Tìm hiểu tình hình xã hội, văn hóa của Việt Nam giai đoạn 1900 - 1945
Câu nầy hơi giống lịch sử một chút xíu
Tìm hiểu tình hình xã hội , văn hóa của Việt Nam ( 1900 - 1945)
Giúp mình trong tối nay nhé - Cảm ơn nhiều
Mình cần lắm
Trả lời (1)
-
I. Bối cảnh lịch sử xã hội – văn hóa:
1. Các mốc lịch sử xã hội quan trọng:
• 1858, Pháp nổ sung xâm lược Việt Nam ở cửa biển Đà Nẵng, xã hội Việt Nam từ phong kiến thực dân nửa phong kiến.
• 1930, Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời.
• 1945, cách mạng tháng tám thành công, với Tuyên ngôn độc lập, Việt Nam đã lật đổ ách thống trị giành độc lập.
2. Hoàn cảnh lịch sử xã hội:
2.1. Hình thái kinh tế xã hội mới phát triển:
• Kinh tế phong kiến tự cung tự cấp theo đơn vị làng xã, làng xã là một đơn vị về kinh tế, hành chính.
• Kinh tế tư bản lấy lợi nhuận làm đầu, tất cả mọi thứ đều biến thành hàng hóa.
2.2 Giai cấp mới, tầng lớp mới xuất hiện
• Tư sản: một bộ phận gồm nhà buôn, doanh nghiệp, địa chủ làm môi giới cho tư bản nước ngoài.
• Tiểu tư sản: dân nghèo thành thị, sinh viên – học sinh ở các trường Tây, công chức ở các sở
• Công nhân: làm việc ở các nhà máy, đồn điền.
2.3 Các ý thức hệ mới (tư sản, vô sản) gắn với chuyển biến mới về tư tưởng và văn hóa văn học.
2.4 Các phong trào yêu nước gắn với tư tưởng duy tân và cải cách xã hội (Đông Du, Duy Tân, Đông Kinh Nghĩa Thục,…)
2.5 Tư tưởng của Chủ nghĩa Marx – Lenin và hoạt động của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh.
3. Những thay đổi về văn hóa tác động đến đời sống văn học:
3.1 Sự suy tàn của Nho giáo và vị thế của nhà Nho:
• Chữ Hán và chữ Nôm mất dần địa vị độc tôn.
• Bãi bỏ Hán học, khoa thi cuối cùng năm 1919
• Nhà Nho cũng đi ra thành phố trở thành tiểu tư sản, ông nghè đi buôn, quan bốc thuốc, cậu ấm có thể viết kịch,…
• Nhà Nho vốn rất được coi trọng ở nông thôn. (Ông đồ - Vũ Đình Liên)
3.2 Sự thâm nhập của văn học phương Tây, trí thức Tây học:
• Mở trường tiếng Pháp, bên cạnh quốc ngữ.
• Truyền bá văn hóa Pháp, văn học Pháp.
• Xuất hiện trí thức Tây học, tác giả Tây học (Tố Tâm – Hoàng Ngọc Phách)
• Độc giả kiểu mới: Người ta cần giải trí, hiểu biết những gì đang xảy ra trong cuộc sống hang ngày, nên thích đọc báo, truyện ngắn, tiểu thuyết.
• Nếp sống – tư tưởng kiểu mới: nảy sinh mâu thuẫn giữa cái “cũ” với cái “mới”.
• Văn học Việt Nam vốn chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng nghệ thuật văn học Trung Quốc, đã bước ra quỹ đạo khu vực để hội nhập với nền văn học thế giới.
3.3 Vấn đề quốc ngữ và văn học viết bằng chữ quốc ngữ:
• Dễ đọc, dễ viết, dễ thuộc. Có sự thống nhất giữa chữ viết và âm tiếng Việt. Ngôn ngữ viết dựa trên cơ sở ngôn ngữ nói, ngôn ngữ đời sống.
• Lúc đầu, trí thức Tây học không tin dùng chữ quốc ngữ.
• Các nhà văn vẫn tin dung tiếng mẹ đẻ.
3.4 Vai trò của báo chí:
• Dấu hiệu một xã hội hiện đại.
• Vai trò lớn trong phát triển văn xuôi và đưa Văn học đi vào con đường hiện đại hóa.
