YOMEDIA
NONE

Thuyết minh về trường Dục Thanh.

Thuyết minh về trường Dục Thanh.

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • Trường Dục Thanh nằm tại thị xã Phan Thiết thuộc tỉnh Bình Thuận. Đây là một ngôi trường không những chỉ nổi tiếng ở vùng Bình Thuận mà còn ở khắp cả nước với tính lịch sử mang tầm quan trọng của nó – là nơi đã dừng chân lâu nhất và là nơi gắn bó nhiều kỷ niệm với vị cha già kính yêu –Lãnh Tụ Hồ Chí Minh.

    Vào những năm 1862 trở đi, sau khi 3 tỉnh Nam Kỳ bị đánh chiếm, một số nhà yêu nước đã bỏ ra lập nghiệp tại vùng Trung Bộ này, trong số đó có nhà thơ Nguyễn Thông. Trên đường đi tìm nơi thành lập căn cứ kháng Pháp, tình cờ ông đã dừng chân tại Phan Thiết làm việc sau đó ông lâm bệnh và mất tại đây vào năm 1884 (16/6 năm Đinh Hợi) với ý nguyện chưa thành. Vào năm 1908, nối chí ông là hai học trò của ông đã lập ra một ngôi trường lấy tên trường là Dục Thanh dưới sự bảo trợ của Hội Liên Thành. Trường nằm ẩn mình với những tán xoài cổ thụ với kiến trúc khá đơn sơ có diện tích 120m2 nối liền thảo bạc nhà thờ cụ Nguyễn Thông. Mái lợp ngói âm dương không có tường xây chỉ có những song gỗ xếp chéo hình thoi. Sân trường rộng rãi có bể non bộ, có bức bình phong, cổng trường nhìn ra con sông Cà Ty. Trước sân trường có một cây cổ thụ to, gần nó có một hồ sen nhỏ. Trường được nhân dân ủng hộ góp quỹ hiến ruộng cho trường. Lúc bấy giờ trường được xem là ngôi trường tiến bộ khắp nơi vang danh. Trường dạy chữ quốc ngữ là chính, được nhiều nhà nho yêu nước quan tâm. Và trường càng được nổi tiếng hơn là vào năm 1911 người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành trên đường đi tìm con đường cứu nước đã dừng chân nơi đây. Lúc này người tròn 20 tuổi vì một phần là con của cụ phó bảng nên Người được nhiều thầy giáo quý trọng. Người được nhận vào dạy học, mặc dù điều này nằm ngoài dự định của Người. Nhưng trên chặng đường dài dừng chân dạy học ở đây Người đã biết kết hợp với việc dạy chữ và việc học làm người thông qua các hình thức như dạy thể dục, đưa học sinh đi tham quan thắng cảnh. Để từ đó đưa thanh thiếu niên thâm nhập cuộc sống của nhân dân hiểu được địa thế cũng như hoàn cảnh đất nước. Lúc bấy giờ trường có khoảng 4 lớp với 100 học sinh đa số nam đông hơn nữ. Trường có xây một ngôi nhà nhỏ còn gọi là nhà Ngư để các thầy cùng học sinh có thể nghỉ ngơi ăn uống. Nếu như ghé tham quan trường Dục Thanh thì không thể bỏ Ngọa Du Sào bởi nó cũng gắn bó với trường Dục Thanh rất mật thiết.

    Ngọa Du Sào là nới ở làm việc của Bác. Mà trước đây vào năm 1878, cụ Nguyễn Thông đã cáo quan về đây và lập ra nhà học Ngọa Du Sào. Ngọa Du Sào không rộng lớn lắm chỉ khoảng 6,5m, rộng 4m và cao hơn 2m. Bên trong trên bàn làm việc của Bác có một chiếc hộp trên trong hộp có đựng một chiếc khay khảm xà cừ và ba chén nhỏ đó là bộ chén trà “Lục ẩm” mà Bác thường dùng với các thầy hay gặp gỡ bình văn thơ và bàn chuyện quốc sự cùng các chiến sĩ yêu nước. Ở đây còn có một góc gác xếp – trước đây là kho sách của cụ Nguyễn Thông và còn có một cái yên thư trên gác là loại giá sách của các cụ nhà Nho ngày trước và một chiếc đi-văng bằng gỗ. Bác đã dành nhiều thời gian ở đây để đọc sách. Ngoài ra ở phía sau Ngọa Du Sào có một cây khế do cụ Nguyễn Thông trồng mà từ khi đến đây bác ngày ngày vẫn chăm sóc cho cây tươi tốt, luôn đơm hoa kết quả và hiện nay đã được 130 tuổi.

    Kế đến du khách sẽ nhìn thấy một giếng nước mà Bác thường dùng để sinh hoạt và tưới hoa. Có thể nói rằng chỉ trong vòng một thời gian ngắn 9 tháng ở đây nhưng bác đã dành hết tình thương yêu, đoàn kết gắn bó, đùm bọc những học trò của mình như những người thân thương. Bác như một vì sao sáng soi đường dìu dắt dân tộc Việt Nam đến với niềm hạnh phúc vinh quang.

    Có thể nói đây là nơi mà Bác dùng để liên hệ giao dịch với các thương quán Liên Thành, với các chuyến tàu biển. Bác thường chú ý nghe ngóng để tìm cơ hội đi ra nước ngoài tìm chân lý dẫn giải phóng dân tộc mình thoát khỏi ách thống trị của thực dân Pháp. Và ở đây bác cũng tìm thấy một niềm vui là được đón tến Trung Thu và tết Nguyên Đán cùng gia đình cụ Nguyễn Thông.

    Hiện nay ngôi nhà đó được tu bổ và trở thành nơi trừng bày đồ lưu niệm Bác. Và trong những ngày đầu năm 1990 trường lại hân hạnh đón tiếp đoàn làm phim “Nguyễn Tất Thành- Hồ Chí Minh” để chào mừng 100 năm sinh nhật Bác.

    Khi rời thành phố Phan Thiết, du khách luôn nhớ đến trường Dục Thanh mà nhớ tới trường Dục Thanh là du khách đã nhớ tới Bác Hồ. Có thể nói rằng ở bất kì đâu du khách cũng bắt gặp hình ảnh của Bác từ chiếc cầu bắt qua sông Cà Ty, từ động Thiền Đức phía sau bến đò hình ảnh của Bác- người thầy giáo luôn hết lòng vì đàn em thân yêu, một người dân tộc anh hùng của nhân dân Việt Nam.

    Mặc dù dạy học ở đây một thời gian ngắn nhưng bác đã để lại những ấn tượng đẹp cho nhân dân Phan Thiết nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung. Bác luôn là niềm tự hào, hãnh diện của con cháu nước Việt Nam.

      bởi minh thuận 27/12/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF