Thuyết minh về Thành nhà Mạc.
Thuyết minh về Thành nhà Mạc.
Trả lời (1)
-
Thành Tuyên Quang (thành nhà Mạc) là một trong số ít những toà thành cổ còn lại trong cả nước. Hiện nay, tuy không còn nguyên vẹn nhưng thành Tuyên Quang vẫn giữ lại được những phần cơ bản của một toà thành quân sự, hành chính của chế độ phong kiến Việt Nam trong lịch sử. Ngoài ra, với vị trí của mình, thành cổ Tuyên Quang còn có nhiều ý nghĩa với vùng đất được gọi là "phên dậu của kinh thành Thăng Long", là "bức thành thép của quốc gia" như nhiều sử gia đã nhận xét.
Thành cổ Tuyên Quang nay thuộc tổ 8, phường Tân Quang, thị xã Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang. Thành được xếp hạng di tích quốc gia ngày 30/8/1991.
Thành cổ Tuyên Quang xưa nằm ở vị trí biên viễn, có ý nghĩa quan trọng về mặt quốc phòng, đồng thời cũng nhằm dùng để trấn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân nên được quan tâm trong các giai đoạn lịch sử, đặc biệt là đối với triều Nguyễn.
Thành vốn có vị trí quân sự quan trọng, án ngữ trên bờ sông Lô và nằm trên trục giao thông thủy bộ thuận lợi, từng gắn bó và trực tiếp chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của vùng quê cách mạng Tuyên Quang.
Cho đến nay, vẫn chưa có tài liệu văn bản nào chứng minh cho thời điểm xây dựng của thành, chỉ biết rằng đây là dấu tích kiến trúc quân sự thời Nguyễn được kế thừa trên cơ sở của thành trì nhiều thời kì trước để lại. Dựa vào những sự kiện được chép lại trong Đại Việt sử kí toàn thư, Kiến văn tiểu lục (Lê Quý Đôn), Đại Nam nhất thống chí (Quốc sử quán triều Nguyễn), Tuyên Quang tỉnh phú (Tiến sĩ Nguyễn Văn Bân) thì có thể thành Tuyên Quang được ra đời trong thời điểm những cuộc hành quân Bắc chinh của nhà Mạc lên Tuyên Quang, cụ thể vào những năm 1553 - 1578. Thành ban đầu đựơc xây trên địa hình khá bằng phẳng, nằm ở trung tâm của xã Ỷ La, huyện Hàm Yên, phủ Yên Bình. Thành có núi cao che chở, có sông Lô bao bọc, thuận lợi cả về đường thuỷ và đường bộ.
Khi công cuộc Bắc phạt không thành công, chúa Bầu cho xây dựng căn cứ ở Đại Đồng (nay thuộc xã An Khang, Yên Sơn) thì thành nhà Mạc bị bỏ trống. Sang đầu thời Nguyễn, nhà Nguyễn vẫn sử dụng thành nhà Mạc xưa làm cơ sở cho bộ máy quan lại phong kiến đương triều. Tuy nhiên, nhà Nguyễn đã cho tu sửa lại nhiều phần cho phù hợp với chức năng quân sự và hành chính, đồng thời với việc đổi tên xứ Tuyên Quang thành tỉnh Tuyên Quang. Từ đây, thành nhà Mạc cũng được đổi tên, gọi là thành Tuyên Quang (còn gọi là thành Tuyên).
Năm 1829, tại vùng đất Cao Bằng xảy ra cuộc khởi nghĩa của Nông Văn Vân, vốn là tù trưởng đất Bảo Lạc (nay thuộc tỉnh Cao Bằng). Trong các trận chiến giữa quân triều đình và quân khởi nghĩa, thành Tuyên Quang trở thành một vị trí xung yếu mà cả hai bên nhất định chiếm đóng. Nghĩa quân đã không chiếm được thành nên bị đảo lộn ý đồ chiến lược dẫn đến tan rã. Tuy cuộc khởi nghĩa này đã bị dập tắt nhanh chóng nhưng cũng đã khiến cho triều đình nhà Nguyễn phải nhìn nhận lại vị trí của Tuyên Quang ở khu vực miền núi phía Bắc. Từ đây, việc gia cố thành được nhà Nguyễn chú ý và nhiều lần cho tu sửa.
