Phân tích đoạn Dù em nên vợ nên chồng đến hết Trao duyên.
Phân tích đoạn Dù em nên vợ nên chồng đến hết Trao duyên.
Trả lời (1)
-
Kiều nói với em bằng tiếng nói khác. Ngôn ngữ của nàng lúc này không còn cái mạch lạc, khúc chiết của lí trí nữa mà thuần là của tình cảm và có cả ảo giác. Càng nói, Kiều càng xót xa cho duyên phận bất hanh của mình. Nàng thấy rõ là mình mệnh bạc, tình mình mất đi và tất cả đã thành quá khứ.
Dù em nên vợ nên chồng
Xót người mệnh bạc, ắt lòng chẳng quên!
Mất người còn chút của tin,
Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa.
Mai sau dù có bao giờ,
Đốt lò hương ấy, so tơ phím này.
Trông ra ngọn cỏ lá cây,
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về
Hồn còn mang nặng lời thề,
Nát thân bồ liễu, đền nghì trúc mai.
Dạ đài cách mặt khuất lời,
Rưới xin giọt nước cho người thác oan.
Đã động đến tương lai chắc chắn là mù mịt, Kiều không còn giữ được sự yên lòng trong phút giây trước đó. Như người lội nước hụt chân rớt xuống vực sâu. Kiều chới với không biết bám víu vào đâu. Nàng tưởng tượng đến lúc Thúy Vân và Kim Trọng nên vợ nên chồng, còn mình chỉ là một mảnh hồn oan vật vờ theo ngọn gió hiu hiu trên ngọn cỏ lá cây, nhưng vẫn còn vướng chặt với tình riêng, vấn vương với tiếng tơ trên phím đàn và mảnh hương nguyền ngày xưa và vẫn còn mang nặng lời thề, lời nguyền nát thân bồ liễu để đền nghì trúc mai cho người. Nghĩ đến đây, Thúy Kiều tha thiết dặn em hãy rưới xin giọt nước cho người thác oan.
Tất cả những điều ấy có mâu thuẫn với nhau không?
Trên kia, Thúy Kiều đã chẳng nói là nếu được Thúy Vân giúp cho thì dù thịt nát xương mòn, nàng vẫn ngậm cười chín suối là gì? Nghĩa là trả được món nợ tình, nàng sẽ hết giày vò vì đã lo cho người yêu chu tất. Thế mà chì sau giây lát tưởng tượng, nàng đã trở lại với nỗi xót xa, tuyệt vọng còn nặng nề hơn trước. Chút yên lòng đã bay đâu mất.
Đúng là có mâu thuẫn nhưng không phải trước sau hoàn toàn chỉ có một vấn đề. Trước, nàng đau khổ vì người. Nay, lo cho người đã xong, nàng mới nghĩ đến mình và thấy mình mệnh bạc, thấy mình sẽ mất tất cả. Nàng chới với trước tương lai mù mịt, oan nghiệt. Nàng không còn ở trạng thái tỉnh táo bình thường mà như nửa mê nửa tình, nửa phần là người sống, nửa phần đã là hồn ma. Tuy vẫn đối thoại với Vân nhưng lời Kiều đã phảng phất giống như lời nói từ cõi bên kia vọng về.
Khi đã trao duyên cho Thúy Vân, tức là đã quyết định dứt tình với Kim Trọng, Kiều thấy hạnh phúc của mình đến đây là chấm dứt nên lời lẽ của nàng chuyển hẳn sang giọng thương thân. Nghĩ đến tương lai, Kiều tưởng tượng ra cái chết và cảnh oan hồn mình sẽ tìm về theo ngọn gió. Giọng thơ cũng bất chợt thay đổi. Hình ảnh, âm điệu chập chờn, hư ảo, thời điểm không xác định (mai sau, bao giờ), không khí linh thiêng (đốt lò hương, so tơ phím hình ảnh phất phơ, ma mị (ngọn cỏ lá cây - hiu hiu gió)... tất cả đều nói lên rằng Kiều đang sống trong tâm trạng khổ đau và càng khổ đau gấp bội.
Nghĩ đến tương lai thê thảm, Kiều đau đớn tột cùng. Nàng quên hết xung quanh, chỉ còn nức nở khóc cho mình, khóc cho mối tình đầu đẹp đẽ là thế mà sao ngắn ngủi:
Bây giờ trâm gãy, gương tan,
Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân!
Đó là tiếng khóc thương cho số phận bất hạnh, là tiếng kêu đứt ruột cho mối tình đầu dang dở của Thúy Kiều.
Từ chỗ nói với em, Kiều chuyển sang nói với mình, nói với người yêu, từ giọng đau đớn chuyển thành tiếng khóc than. Điều ấy thể hiện sự chuyển biến của tâm trạng Thúy Kiều mà nỗi đau cứ tăng lên mãi, đau đớn cho phận bạc như vôi, càng đau đớn do phận bạc nên buộc phải phụ tình người yêu:
Trăm nghìn gửi lạy tình quân,
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi!
Phận sao phận bạc như vôi!
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.
Theo đà nửa tình nửa mê, đang nói chuyện với Vân, Kiều bỗng nói với mình, nói với Kim Trọng trong tâm tưởng về sự dở dang duyên phận. Đúng là cảnh trâm gãy bình tan, ta duyên ngắn ngủi. Đúng là phận bạc như vôi và nàng đành phải chấp nhận cảnh nước chảy hoa trôi lỡ làng mà trái tim như tan ra từng mảnh. Nàng đành chịu tội với chàng Kim, và gửi vọng theo chàng muôn nghìn cái lạy. Đau đớn, xót xa đến mức Kiều phải thốt lên:
Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!
