Phân tích tư tưởng yêu nước trong 2 đoạn đầu bài Bình Ngô đại cáo
Phân tích tư tưởng yêu nước trong 2 đoạn đâu của tác phẩm BÌnh Ngô Đại Cáo
Trả lời (1)
-
Với Nguyễn Trãi, nhân nghĩa là yêu nước, thương dân, phải đánh giặc để cứu nước, cứu dân; "triết lí nhân nghĩa của Nguyễn Trãi chẳng qua là lòng yêu nước thương dân: Cái nhân nghĩa lớn nhất là phấn đấu đến cùng, chống ngoại xâm, diệt tàn bạo, vì độc lập của đất nước, hạnh phúc của nhân dân " (Phạm Văn Đồng ).Nhân nghĩa vốn là học thuyết của Nho giáo đề cao đạo đức, tình nhân ái giữa con người với nhau. Nguyễn Trãi đã tiếp thu tư tưởng nhân nghĩa của Nho giáo theo hướng lấy lợi ích của nhân dân và của dân tộc làm gốc. Nhân nghĩa là tư tưởng chủ đạo của "Bình Ngô đại cáo ", là mục tiêu chiến đấu vô cùng cao cả và thiêng liêng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, đồng thời là tư tưởng của dân tộc được hình thành và phát triển xuyên suốt chiều dài lịch sử. Mục đích của nhân nghĩa đã được khẳng định là cốt để yên dân”, là bảo vệ hạnh phúc của nhân dân. Hạnh phúc lớn nhất của dân là được sống trong môi trường hoà bình, yên ổn làm ăn, không lâm vào chết chóc ,đau thương.
Từng nghe:Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”
Dấy quân khởi nghĩa vì thương dân, trừng phạt kẻ có tội (điếu phạt), tiêu diệt bọn giặc tàn bạo, đem lại cuộc sống yên vui cho nhân dân (yên dân), đó là việc nhân nghĩa. Tư tưởng yêu nước là tinh thần vì dân, là chính nghĩa của nhân dân, mang bản sắc dân tộc. Thương dân ở đây không phải là lòng thương người một cách chung chung, mà nhân nghĩa là để an dân, trừ bạo ngược để cứu nước,cứu dân. Muốn yên dân thì khi có giặc ngoại xâm trước tiên phải đứng lên chống giặc trước lo trừ bạo”.Tư tưởng yêu nước gắn liền với việc bảo vệ chủ quyền đất nước, khẳng định chủ quyền quốc gia, tinh thần độc lập dân tộc . Trên lập trường nhân nghĩa, Nguyễn Trãi đã khẳng định nền văn hoá Việt Nam, nền văn hiến Đại Việt và con người Việt Nam, một dân tộc văn minh,anh hùng. Lần đầu tiên trong lịch sử tư tưởng, Nguyễn Trãi đại diện cho đất nước chiến thắng đã nêu cao giá trị lớn lao của truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc ta :
"Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần, bao đời gây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên,
mỗi bên xưng đế một phương.
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có ".
Nền văn hiến Đại Việt, nền "văn hoá Thăng Long " được hình thành, xây dựng và phát triển qua một quá trình lịch sử "đã lâu ", đã có "từ trước " đằng đẵng mây nghìn năm. Đại Việt không chỉ có lãnh thổ chủ quyền "núi sông bờ cõi ", mà còn thuần phong mĩ tục mang bản sắc riêng, có lịch sử riêng, chế độ riêng "bao đời gây nền độc lập ", đã từng "xưng đế một phương ", có nhiều nhân tài, hào kiệt. Phải có mấy trăm năm độc lập dưới các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần..., phải có những trang sử vàng chói lọi (Lưu Cung thất bại, Triệu Tiết tiêu vong, Toa Đô, Ô Mã Nhi bị giết tươi, bị bắt sống...) phải có những con người "trí mưu tài thức " đã làm nên "thi thư " của Đại Việt, của nền văn minh sông Hồng, thì Nguyễn Trãi mới có thể viết nên những lời tuyên ngôn đĩnh đạc hào hùng như vậy. Nếu như bốn trăm năm về trước, trong "Nam Quốc sơn hà ", Lý Thường Kiệt chỉ mới xác định được hai nhân tố về lãnh thổ và chủ quyền trên ý thức quốc gia và lập trường dân tộc, thì trong Bình Ngô đại cá o” , Nguyễn Trãi đã bổ sung thêm bốn nhân tố nữa, đó là: văn hiến, phong tục, lịch sử và nhân tài. Điều đó cho thấy ý thức dân tộc của nhân dân ta đã phát triển trên một tầm cao mới trong thế kỉ 15, đó cũng là tinh anh, tinh hoa của tư tưởng Nguyễn Trãi, phải thật sự là một con người có tâm với nước với dân thì mới có thể viết nên những trang sử hào hung như vậy. Nguyễn Trãi đã căm giận lên án tội ác vô cùng dã man của quân "cuồng Minh ” trước cảnh đất nước bị đô hộ, chia cắt thành quận huyện, và bị thi hành một chính sách cai trị vô cùng độc ác :
"Quân cuồng Minh đã thừa cơ gây họa,
Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh ".
Yêu nước thương dân,Nguyễn Trãi thông cảm và chia sẻ những nỗi khổ đau của nhân dân ta gánh chịu trong chiến tranh.Tác phẩm Bình Ngô đại cáo” ông đã tố cáo bao tội ác chồng chất của giặc Minh trong suốt một thời gian dài hơn hai mươi năm "dối trời lừa dân, đủ muôn nghìn kế ": rán mỡ người lấy dầu, rút ruột người treo lên cây, thui người trên giàn lửa, phanh thây đàn bà có thai… Chúng bắt nhân dân ta phải xuống biển mò ngọc trai, lên rừng sâu đãi cát, tìm vàng, cống nạp ngà voi, hươu đen, trả biếc,... Sưu thuế chồng chất, phu phen lao dịch nặng nề. Chúng đã tàn phá môi sinh, môi trường, dồn nhân dân ta vào bước đường cùng, vào hố diệt vong:
"Bại nhân nghĩa nát cả đất trời,
Nặng thuế khoá sạch không đầm núi
(...) Vét sản vật, bắt dò chim sả, chốn chốn lưới chăng,
Nhiễu nhân dân, bắt bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt
Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ,
Nheo nhóc thay kẻ goá bụa khốn cùng..."
Đằng sau những hành động dã man, mưu mô xảo quyệt, là bộ mặt ghê tởm lũ ác ôn, bầy quỷ sứ phương Bắc đang hoành hành trên xương máu, nước mắt, trên tính mạng và tài sản nhân dân ta: "Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán". Tội ác của giặc Minh đối với nhân dân ta, không thể ghi hết tội, không thể rửa hết mùi dơ bẩn, trời đất không thể dung tha, người người đều căm giận. Câu văn cảm thán của Nguyễn Trãi cất lên như một lời nguyền, chất chứa căm hờn, oán giận, xúc động lay tỉnh hồn người:
"Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa hết mùi!".
Lấy trúc Nam Sơn, nước Đông Hải, cái vô hạn để nói về tội ác và sự nhơ bẩn của quân "cuồng Minh ", cái cùng cực, cái vô cùng, Nguyễn Trãi đã ghi sâu vào lòng người, vào bia miệng đến nghìn năm vẫn chưa phai. Nguyễn Trãi đã từng "tiễn cha lên ải Bắc …", từng nếm mật nằm gai, là chứng nhân của lịch sử gọi vua nhà Minh hiếu chiến là "giảo đồng " (trẻ ranh, nhãi ranh), lũ tướng tá giặc Minh là đồ "nhút nhát". Đó cũng là tiếng nói căm thù, khinh bỉ, là ý chí sắt đá chống quân xâm lược, chống lũ bành trướng phương Bắc tham tàn, hiếu chiến:
"Thằng nhãi ranh Tuyên Đức động binh không ngừng,
Đồ nhút nhát Thạnh, Thăng đem dầu chữa cháy!".Nguyễn Trãi đã dành phần lớn bài đại cáo miêu tả chi tiết về diễn biến cuộc đấu tranh vũ trang và quá trình phản công của nghĩa quân Lam Sơn, và nhửng tội ác vô cùng dã man của bọn giặc Minh cướp nước, hiếu chiến, man rợ và hung tàn. Ông luôn dõi mắt theo từng bước chân của cuộc kháng chiến, luôn trằn trọc suy nghĩ đắn đo cho vận mệnh của đất nước
bởi Trịnh Quốc Huy 16/11/2018Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
từ thân phận người phụ nữa trong bài thơ ''tự tình 3''của Hồ Xuân Hương anh chị hãy viết một bài văn theo chủ đề VƯỢT LÊN SỐ PHẬN .
mọi người giúp em với ạ
25/11/2022 | 0 Trả lời
-
Đề tài nghiên cứu văn học nhân gian
28/11/2022 | 0 Trả lời
-
chi tiết kì ảo bài sự tích cây lúa và tác dụng
29/11/2022 | 0 Trả lời
-
Nhân vật "tôi" đã thể hiện tình cảm, cảm xúc gì trong bài thơ? Tình cảm, cảm xúc đó được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Bạn có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ, ngắt nhịp, gieo vần và tác dụng của chúng trong bài thơ?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Hình ảnh người mẹ hiện lên như thế nào trong tâm tưởng nhân vật "tôi"?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì? Cảm hứng đó thể hiện giá trị đạo đức truyền thống nào của người Việt Nam?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của bài thơ Nắng mới – Lưu Trọng Lư
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Xác định nội dung của bài thơ Nắng mới – Lưu Trọng Lư
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu:
“Nét cười đen nhánh sau tay áo
Trong ánh trưa hè, trước giậu thưa.”
(Nắng mới – Lưu Trọng Lư)
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Viết đoạn văn (5 đến 7 dòng), thể hiện suy nghĩ của anh/ chị về vai trò của tình mẫu tử trong đời sống mỗi con người
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu: Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội? Tác dụng của biện pháp đó?
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Kỉ niệm riêng của Lưu Trọng Lư gợi trong anh/chị xúc cảm gì về một người thân yêu nhất của mình?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Nhận xét của em về mối quan hệ giữa "nắng mới" và "me tôi" trong bài thơ?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Trong bốn văn bản đã đọc của bài học này, văn bản nào gợi cho bạn nhiều cảm xúc nhất? Vì sao?
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Sau khi học xong bài học này, bạn thu nhận thêm được điều gì mới về những kĩ năng?
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Kỉ niệm có giá trị gì đối với cuộc sống của chúng ta?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Khi bước vào khu vườn có ngôi nhà của bà, điều gì đã khiến Thanh cảm thấy nghẹn họng, mừng rỡ, bình yên, thư thái, dịu ngọt...? Điều đó cho thấy sự khác biệt thế nào giữa không gian bên trong và bên ngoài khu vườn trong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Tìm một vài hình ảnh trong văn bản thể hiện sự đan xen giữa quá khứ và hiện tại trong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam. Ý nghĩa của sự đan xen đó là gì?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Những kỉ niệm tuổi thơ nào đã trở về với Thanh khi anh về thăm bà trong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam? Những kỉ niệm ấy gợi lên trong Thanh cảm xúc gì? Qua đó, bạn cảm nhận như thế nào về nhân vật này?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Bạn cảm nhận như thế nào về tình cảm giữa Thanh và Nga trong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam? Dựa vào đâu mà bạn có thể cảm nhận như vậy?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Bạn hiểu thế nào về câu nói đi để trở về sau khi đọc xong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích tâm trạng nhân vật Thanh ở đoạn văn cuối của phần kết truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Liệt kê các dòng thơ trực tiếp bộc lộ tình cảm, cảm xúc của tác giả và nêu tác dụng của chúng. Xác định chủ thể trữ tình và cảm hứng chủ đạo của bài thơ Tây Tiến - Quang Dũng
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
LÀm bản báo cáo : Nghiên cứu hình tượng người phụ nữ trong chùm thơ ‘tự tình’ của hồ xuân hương
30/11/2022 | 0 Trả lời