Năm 1884, sau khi chiếm được Hà Nội, quân Pháp bắt đầu mở rộng đánh chiếm ra các vùng xung quanh, trong đó có tỉnh Tuyên Quang. Quân triều đình để cho Pháp chiếm thành, sau đó phản công nhưng kế hoạch bị thất bại do thực lực quân Pháp quá mạnh. Cuộc vây đánh thành diễn ra hơn 1 tháng, tuy quân triều đình đã không giữ được thành nhưng cũng làm quân Pháp bị tổn thất lớn, đồng thời thể hiện tinh thần chiến đấu quật cường của nhân dân thành Tuyên.
Ngày 21/08/1945, tại thành Tuyên, Tỉnh uỷ Tuyên Quang đã lãnh đạo nhân dân biểu tình buộc Nhật phải buông súng đầu hàng.
Trên cơ sở nghiên cứu của các nhà sử học, thành Tuyên Quang ban đầu là thành đắp bằng đất có hình tứ diện. Chân thành rộng từ 10 - 12m, mặt thành rộng 4 - 5m, tường thành cao 3,5 - 4m. Phía Bắc thành dựa núi, phía Đông giáp sông Lô. Cổng thành mở ra ba mặt (Đông, Tây, Nam). Cổng ở chính giữa thành được kè gạch vồ để chống lở theo kiểu mái vòm. Từ ngoài vào thành là một con đường thấp hơn mặt nền thành, chạy băng qua hào vào trong thành. Trong thành có trại lính, chuồng ngựa, kho lương, kho đạn... Ở giữa mỗi mặt thành có một vành bán nguyệt, giữa vành bán nguyệt đó là cửa, trên cửa xây tháp, mái ngói. Bên trong tường có một đường nhỏ đi xung quanh dùng làm nơi tiếp đạn, ngoài thành là một lớp hào ngập nước, gạch xây thành làm bằng thứ đất có quặng sắt rất rắn. Địa hình và cấu trúc như vậy khiến cho thành có một vị trí phòng thủ lợi hại và là vị trí quân sự rất trọng yếu. Nơi đây đã được chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử hào hùng của nhân dân Tuyên Quang.
Thành trải qua nhiều lần tu sửa vào thời nhà Nguyễn. Năm Thiệu Trị thứ 4 (1844), vua Thiệu Trị đã cho tu sửa lại thành Tuyên Quang. Đây là một đợt tu sửa lớn, đuợc miêu tả lại trong Đại Nam nhất thống chí là :"Xây đắp thành tỉnh Tuyên Quang : Trước kia Lê Nguyên Đán và Vũ Doanh Từ vì không tu sửa thành trì nên bị tội, vua cho rằng Nguyễn Đăng Giai có trách nhiệm kiêm hạt làm hạ du bắt phải trù tính để tu bổ. Đến đây phái 2000 biền binh ở tỉnh Sơn Tây đến ứng dịch (...) Thành tỉnh Tuyên Quang đặt ở chân núi đất, dưới có đá chằng chịt, thợ làm rất khó, trải ba tháng mới xong (...) Đằng trước, đằng sau, hai bên tả hữu thành đều dài 45 trượng, cao 7 thước 2 tấc, xây bằng đá ong, đằng trước và hai bên tả hữu đều xây một cửa". Trong Tuyên Quang tỉnh phú, Nguyễn Văn Bân mô tả thành Tuyên Quang cụ thể hơn là :"Thành trì thì cửa mở ra ba mặt, dùng đá xây bốn xung quanh, trong thành về mặt Bắc có núi đất cao, hành cung và kì đài ở trên núi, trải qua 197 bậc mới lên đến nơi. Trên thành có 12 pháo đài. Tỉnh thành dựa vào chỗ cao để giữ nơi hiểm yếu".
Ngoài việc củng cố thành, nhà Nguyễn còn cho xây dựng thêm nhiều đồn bốt và luỹ trang để bảo vệ thành như đồn An Biên, đồn Vĩnh Yên, đồn Phúc Nghi, đồn Trinh, đồn Bụt.
