Thuyết minh về Chu Văn An.
Thuyết minh về Chu Văn An.
Trả lời (1)
-
Chu Văn An (1292 - 1370) còn được gọi là Chu An, Chu Văn Trinh, tự là Linh Triệt, hiệu là Tiều Ẩn, người thôn Văn, xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm (nay là Thanh Trì), Hà Nội. Những ghi chép về nghiệp học của ông thuở thiếu thời hiện không thống nhất. Có sách ghi ông thi đỗ Thái học sinh (Tiến sỹ), lại có ý kiến khác cho rằng ông không đỗ đạt gì. Đời Vua Trần Minh Tông, Chu Văn An được mời ra giữ chức Tư nghiệp Trường Quốc Tử Giám. Đến đời Trần Dụ Tông, ông từ chức về ở ẩn tại Làng Kiệt Đặc, Huyện Chí Linh (Hải Dương), làm nhà ở giữa hai ngọn núi Kỳ Lân – Phượng Hoàng và mở trường dạy học. Ít năm sau khi lên ngôi, Vua Trần Dụ Tông có chỉ triệu Chu Văn An hồi triều nhưng ông từ chối nên Vua tỏ ý giận dữ. Thân mẫu Vua là Hoàng Thái hậu Bảo Từ khuyên: “Người ấy là bậc cao hiền, Thiên tử không có quyền bắt người ta làm tôi được”. Khi Trần Nghệ Tông lên ngôi, có mời nhưng ông chỉ về Kinh chúc mừng, rồi trở lại núi cũ, không nhận chức tước. Sau khi Chu Văn An mất, ông được triều đình truy tặng tước Văn Trinh Công (tên gọi Chu Văn Trinh là do sự ân tặng này). Ông được ban tên thụy là Khanh Tiết và thờ ở Văn Miếu. Nét nổi bật hơn cả ở con người Chu Văn An đó là một người thầy mẫu mực trong lịch sử đất nước ta. Từ trước đời Trần, có biết bao nhiêu người thầy với những cống hiến lớn lao, và các triều đại về sau lại càng nhiều những bậc tôn sư đạo cao đức trọng, thế nhưng không ai có thể so sánh được với Chu Văn An. Người thầy này có nhiều điều đáng quý:
Ông đã dạy các lứa học trò từ bậc cao nhất cho đến lớp học trò bình thường ở nông thôn. Ông là thầy (Tư phó) ở Trường Quốc Tử Giám dạy con em các vua quan. Ông đã mở một trường tư nhỏ tại huyện Thanh Đàm, lấy tên là trường Huỳnh Cung (làng Cung Huỳnh, cạnh làng Văn, huyện trên, nơi Chu Văn An làm nhà đọc sách). Tuy trường nhỏ nhưng đã thu nạp hàng ngàn môn sinh đến chật cửa. Chính từ trường Huỳnh Cung này mà Chu Văn An nức tiếng, được Vua mời về Quốc Tử Giám.
Nội dung dạy học của ông ngày nay không còn được biết đến một cách đầy đủ, nhưng chắc chắn ông đã nỗ lực giảng giải học thuyết kinh điển của Nho gia, tạo điều kiện cho lý thuyết Khổng – Mạnh dần dần chiếm thế độc tôn. Ta biết rằng, dưới thời Lý cũng như thời Trần, đạo Phật là Quốc giáo. Nhiều vị vua đi sâu vào Phật học và có những lý thuyết riêng cho Phật giáo Việt Nam, dân chúng cũng rất mộ Phật. Để làm cho Nho học có một vị trí lớn trong giáo dục thời bấy giờ không phải là điều đơn giản, nhưng Chu Văn An đã làm được điều này, khiến cho mọi tầng lớp Vua quan sùng Nho về sau đều biết ơn ông. Ta không thấy ông trực tiếp bài bác Phật giáo, nhưng các học trò được ông dạy dỗ, khi ra làm quan lại phê phán đạo Phật. Bởi vì bài Phật để tôn Nho là theo đúng phương hướng, ý chí người thầy của họ.
Về phương pháp dạy học, Chu Văn An có một phong cách đặc biệt hấp dẫn, khiến cho mọi người đều phải kính nể, tôn phục. Tài liệu xưa còn ghi lại, ông rất nghiêm nghị và gương mẫu. Những học trò cũ đã làm quan to như Phạm Sư Mạnh, Lê Quát lúc về thăm ông vẫn phải khép nép giữ gìn, và sau khi có điều gì chưa đúng phép, ông vẫn nghiêm khắc dạy bảo. Sự nghiêm minh này càng khiến ông được học trò kính mến hơn.
Có giai thoại kể rằng, ông có người học trò vốn là Thủy thần, đã biến hình để xin được vào trường học. Câu chuyện khó tin, nhưng lại khẳng định: Cái đức và cái tài của Chu Văn An khiến quỷ thần cũng phải tìm đến để xin thụ giáo. Hơn ai hết, chỉ riêng Chu Văn An mới có được câu chuyện về đạo đức siêu trần này. Phải như thế mới hiểu được vì sao mà chung quanh thầy giáo Chu Văn An người đời đã thêu dệt nhiều truyện hoang đường kỳ dị.
Còn một số tài liệu cho biết thêm rằng, Chu Văn An cũng là một nhà nghiên cứu Đông y, đã biên soạn cuốn “Y học yếu giải tập chu di biên”, sách “Thanh Trì Quang Liệt Chu thị di thư” cũng nói như vậy. Vấn để này còn phải được thẩm định thêm.