• Kho lưu giữ lịch sử. (tạp chí Đông Dương)
3.5 In ấn, dịch thuật, nhà xuất bản mang cho văn học bộ mặt mới
• In ấn tạo cầu nối cho công chúng và lực lượng sáng tác.
• Dịch thuật cung cấp nguồn thông tin cần thiết cho người sáng tác.
• Dịch thuật khiến cho người sáng tác làm quen với những các mới, trau dồi kiến thức và tạo độ nhuần nhuyễn trong việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt
II. Đặc điểm văn học Việt Nam 1900 – 1945:
1. Hiện đại hóa toàn diện và sâu sắc:
1.1 Thoát ra khỏi phạm trù trung đại:
(quan niệm thẩm mĩ về xã hội và con người, cộng đồng văn học và hệ thống thi pháp trung đại)
Phạm trù trung đại
Quan hệ thẩm mĩ xã hội – con người: luân thường
• Ngũ luân: 5 mối quan hệ
• Ngũ thường: nhân – lễ - nghĩa – trí – tín.
• Tam cương: vua – tôi, cha – con, chồng – vợ.
Nhân sinh quan:
• Thuyết chính danh
• Thuyết tiểu nhân – quân tử.
• Thuyết nam tôn – nữ tu
Cộng đồng văn học: người sáng tác và công chúng.
(Cộng đồng hẹp: “tao nhân mặc khách”)
Thi pháp văn học:
• Tính ước lệ: đó là những giao ước về cách hiểu nghệ thuật giữa thành viên trong cộng đồng.
• Tính uyên bác và cách điệu hóa:
Uyên bác vì văn chương của trí thức
Cách điệu hóa
• Tính sùng cổ: gốc của quan niệm này là sự cảm thụ thời gian xoay tròn, quay về nguồn xưa – khác với cách cảm thụ thời gian tuyến tính.
• Tính chất phi ngã (impersonnel) hay phi cá nhân cá thể
Thời phong kiến, phẩm chất cá nhân không được coi trọng mà đẳng cấp mới là cái quan trọng.
Không chú trọng khám phá thế giới nội tâm. Truyện được chú ý cốt truyện và tình tiết.
Quan niệm về thiên nhiên – vũ trụ:
“Thiên nhiên nhất thể”
Thiên nhiên không phải là khách thể thẩm mĩ mà là chủ thể thẩm mĩ.
Hệ thống thể loại:
Văn cao cấp nhất là văn học thuật.
Văn chương nói về tình cảm cá nhân, những quan hệ đời thường chỉ là thứ văn chương tiêu khiển lúc trà dư tửu hậu.
Tiểu thuyết.
1.2 Các dấu hiệu chứng tỏ văn học giai đoạn này hiện đại hóa toàn diện:
Quan điểm thẩm mĩ:
• Xóa bỏ quan niệm xã hội luân thường.
• Dẫn đến sự thay đổi các bậc thang có giá trị về nhiều mặt.
• Xuất hiện mẫu hình con người bổn phận, nghĩa vụ quan hệ mật thiết với vận mệnh dân tộc, đây là nhân cách xã hội duy nhất phù hợp với điều kiện lịch sử ngặt nghèo. Cần anh hung hào kiệt không cần nho sĩ.
• Hình mẫu Hồ Chí Minh , nhà thơ – chiến sĩ.
Hệ thống chủ đề: từ bỏ những chuyện trung hiếu tiết nghĩa đi vào cuộc sống, những vấn đề của cuộc sống, của con người nói riêng, cái tôi xuất hiện(1) và đưa ra những đòi hỏi, vấn đề riêng của nó.
Hệ thống hình tượng: không phải những trung thần, liệt nữ, thanh nhi – trúc mã mà là những con người cụ thể của từng khuynh hướng.
Thể loại : những bài chải chuốt, thanh cao, tinh xảo nhưng chạm khắc, như vườn cây cảnh đã bị sóng gió tình cảm của thơ mới làm lung lay tận gốc.
Truyện ngắn: đi đầu trong cách tân và hiện đại hóa thể loại.
• Cũ: nói chí, nói về những anh hùng hào kiệt. Kết có hậu.
• Mới: nói về những sự việc trong cuộc sống hằng này. Không có thứ tự thời gian nà theo quy luật tâm lý. Cái tôi tác giả xuất hiện và lần đầu tiên trần thuật bằng ngôi thứ nhất.
Tiểu thuyết:
• Đề tài chuyện đời tư, thế sự
• Nhân vật là trung tâm miêu tả, đủ mọi tầng lớp, nhân vật điển hình độc đáo.
