YOMEDIA
NONE

Tìm dẫn chứng tiêu biểu về hình ảnh người phụ nữ trong Chinh phụ ngâm

Tìm dẫn chứng tiêu biểu về hình ảnh người phụ nữ trong Chinh phụ ngâm

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • chưa có nỗi sầu nào bi thương bằng nỗi sầu chia li của người chinh phụ được diễn tả trong Chinh phụ ngâm khúc.

    Chinh phụ ngâm khúc là một sáng tác văn chương xuất hiện vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII. Cả khúc ngâm là nỗi sầu nhớ thương vời vợi của người vợ có chồng ra trận. Nỗi sầu ấy đậm đặc ngay từ sau phút chia li:

    Chàng thì đi cõi xa mưa gió

    Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn

    Đoái trông theo đã cách ngăn

    Tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh.

    Chốn Hàm Dương chàng còn ngoảnh lại

    Bên Tiêu Tương thiếp hãy trông sang

    Khói Tiêu Tương cách Hàm Dương

    Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng.

    Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

    Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

    Ngàn dâu xanh ngất một màu

    Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?

    Người chồng chia tay vợ lên đường chinh chiến (một cuộc chinh chiến vô nghĩa đối với họ), người vợ trở về một mình trong cô đơn, buồn tủi:

    Chàng thì đi cõi xa mưa gió

    Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn.

    Chao ôi, có sự chia tay nào xót thương hơn thế, có sự ngăn cách nào khắc nghiệt hơn thế. Cả một nỗi sầu chia li nặng nề đă phủ lên khí trời, sắc núi:

    Đoái trông theo đã cách ngăn

    Tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh.

    Sự đoái trông của người vợ trẻ thật tội nghiệp. Nàng muốn níu giữ lại mà hình bóng người chồng cứ xa dần, để rồi chỉ còn lại là không gian xa thẳm. Giữa khung cảnh tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh, người vợ càng trở nên lẻ loi, cô quạnh. Sự chia li từ chỗ mới chỉ là cách ngăn, chẳng mấy chốc đã tăng lên nhanh chóng cả về không gian và. tâm trạng:

    Chốn Hàm Dương chàng còn ngoảnh lại Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang Khói Tiêu Tương cách Hàm Dương

    Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng.

    Từ câu Chàng thì đi cõi xa- Thiếp thì về buồng cũ đến Chốn Hàm Dương-Bến Tiêu Tương rồi lại Khói Tiêu Tương - Cây Hàm Dương, thì sự ngăn cách đã lên đến mấy trùng, như mấy trùng nỗi nhớ thương sầu muộn trong lòng người chinh phụ.

    Đối với bất kì ai, khi người thân của mình phải đi vào chốn cõi xa mưa gió (chốn binh đao khói lửa, nơi chiến trận thảm khốc), cũng đều có tâm trạng buồn đau thương nhớ. Ở người chinh phụ, nỗi buồn đau sầu muộn ấy còn thêm bội phần bởi cái tình chồng vợ đương độ đằm thắm gắn bó thiết tha (còn ngoảnh lại - hãy trông sang). Gắn bó mà không được gắn bó, gắn bó mà phải chia li. Thực là oái oăm và nghịch chướng. Thực là thương tâm và đau xót bởi cái cảnh người thì tận chốn Hàm Dương, kẻ thì mãi Bến Tiêu Tương.

    Cái tên Hàm Dương - Tiêu Tương (dù là được dùng theo bút pháp ước lệ của văn chương cổ điển) vẫn còn là những địa danh để người vợ có ý niệm về độ xa cách, nhưng đến bốn câu thơ tiếp theo thì cả ý niệm ấy cũng không còn, sự xa cách đã đến cực độ:

    Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

    Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

    Ngàn dâu xanh ngắt một màu

    Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?

    Trong cảnh trời cao đất rộng, thăm thẳm mênh mông đến khôn cùng, nỗi sầu chia li của người vợ đã trở thành khối sầu, núi sầu chất chồng, đè nặng cả trái tim và tâm hồn nàng, để rồi sau đó sẽ theo nàng về chốn buồng cũ, đè nặng lên cuộc sống mòn mỏi ngóng trông đến hóa đá của nàng.

    Tình cảm vợ chồng và nỗi khát khao hạnh phúc lứa đôi của người vợ trẻ thật mãnh liệt, nó làm lay động tâm thức bao thế hệ bạn đọc.

    Chỉ có tấm lòng đầy ắp tình yêu thương của nhà thơ mới có thể chia sẻ và diễn tả một cách xúc động đến thế.

    P/s : Tham khảo , chọn ý chính nhé , vì mình không có nhiều thgian nên ko chạn được ý chính !

      bởi Huấnn Ronaldo Madridista 17/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON