YOMEDIA
NONE

Phân tích hai câu thơ cuối trong Nỗi oán của người phòng khuê

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • - “Chợt” là từ đánh dấu sự chuyển biến đột ngột, vượt cấp trong nhận thức của người khuê phụ. Là “bản lề” của quá trình diễn biến tâm trạng, làm nàng hốt hoảng khi nhìn lại tuổi xuân của mình. Màu dương liễu làm người thiếu phụ chợt hiểu ra được tử thần ẩn nấp đằng sau ấn phong hầu.

    - “Dương liễu sắc” là một hình ảnh ẩn dụ, một hình ảnh ước lệ lấy cảnh để tả tình. Người thiếu phụ “chẳng biết sầu” gặp sắc liễu xanh bên đường chợt giật mình hoảng hốt. Ở đây thi nhân đã rất tinh tế khi dùng từ “chợt” để đánh dấu sự chuyển biến đột ngột, vượt cấp trong nhận thức của người thiếu phụ vì khi dùng từ “chợt” nghĩa là “hốt” để diễn tả sự việc xảy ra thình lình, nó đột ngột trong cảm xúc mà ta không lường trước được. Sắc liễu khiến cho người thiếu phụ nhận ra mùa xuân của tự nhiên đã đến, nhưng mùa xuân của mình đã dần trôi đi.

    - Trong thơ Đường hình ảnh “liễu” không chỉ là tín hiệu nghệ thuật để nhận biết thời gian của tự nhiên của đất trời. “Liễu” còn chỉ thời gian của cuộc đời. “Dương liễu sắc” đồng thời cũng là biểu tượng của li biệt. Người Trung Quốc xưa có một phong tục: Lúc chia tay, người ở lại bẻ một cành dương liễu tặng cho người ra đi để biểu thị niềm lưu luyến. Bởi vậy trong thơ cổ Trung Quốc, đặc biệt là trong thơ Đường, màu dương liễu, cành dương liễu hay động tác bẻ liễu là một hình ảnh ước lệ, tượng trưng cho sự li biệt.

    - Người thiếu phụ thấy màu dương liễu liền gợi nhớ lại kỉ niệm với chồng trước kia. Nàng như bừng tỉnh, sao ta lại dễ dàng để cho chồng ra trận, vào chỗ chết để tìm công danh, ấn phong hầu làm chi khi vợ chồng tuổi còn xuân mãi phải phân li? “Bởi xưa nay chinh chiến mấy ai về“?

    -> “Sắc liễu” đã trở thành một phương tiện nghệ thuật chuyển tải tinh tế cảm xúc của con người.

    - Nàng hối hận khi để chồng đi kiếm tước hầu ở nơi chiến trận. Mắt chạm phải màu li biệt nên tâm trạng lập tức thay đổi “Hối để chàng đi kiếm tước hầu”. Từ cái bản lề “ hốt” nàng chuyển sang “hối”. Nàng nhận ra được chiến tranh là tai họa, nàng “hối hận” nàng tự trách mình, nàng oán trách số phận. Nàng hối hận khi để chồng đi kiếm tước hầu ở nơi chiến trận. Hối hận vì phải trả giá quá đắt cho giấc mộng công hầu. Thi nhân đã dùng từ “hối” để thể hiện rõ tâm trạng người thiếu phụ không những u sầu mà còn tiếc nuối trong sự đau khổ day dứt khi nhận ra điều lầm lỗi của mình. Nó còn đáng sợ gấp mấy lần cái từ “sầu”.

    - Thời phong kiến, bề tôi lập được công lớn (thường là chiến công) thì được vua phong tước hầu. Ở đây, người chồng đi tìm kiếm tước hầu có nghĩa là đi ra trận lập công để được phong tước hầu. “Khuê oán” được sáng tác vào thời tịnh Đường, các cuộc chiến tranh phần lớn là để mở mang bờ cõi, nên mục tiêu của người chồng ở đây không phải là lí tưởng chính đáng. Nên sau sự “hối” của người khuê phụ là sự “oán” - oán cái ấn phong hầu, oán ghét chiến tranh phi nghĩa của con người thời nhà Đường. Chiến tranh là nguyên nhân của sinh li tử biệt, làm cho gia đình chia lìa, chồng xa vợ, cha mất con và hạnh phúc của con người trở thành một bóng dáng xa xôi.

    => Bài thơ như một bản cáo trạng tố cáo chiến tranh phi nghĩa của con người trong thời đại lúc bấy giờ.

      bởi thanh hằng 28/02/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON