đẽ. Gỡ nó đi thì Kiều mất tất cả mọi quan hệ tốt đẹp đó. Đây là nỗi đau tiềm ẩn ở Kiều.
Hở môi ra cũng thẹn thùng
Để lòng thì lại phụ lòng với ai.
Bởi vì lời thế trước vong linh người chết bao giờ cũng thiêng liêng cao cả, đầy danh dự và trách nhiệm. Giữ lời hứa với người đã khuất cũng vậy. Nhận lời trao duyên của Kiều, Vân phải thực hiện trách nhiệm của người sống để đền đáp nghĩa đối với "người chết".
Nước mắt lại rào ra cùng với những lời thổn thức, xót xa, bởi đấy cũng là lời vĩnh biệt:
Trăm nghìn gửi lạy tình quân
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi!
Phận sao phận bạc như vôi
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.
"Tơ duyên ngắn ngủi", Kiều không muốn dứt bỏ, cắt xé nó, nhưng Kiều cũng đã không làm thế nào để giữ được. Sức mạnh tố cáo lại bật ra. Và không nén được, nỗi đau lại bùng lên với tiếng khóc xé ruốt:
Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây.
Tiếng khóc như là tiếng thét căm hờn kết án một xã hội phong kiến tàn ác. Nó bật ra từ một nỗi đau thê thảm của một con người tài hoa nhưng bị vùi dập.
bởi Trịnh Lan Trinh 04/04/2022Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
từ thân phận người phụ nữa trong bài thơ ''tự tình 3''của Hồ Xuân Hương anh chị hãy viết một bài văn theo chủ đề VƯỢT LÊN SỐ PHẬN .
mọi người giúp em với ạ
25/11/2022 | 0 Trả lời
-
Đề tài nghiên cứu văn học nhân gian
28/11/2022 | 0 Trả lời
-
chi tiết kì ảo bài sự tích cây lúa và tác dụng
29/11/2022 | 0 Trả lời
-
Nhân vật "tôi" đã thể hiện tình cảm, cảm xúc gì trong bài thơ? Tình cảm, cảm xúc đó được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Bạn có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ, ngắt nhịp, gieo vần và tác dụng của chúng trong bài thơ?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Hình ảnh người mẹ hiện lên như thế nào trong tâm tưởng nhân vật "tôi"?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì? Cảm hứng đó thể hiện giá trị đạo đức truyền thống nào của người Việt Nam?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của bài thơ Nắng mới – Lưu Trọng Lư
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Xác định nội dung của bài thơ Nắng mới – Lưu Trọng Lư
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu:
“Nét cười đen nhánh sau tay áo
Trong ánh trưa hè, trước giậu thưa.”
(Nắng mới – Lưu Trọng Lư)
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Viết đoạn văn (5 đến 7 dòng), thể hiện suy nghĩ của anh/ chị về vai trò của tình mẫu tử trong đời sống mỗi con người
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu: Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội? Tác dụng của biện pháp đó?
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Kỉ niệm riêng của Lưu Trọng Lư gợi trong anh/chị xúc cảm gì về một người thân yêu nhất của mình?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Nhận xét của em về mối quan hệ giữa "nắng mới" và "me tôi" trong bài thơ?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Trong bốn văn bản đã đọc của bài học này, văn bản nào gợi cho bạn nhiều cảm xúc nhất? Vì sao?
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Sau khi học xong bài học này, bạn thu nhận thêm được điều gì mới về những kĩ năng?
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Kỉ niệm có giá trị gì đối với cuộc sống của chúng ta?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Khi bước vào khu vườn có ngôi nhà của bà, điều gì đã khiến Thanh cảm thấy nghẹn họng, mừng rỡ, bình yên, thư thái, dịu ngọt...? Điều đó cho thấy sự khác biệt thế nào giữa không gian bên trong và bên ngoài khu vườn trong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Tìm một vài hình ảnh trong văn bản thể hiện sự đan xen giữa quá khứ và hiện tại trong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam. Ý nghĩa của sự đan xen đó là gì?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Những kỉ niệm tuổi thơ nào đã trở về với Thanh khi anh về thăm bà trong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam? Những kỉ niệm ấy gợi lên trong Thanh cảm xúc gì? Qua đó, bạn cảm nhận như thế nào về nhân vật này?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Bạn cảm nhận như thế nào về tình cảm giữa Thanh và Nga trong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam? Dựa vào đâu mà bạn có thể cảm nhận như vậy?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Bạn hiểu thế nào về câu nói đi để trở về sau khi đọc xong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích tâm trạng nhân vật Thanh ở đoạn văn cuối của phần kết truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Liệt kê các dòng thơ trực tiếp bộc lộ tình cảm, cảm xúc của tác giả và nêu tác dụng của chúng. Xác định chủ thể trữ tình và cảm hứng chủ đạo của bài thơ Tây Tiến - Quang Dũng
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
LÀm bản báo cáo : Nghiên cứu hình tượng người phụ nữ trong chùm thơ ‘tự tình’ của hồ xuân hương
30/11/2022 | 0 Trả lời