Có thể nói những đợt gia cố, tu sửa của triều đình nhà Nguyễn đã củng cố thêm tiềm năng quân sự của triều Nguyễn tại phía Bắc. Giai đoạn này, thành Tuyên Quang đã hoàn thiện về mặt cấu trúc và chức năng. Thành có thể bao quát một địa bàn rộng lớn, lại được che chở bởi núi Thổ Sơn ngay trong lòng thành, làm hạn chế tầm nhìn từ các dãy núi cao bên ngoài nhìn vào thành. Với cấu tạo đó, thành Tuyên Quang có thể đứng vững trước nhiều trận đánh vào thành.
Ngày nay, di tích còn lại gồm có hai cổng thành ở phía Tây và phía Bắc cùng một số đoạn tường thành.
bởi thu hảo 27/12/2019Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
từ thân phận người phụ nữa trong bài thơ ''tự tình 3''của Hồ Xuân Hương anh chị hãy viết một bài văn theo chủ đề VƯỢT LÊN SỐ PHẬN .
mọi người giúp em với ạ
25/11/2022 | 0 Trả lời
-
Đề tài nghiên cứu văn học nhân gian
28/11/2022 | 0 Trả lời
-
chi tiết kì ảo bài sự tích cây lúa và tác dụng
29/11/2022 | 0 Trả lời
-
Nhân vật "tôi" đã thể hiện tình cảm, cảm xúc gì trong bài thơ? Tình cảm, cảm xúc đó được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Bạn có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ, ngắt nhịp, gieo vần và tác dụng của chúng trong bài thơ?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Hình ảnh người mẹ hiện lên như thế nào trong tâm tưởng nhân vật "tôi"?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì? Cảm hứng đó thể hiện giá trị đạo đức truyền thống nào của người Việt Nam?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của bài thơ Nắng mới – Lưu Trọng Lư
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Xác định nội dung của bài thơ Nắng mới – Lưu Trọng Lư
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu:
“Nét cười đen nhánh sau tay áo
Trong ánh trưa hè, trước giậu thưa.”
(Nắng mới – Lưu Trọng Lư)
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Viết đoạn văn (5 đến 7 dòng), thể hiện suy nghĩ của anh/ chị về vai trò của tình mẫu tử trong đời sống mỗi con người
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu: Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội? Tác dụng của biện pháp đó?
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Kỉ niệm riêng của Lưu Trọng Lư gợi trong anh/chị xúc cảm gì về một người thân yêu nhất của mình?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Nhận xét của em về mối quan hệ giữa "nắng mới" và "me tôi" trong bài thơ?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Trong bốn văn bản đã đọc của bài học này, văn bản nào gợi cho bạn nhiều cảm xúc nhất? Vì sao?
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Sau khi học xong bài học này, bạn thu nhận thêm được điều gì mới về những kĩ năng?
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Kỉ niệm có giá trị gì đối với cuộc sống của chúng ta?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Khi bước vào khu vườn có ngôi nhà của bà, điều gì đã khiến Thanh cảm thấy nghẹn họng, mừng rỡ, bình yên, thư thái, dịu ngọt...? Điều đó cho thấy sự khác biệt thế nào giữa không gian bên trong và bên ngoài khu vườn trong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Tìm một vài hình ảnh trong văn bản thể hiện sự đan xen giữa quá khứ và hiện tại trong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam. Ý nghĩa của sự đan xen đó là gì?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Những kỉ niệm tuổi thơ nào đã trở về với Thanh khi anh về thăm bà trong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam? Những kỉ niệm ấy gợi lên trong Thanh cảm xúc gì? Qua đó, bạn cảm nhận như thế nào về nhân vật này?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Bạn cảm nhận như thế nào về tình cảm giữa Thanh và Nga trong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam? Dựa vào đâu mà bạn có thể cảm nhận như vậy?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Bạn hiểu thế nào về câu nói đi để trở về sau khi đọc xong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích tâm trạng nhân vật Thanh ở đoạn văn cuối của phần kết truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Liệt kê các dòng thơ trực tiếp bộc lộ tình cảm, cảm xúc của tác giả và nêu tác dụng của chúng. Xác định chủ thể trữ tình và cảm hứng chủ đạo của bài thơ Tây Tiến - Quang Dũng
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
LÀm bản báo cáo : Nghiên cứu hình tượng người phụ nữ trong chùm thơ ‘tự tình’ của hồ xuân hương
30/11/2022 | 0 Trả lời