Phân tích giá trị nhân đạo của đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
Trả lời (1)
-
Thế kỉ XVII của nước ta là thế kỉ mà hình ảnh người phụ nữ được thể hiện nhiều nhất trong văn học trung đại. Khi ấy những cảm hứng về người phụ nữ luôn được các tác giả gắn với cảm hứng nhân đạo. Đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” trích trong tác phẩm “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn đã cho ta thấy rõ điều đó.
Nhân đạo luôn là một trong những giá trị tinh thần truyền thống của văn học Việt Nam. Giá trị nhân đạo thường được biểu hiện qua việc tố cáo, vạch trần tội ác của những kẻ chà đạp lên quyền sống của con người, bên cạnh đó biểu dương những phẩm chất tốt đẹp của con người, đồng thời thông cảm và thấu hiểu tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của con người. Ở trong đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” ta đã nhận thấy được tấm lòng đồng cảm và xót thương mà nhà thơ dành cho người chinh phụ, từ sự đồng cảm ấy mà tác giả đã thấu hiểu một cách sâu sắc nỗi cô đơn, buồn khổ của người chinh phụ.
Thể hiện một cách rất tài tình từng diễn biến tinh tế trong nội tâm của người chinh phụ. Nỗi buồn khổ và cô đơn của người chinh phụ trong đoạn trích bắt nguồn từ chính bi kịch mà nàng phải chịu đựng, do những cuộc chiến tranh phi nghĩa đã buộc chồng nàng phải đi chiến trận liên miên. Tình yêu đôi lứa và hạnh phúc gia đình đã không còn trong tầm tay. Phải xa chồng, càng xa nàng càng nhớ và càng thương, càng khao khát hạnh phúc. Nhưng trái ngang thay, nàng càng khao khát bao nhiêu thì lại thấy cay đắng, cô độc và đau đớn bấy nhiêu, bao đêm không ngủ vì những trăn trở không nguôi. Nhà thơ đã rất khéo léo diễn tả chân thực và xúc động các cung bậc tình cảm trong lòng nàng:
“Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước…
Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng?”
Những nỗi niềm trăn trở của người chinh phụ được nhà thơ miêu tả bằng các hành động bồn chồn, lặp đi lặp lại: dạo, ngồi, rủ, thác, hành động là vô nghĩa nhưng lại thể hiện chính xác tâm trạng của người chinh phụ. Nàng đang mong ngóng những tin tốt lành về chồng, nhưng càng mong ngóng lại càng thất vọng. Gửi nỗi niềm ấy vào ngọn đèn nhưng ngọn đèn giữa đêm khuya lại càng làm cho nàng thêm cô quạnh. Rồi tác giả lại điểm thêm những tiếng gà và hoa hòe vào buổi đêm càng thể hiện sự hoang vắng, tĩnh mịch của không gian, tô đậm nỗi cô đơn trong lòng người chinh phụ, trong không gian ấy người chinh phụ thấm thía nỗi sầu trong lòng mình “Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa”. Nỗi buồn khổ cứ triền miên không ngơi nghỉ làm cho người chinh phụ chẳng thể tập trung làm được việc gì, mọi việc đều bị chi phối bởi sầu muộn. Tác giả thấu hiểu điều đó nên đã dùng những từ “gượng” trước hành động của nàng: gượng đốt, gượng soi, gượng gảy. Nỗi nhớ chồng của người chinh phụ được tác giả gửi đến chồng nơi trận mạc:
“Lòng này gửi gió đông có tiện…
Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời”
Chưa bao giờ nỗi nhớ chồng lại được thể hiện hay đến thế trong văn học trung đại lúc bấy giờ. Nỗi nhớ da diết, sâu thẳm và mênh mang, vời vợi. Chính nhờ tài năng và lòng đồng cảm sâu sắc đã giúp nhà thơ sáng tạo ra một câu thơ hay như vậy. Nỗi lòng của người chinh phụ không còn chỉ là tâm trạng của một người mà là tiếng nói thay cho bao người phụ nữ cùng chung số phận như nàng. Và có thể thấy, đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” nói riêng và bài thơ “Chinh phụ ngâm” nói chung không chỉ được viết bằng sự đồng cảm, nó còn được viết bằng nỗi xót thương đến tột cùng mà nhà thơ dành cho những người chinh phụ. Khi viết về nỗi cô đơn, nhớ thương và buồn khổ trong sâu thẳm tâm hồn người chinh phụ cũng chính là cách tác giả thể hiện thái độ đồng tình, ngợi ca đối với niềm khao khát tình yêu lứa đôi và hạnh phúc gia đình của nàng. Chúng ta có thể khẳng định đó chính là một biểu hiện trong giá trị nhân đạo của đoạn trích.