Tiếng nấc nghẹn ngào ấy khẳng định một lần nữa mặc cảm có tội của Kiều Nghĩa là nàng phủ nhận tất cả những gì đã nói với Vân, những gì đã lo cho chàng Kim, phủ nhận nỗi yên tâm của mình trong khoảng khắc trên kia. Nghĩa là nàng tuy có đau thêm cho mình nhưng vẫn cứ một mực đau cho người, vì người. Nỗi đau khống giảm mà tăng lên gấp bội. Nàng gọi tên chàng Kim như trong cơn mê sảng. Nỗi dau đã lên đến tột đỉnh, quá sức chịu đựng của thể xác:
Cạn lời hồn ngất máu say
Một hơi lặng ngắt, đôi tay giá đồng.
Đoạn thơ trên miêu tả một cơn khủng hoảng, một trận sóng gió tơi bời trong lòng người con gái tội nghiệp Thúy Kiều. Nàng đau khổ, quằn quại đâu phải vì bản thần mình? Tất cả trái tim yêu thương nàng dành cho người yêu. Tấm lòng vị tha ấy cao đẹp biết chừng nào! Thương người yêu đằm thắm sâu xa, mong muốn cho người yêu được hạnh phúc, còn mình thì chấp nhận thiệt thòi, cam chịu hi sinh, tấm lòng ấy đă gây xúc động thật sự trong lòng người đọc. Đó cũng là nét sáng ngời trong phẩm giá của Thúy Kiều, khiến cho hình tượng khả ái của nàng sống mãi với thời gian.
bởi minh vương 02/01/2020Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
từ thân phận người phụ nữa trong bài thơ ''tự tình 3''của Hồ Xuân Hương anh chị hãy viết một bài văn theo chủ đề VƯỢT LÊN SỐ PHẬN .
mọi người giúp em với ạ
25/11/2022 | 0 Trả lời
-
Đề tài nghiên cứu văn học nhân gian
28/11/2022 | 0 Trả lời
-
chi tiết kì ảo bài sự tích cây lúa và tác dụng
29/11/2022 | 0 Trả lời
-
Nhân vật "tôi" đã thể hiện tình cảm, cảm xúc gì trong bài thơ? Tình cảm, cảm xúc đó được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Bạn có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ, ngắt nhịp, gieo vần và tác dụng của chúng trong bài thơ?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Hình ảnh người mẹ hiện lên như thế nào trong tâm tưởng nhân vật "tôi"?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì? Cảm hứng đó thể hiện giá trị đạo đức truyền thống nào của người Việt Nam?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của bài thơ Nắng mới – Lưu Trọng Lư
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Xác định nội dung của bài thơ Nắng mới – Lưu Trọng Lư
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu:
“Nét cười đen nhánh sau tay áo
Trong ánh trưa hè, trước giậu thưa.”
(Nắng mới – Lưu Trọng Lư)
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Viết đoạn văn (5 đến 7 dòng), thể hiện suy nghĩ của anh/ chị về vai trò của tình mẫu tử trong đời sống mỗi con người
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu: Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội? Tác dụng của biện pháp đó?
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Kỉ niệm riêng của Lưu Trọng Lư gợi trong anh/chị xúc cảm gì về một người thân yêu nhất của mình?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Nhận xét của em về mối quan hệ giữa "nắng mới" và "me tôi" trong bài thơ?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Trong bốn văn bản đã đọc của bài học này, văn bản nào gợi cho bạn nhiều cảm xúc nhất? Vì sao?
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Sau khi học xong bài học này, bạn thu nhận thêm được điều gì mới về những kĩ năng?
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Kỉ niệm có giá trị gì đối với cuộc sống của chúng ta?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Khi bước vào khu vườn có ngôi nhà của bà, điều gì đã khiến Thanh cảm thấy nghẹn họng, mừng rỡ, bình yên, thư thái, dịu ngọt...? Điều đó cho thấy sự khác biệt thế nào giữa không gian bên trong và bên ngoài khu vườn trong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Tìm một vài hình ảnh trong văn bản thể hiện sự đan xen giữa quá khứ và hiện tại trong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam. Ý nghĩa của sự đan xen đó là gì?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Những kỉ niệm tuổi thơ nào đã trở về với Thanh khi anh về thăm bà trong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam? Những kỉ niệm ấy gợi lên trong Thanh cảm xúc gì? Qua đó, bạn cảm nhận như thế nào về nhân vật này?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Bạn cảm nhận như thế nào về tình cảm giữa Thanh và Nga trong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam? Dựa vào đâu mà bạn có thể cảm nhận như vậy?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Bạn hiểu thế nào về câu nói đi để trở về sau khi đọc xong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích tâm trạng nhân vật Thanh ở đoạn văn cuối của phần kết truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Liệt kê các dòng thơ trực tiếp bộc lộ tình cảm, cảm xúc của tác giả và nêu tác dụng của chúng. Xác định chủ thể trữ tình và cảm hứng chủ đạo của bài thơ Tây Tiến - Quang Dũng
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
LÀm bản báo cáo : Nghiên cứu hình tượng người phụ nữ trong chùm thơ ‘tự tình’ của hồ xuân hương
30/11/2022 | 0 Trả lời