• Tâm lý nhân vật là đối tượng để khai thác.
• Thời gian nghệ thuật đa tuyến, đa chiều.
• Không gian vĩ mô đa tuyến, đa chiều.
• Kết cấu mở, hoành tráng. Kết thúc bở ngỡ
• Trần thuật linh hoạt.
Phóng sự: “đứa con đầu lòng của nghề viết báo” (Vũ Ngọc Phan). Có ý nghĩa thời sự cập nhật cụ thể, chính xác, năng động, rất gần với đời sống.
Văn xuôi nghị luận: lí luận, phê bình, nghiên cứu văn học.
Kịch nói.
Ngôn ngữ văn học:
• Chữ quốc ngữ: ngôn ngữ của đại chúng. Gần với cuộc sống, diễn tả nhiều trạng thái tinh tế, phức tạp.
• Vốn Hán – Việt ít đi, thuần Việt tăng.
• Tiếng Việt đa âm
2. Phát triển với nhịp độ đặc biệt khẩn trương và mau lẹ: (2)
2.1 Nguyên nhân:
• Sức sống tinh thần mạnh mẽ và sâu sắc của dân tộc, tiềm lực văn học của dân tộc.
• Những trí thức Tây học tâm huyết với tiếng mẹ đẻ và văn học dân tộc.
• Sự thức tỉnh ý thức cá nhân của những người làm nên nền văn học này. Họ đi vào văn chương với khát vọng khẳng định mình.
• Lòng yêu nước - truyền thống, tiếng Việt - tiếng mẹ đè, là vũ khí chiến đấu
• 1930, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời.
• Do bản chất xã hội và ảnh hưởng của văn hóa phương Tây.
• Văn chương trở thành 1 thứ hàng hóa và nghề kiếm sống
2.2 Biểu hiện:
+Đầu thế kỷ XX đến 1920: tạo điều kiện vật chất: quốc ngữ được phố biến, baó chí phát triển nhưng chủ yếu ở Nam Bộ, dòng chủ lưu chính vẫn là chí sĩ cách mạng.
+ 1920 - 1930: đạt nhiều thành tựu vang dội
* Tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh, Hoàng Ngọc Phách,...
* Truyện ngắn Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Học,...
* Thơ Tản Đà, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính,... -> phong trào thơ mới xuất hiện.
* Kịch: Vũ Đình Long, Vi Huyền Đắc,...
Truyện ngắn của Nguyễn Ái Quốc ( Vi hành, lời than vãn của bà Trưng Trắc,....) tạo nền cho văn học giai đọan thế kỉ 20 - văn học - chiến sĩ.
+ 1930 - 1945 : văn học hiện đại hóa mọi mặt, đạt được nhiều đỉnh cao
• Tiểu thuyết: Vũ Trọng Phụng với Giông tố, Số Đỏ, Nhất Linh,…
• Thơ: Xuân Diệu, Huy Cận, Thế Lữ, Lưu Trọng Lưu, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Huy Thông,…
• Truyện ngắn: Nam Cao, Nguyễn Tuân, Thạch Lam, Ngô Tất Tố,…
3. Sự phân hóa thành nhiều xu hướng văn học:(2)
- Ý thức tự giác về trách nhiệm cầm bút, quan điểm văn học và khuynh hướng thẩm mĩ của mình phê bình văn học ra đời với nhiều tên tuổi Đặng Thai Mai, Hoài Thanh, Hải Triều, Thiếu Sơn,...
- Xét ở mặt chính trị chia thành 2 bộ phận văn học:
+ Văn học phát triển hợp pháp (công khai): có tính dân tộc và cách mạng nhưng thái độ hok trực tiếp với việc lật đổ chế độ thực dân.
* Xu hướng lãng mạn chủ nghĩa thể hiện trực tiếp và sâu sắc cái tôi trữ tình văn học tràn đầy cảm xúc, đồng thời phát huy cao độ trí tưởng tượng để diễn tả những khát vọng, ước mơ thơ, văn trữ tình.