Qua việc thể hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình, tác giả đã lên tiếng tố cáo chiến tranh, khẳng định chính những cuộc chiến tranh phi nghĩa là nguyên nhân dẫn đến cảnh vợ chồng chia lìa, người mẹ xa con, lỡ dở tình yêu và hạnh phúc đôi lứa. “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” là đoạn trích tiêu biểu nhất về tinh thần nhân đạo của tác giả Đặng Trần Côn.
bởi Hữu Nghĩa 04/06/2020Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
từ thân phận người phụ nữa trong bài thơ ''tự tình 3''của Hồ Xuân Hương anh chị hãy viết một bài văn theo chủ đề VƯỢT LÊN SỐ PHẬN .
mọi người giúp em với ạ
25/11/2022 | 0 Trả lời
-
Đề tài nghiên cứu văn học nhân gian
28/11/2022 | 0 Trả lời
-
chi tiết kì ảo bài sự tích cây lúa và tác dụng
29/11/2022 | 0 Trả lời
-
Nhân vật "tôi" đã thể hiện tình cảm, cảm xúc gì trong bài thơ? Tình cảm, cảm xúc đó được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Bạn có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ, ngắt nhịp, gieo vần và tác dụng của chúng trong bài thơ?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Hình ảnh người mẹ hiện lên như thế nào trong tâm tưởng nhân vật "tôi"?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì? Cảm hứng đó thể hiện giá trị đạo đức truyền thống nào của người Việt Nam?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của bài thơ Nắng mới – Lưu Trọng Lư
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Xác định nội dung của bài thơ Nắng mới – Lưu Trọng Lư
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu:
“Nét cười đen nhánh sau tay áo
Trong ánh trưa hè, trước giậu thưa.”
(Nắng mới – Lưu Trọng Lư)
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Viết đoạn văn (5 đến 7 dòng), thể hiện suy nghĩ của anh/ chị về vai trò của tình mẫu tử trong đời sống mỗi con người
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu: Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội? Tác dụng của biện pháp đó?
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Kỉ niệm riêng của Lưu Trọng Lư gợi trong anh/chị xúc cảm gì về một người thân yêu nhất của mình?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Nhận xét của em về mối quan hệ giữa "nắng mới" và "me tôi" trong bài thơ?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Trong bốn văn bản đã đọc của bài học này, văn bản nào gợi cho bạn nhiều cảm xúc nhất? Vì sao?
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Sau khi học xong bài học này, bạn thu nhận thêm được điều gì mới về những kĩ năng?
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Kỉ niệm có giá trị gì đối với cuộc sống của chúng ta?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Khi bước vào khu vườn có ngôi nhà của bà, điều gì đã khiến Thanh cảm thấy nghẹn họng, mừng rỡ, bình yên, thư thái, dịu ngọt...? Điều đó cho thấy sự khác biệt thế nào giữa không gian bên trong và bên ngoài khu vườn trong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Tìm một vài hình ảnh trong văn bản thể hiện sự đan xen giữa quá khứ và hiện tại trong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam. Ý nghĩa của sự đan xen đó là gì?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Những kỉ niệm tuổi thơ nào đã trở về với Thanh khi anh về thăm bà trong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam? Những kỉ niệm ấy gợi lên trong Thanh cảm xúc gì? Qua đó, bạn cảm nhận như thế nào về nhân vật này?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Bạn cảm nhận như thế nào về tình cảm giữa Thanh và Nga trong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam? Dựa vào đâu mà bạn có thể cảm nhận như vậy?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Bạn hiểu thế nào về câu nói đi để trở về sau khi đọc xong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích tâm trạng nhân vật Thanh ở đoạn văn cuối của phần kết truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Liệt kê các dòng thơ trực tiếp bộc lộ tình cảm, cảm xúc của tác giả và nêu tác dụng của chúng. Xác định chủ thể trữ tình và cảm hứng chủ đạo của bài thơ Tây Tiến - Quang Dũng
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
LÀm bản báo cáo : Nghiên cứu hình tượng người phụ nữ trong chùm thơ ‘tự tình’ của hồ xuân hương
30/11/2022 | 0 Trả lời