Sinh thời, Chu Văn An luôn luôn được dân chúng ca ngợi về phẩm chất thanh cao tuyệt vời của ông. Ông được tôn là Vạn thế sư biểu, nghĩa là người thầy chuẩn mực của Việt Nam muôn đời. Sau khi ông qua đời, triều đình đã đưa ông vào thờ ở Văn Miếu, xem ông ngang hàng với những bậc Thánh hiền ngày xưa. Trần Nguyên Đán đánh giá về những đóng góp của ông: Nhờ có ông mà “bể học xoay làn sóng, phong tục trở lại thuần hậu”. Nhà sử học Ngô Sỹ Liên đời Lê Thánh Tông đã phải khen: “… Những nhà Nho ở nước Việt ta được dùng ở đời không phải không nhiều, có kẻ chỉ nghĩ đến công danh, kẻ thì chuyên lo về phú quý, kẻ lại a dua với đời, có kẻ chỉ biết ăn lộc giữ thân. Người chịu để tâm đến đại đức, suy nghĩ đến việc giúp Vua nêu đức tốt cho dân được nhờ ơn, Chu Văn An ở đời Trần có lẽ gần được như thế…”. Người dân vùng quê Thanh Đàm thờ ông làm Thành hoàng và gọi là đức Thánh Chu. Việt Nam có những thánh võ như Thánh Gióng, Thánh Trần, thì cũng phải có cả Thánh văn. Thánh văn là nhà giáo, là thầy Chu Văn An. Những di tích trong nước có liên quan đến ông đều gắn với uy danh người thầy giáo: Đền Thanh Liệt, Đền Huỳnh Cung, Đền Văn Điển, Đền Phượng Sơn, Mả Thuồng Luồng, Đầm Mực, Linh Đàm, v.v… Vị trí của ông trong lịch sử giáo dục Việt Nam hoàn toàn được khẳng định.
bởi ngọc trang 30/12/2019Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
từ thân phận người phụ nữa trong bài thơ ''tự tình 3''của Hồ Xuân Hương anh chị hãy viết một bài văn theo chủ đề VƯỢT LÊN SỐ PHẬN .
mọi người giúp em với ạ
25/11/2022 | 0 Trả lời
-
Đề tài nghiên cứu văn học nhân gian
28/11/2022 | 0 Trả lời
-
chi tiết kì ảo bài sự tích cây lúa và tác dụng
29/11/2022 | 0 Trả lời
-
Nhân vật "tôi" đã thể hiện tình cảm, cảm xúc gì trong bài thơ? Tình cảm, cảm xúc đó được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Bạn có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ, ngắt nhịp, gieo vần và tác dụng của chúng trong bài thơ?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Hình ảnh người mẹ hiện lên như thế nào trong tâm tưởng nhân vật "tôi"?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì? Cảm hứng đó thể hiện giá trị đạo đức truyền thống nào của người Việt Nam?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của bài thơ Nắng mới – Lưu Trọng Lư
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Xác định nội dung của bài thơ Nắng mới – Lưu Trọng Lư
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu:
“Nét cười đen nhánh sau tay áo
Trong ánh trưa hè, trước giậu thưa.”
(Nắng mới – Lưu Trọng Lư)
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Viết đoạn văn (5 đến 7 dòng), thể hiện suy nghĩ của anh/ chị về vai trò của tình mẫu tử trong đời sống mỗi con người
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu: Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội? Tác dụng của biện pháp đó?
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Kỉ niệm riêng của Lưu Trọng Lư gợi trong anh/chị xúc cảm gì về một người thân yêu nhất của mình?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Nhận xét của em về mối quan hệ giữa "nắng mới" và "me tôi" trong bài thơ?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Trong bốn văn bản đã đọc của bài học này, văn bản nào gợi cho bạn nhiều cảm xúc nhất? Vì sao?
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Sau khi học xong bài học này, bạn thu nhận thêm được điều gì mới về những kĩ năng?
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Kỉ niệm có giá trị gì đối với cuộc sống của chúng ta?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Khi bước vào khu vườn có ngôi nhà của bà, điều gì đã khiến Thanh cảm thấy nghẹn họng, mừng rỡ, bình yên, thư thái, dịu ngọt...? Điều đó cho thấy sự khác biệt thế nào giữa không gian bên trong và bên ngoài khu vườn trong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Tìm một vài hình ảnh trong văn bản thể hiện sự đan xen giữa quá khứ và hiện tại trong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam. Ý nghĩa của sự đan xen đó là gì?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Những kỉ niệm tuổi thơ nào đã trở về với Thanh khi anh về thăm bà trong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam? Những kỉ niệm ấy gợi lên trong Thanh cảm xúc gì? Qua đó, bạn cảm nhận như thế nào về nhân vật này?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Bạn cảm nhận như thế nào về tình cảm giữa Thanh và Nga trong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam? Dựa vào đâu mà bạn có thể cảm nhận như vậy?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Bạn hiểu thế nào về câu nói đi để trở về sau khi đọc xong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích tâm trạng nhân vật Thanh ở đoạn văn cuối của phần kết truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Liệt kê các dòng thơ trực tiếp bộc lộ tình cảm, cảm xúc của tác giả và nêu tác dụng của chúng. Xác định chủ thể trữ tình và cảm hứng chủ đạo của bài thơ Tây Tiến - Quang Dũng
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
LÀm bản báo cáo : Nghiên cứu hình tượng người phụ nữ trong chùm thơ ‘tự tình’ của hồ xuân hương
30/11/2022 | 0 Trả lời