* Xu hướng hiện thực chủ nghĩa chú trọng diễn tả, phân tích, lí giải một cách chân thực, chính xác quá trình khách quan của hiện thực xã hội thông qua hình tượng điển hình tiểu thuyết, truyện ngắn, phóng sự
+ Văn học phát trỉên bất hợp pháp và nửa hợp pháp (không công khai): nhà văn - chiến sĩ vũ khí chiến đấu, tuyên truyền vận động cách mạng, lí tưởng cộng sản
tạo nền cho văn học việt nam 1945 – 1975
Giải thích:
(1)Trong giai đoạn văn học phong kiến, cái tôi không xuất hiện. Nếu có cũng mập mờ, không rõ. Chỉ có duy nhất nữ sĩ Hồ Xuân Hương (Ngày của Xuân Hương đã quệt rồi)
(2) Phần này xin tìm hiểu chi tiết trong các bài: Khuynh hướng văn học lãng mạn, khuynh hướng văn học hiện thực phê phán, văn học bất hợp pháp.bởi Lương Thị Phương thanh 10/11/2018Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
từ thân phận người phụ nữa trong bài thơ ''tự tình 3''của Hồ Xuân Hương anh chị hãy viết một bài văn theo chủ đề VƯỢT LÊN SỐ PHẬN .
mọi người giúp em với ạ
25/11/2022 | 0 Trả lời
-
Đề tài nghiên cứu văn học nhân gian
28/11/2022 | 0 Trả lời
-
chi tiết kì ảo bài sự tích cây lúa và tác dụng
29/11/2022 | 0 Trả lời
-
Nhân vật "tôi" đã thể hiện tình cảm, cảm xúc gì trong bài thơ? Tình cảm, cảm xúc đó được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Bạn có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ, ngắt nhịp, gieo vần và tác dụng của chúng trong bài thơ?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Hình ảnh người mẹ hiện lên như thế nào trong tâm tưởng nhân vật "tôi"?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì? Cảm hứng đó thể hiện giá trị đạo đức truyền thống nào của người Việt Nam?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của bài thơ Nắng mới – Lưu Trọng Lư
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Xác định nội dung của bài thơ Nắng mới – Lưu Trọng Lư
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu:
“Nét cười đen nhánh sau tay áo
Trong ánh trưa hè, trước giậu thưa.”
(Nắng mới – Lưu Trọng Lư)
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Viết đoạn văn (5 đến 7 dòng), thể hiện suy nghĩ của anh/ chị về vai trò của tình mẫu tử trong đời sống mỗi con người
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu: Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội? Tác dụng của biện pháp đó?
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Kỉ niệm riêng của Lưu Trọng Lư gợi trong anh/chị xúc cảm gì về một người thân yêu nhất của mình?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Nhận xét của em về mối quan hệ giữa "nắng mới" và "me tôi" trong bài thơ?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Trong bốn văn bản đã đọc của bài học này, văn bản nào gợi cho bạn nhiều cảm xúc nhất? Vì sao?
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Sau khi học xong bài học này, bạn thu nhận thêm được điều gì mới về những kĩ năng?
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Kỉ niệm có giá trị gì đối với cuộc sống của chúng ta?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Khi bước vào khu vườn có ngôi nhà của bà, điều gì đã khiến Thanh cảm thấy nghẹn họng, mừng rỡ, bình yên, thư thái, dịu ngọt...? Điều đó cho thấy sự khác biệt thế nào giữa không gian bên trong và bên ngoài khu vườn trong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Tìm một vài hình ảnh trong văn bản thể hiện sự đan xen giữa quá khứ và hiện tại trong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam. Ý nghĩa của sự đan xen đó là gì?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Những kỉ niệm tuổi thơ nào đã trở về với Thanh khi anh về thăm bà trong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam? Những kỉ niệm ấy gợi lên trong Thanh cảm xúc gì? Qua đó, bạn cảm nhận như thế nào về nhân vật này?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Bạn cảm nhận như thế nào về tình cảm giữa Thanh và Nga trong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam? Dựa vào đâu mà bạn có thể cảm nhận như vậy?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Bạn hiểu thế nào về câu nói đi để trở về sau khi đọc xong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích tâm trạng nhân vật Thanh ở đoạn văn cuối của phần kết truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Liệt kê các dòng thơ trực tiếp bộc lộ tình cảm, cảm xúc của tác giả và nêu tác dụng của chúng. Xác định chủ thể trữ tình và cảm hứng chủ đạo của bài thơ Tây Tiến - Quang Dũng
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
LÀm bản báo cáo : Nghiên cứu hình tượng người phụ nữ trong chùm thơ ‘tự tình’ của hồ xuân hương
30/11/2022 | 0 Trả lời