Phân tích bài thơ Buổi sớm mùa xuân của Mạnh Hạo Nhiên.
Phân tích bài thơ Buổi sớm mùa xuân của Mạnh Hạo Nhiên.
Trả lời (1)
-
Mạnh Hạo Nhiên (689 – 740) là một trong những thi sĩ nổi tiếng thời Thịnh Đường, sở trường về thơ sơn thủy, mỗi bài thơ xinh đẹp như một bức tranh thủy mặc.
Xuân hiểu
Xuân miên bất giác hiểu,
Xứ xứ văn đề điểu.
Dạ lai phong vũ thanh,
Hoa lạc trí đa thiểu?
Mạnh Hạo Nhiên (689 – 740)
Buổi sớm mùa xuân
Giấc xuân sáng chẳng biết,
Khắp nơi chim ríu rít;
Đêm nghe tiếng gió mưa,
Hoa rụng nhiều hay ít?
Tương Như dịch
Ông là bạn tri kỷ của Lý Bạch. Người đời vẫn nhắc lại bài thơ sau đây của Lý Bạch:
Tặng Mạnh Hạo Nhiên
Mạnh phu tử, đáng yêu thay,
Phong lưu nổi tiếng đấy đây tương truyền.
Trẻ trung chẳng thích quý quyền,
Già nua vui chốn lâm tuyền tùng mây.
Dưới trăng là thánh khi say,
Mê hoa đâu có đoái hoài thờ vua.
Ngẩng trông chót vót núi gò,
Bấy nhiêu cũng đủ thơm tho nhẹ nhàng.
Trần Trọng Kim dịch
Bài thơ của Thi tiên Lý Bạch đã nói lên được cốt cách phong lưu ưa nhàn, tình yêu thiên nhiên của Mạnh Hạo Nhiên.
Mạnh Hạo Nhiên hiện còn để lại 271 bài thơ, trong đó có bài “Xuân hiểu” viết bằng thể ngũ ngôn tứ tuyệt:
"Xuân miên bất giác hiểu,
Xứ xứ văn đê điều.
Dạ lai phong vũ thanh,
Hoa lạc tri đa thiểu?”
Bài thơ ghi lại một nét xuân đẹp đáng yêu. Đó là một buổi sớm mùa xuân.
Sau một giấc xuân êm đềm, thi nhân chợt tỉnh. Không biết trời đã sáng. Nhàn nhã và vô tư. Nhà thơ lắng nghe tiếng chim hót nơi gần nơi xa. Tiếng chim chào bình minh. Tiếng chim mừng nắng hửng, ríu rít hót vang:
“Xuân miên bất giác hiểu,
Xứ xứ văn đề điểu
Giấc xuân sáng chẳng biết,
Khắp nơi chim ríu rít).
Tiếng chim hót gần xa, nhà thơ nghe được mới hay trời đã sáng tự lúc nào. Tiếng chim đã đánh thức thi nhân. Tiếng chim là tín hiệu của sáng sớm, của bình minh.Bút pháp lấy động (tiếng chim) để tả tĩnh (một buổi sáng sớm xuân êm đềm). Chữ “văn ” nghĩa là nghe – nhãn tự của vần thơ. Tiếng chim rung động một hồn thơ thanh tao nhẹ nhàng.
Hai câu cuối nhà thơ tự hỏi mình về hoa sau mưa gió đêm qua, chẳng hay có bao nhiêu hoa đã rụng. Hai câu thơ tả cảnh buổi sớm mùa xuân bằng thính giác và bằng cảm giác. Cảm xúc bâng khuâng; lời thơ đẹp, ý thơ đẹp:
"Dạ lai phong vũ thanh,
Hoa lạc tri đa thiểu"
“Phong vũ" nghĩa là mưa gió; “thanh” có nghĩa là tiếng (kêu) cũng có nghĩa là âm thanh nghe được. Có lẽ đó là tiếng gió mưa mà thi nhân nghe được lúc chợt tỉnh giấc giữa đêm khuya. Tiếng mưa đêm thường gợi buồn, nhất là đối với những li khách. Nguyễn Trãi cũng có bài thơ "Thính vũ" (nghe mưa) đọc lên nghe thật buồn:
“Vò võ trai phòng vắng
Suốt đêm nghe tiếng mưa.
Não nùng rung gối khách;
Thánh thót mấy canh dư… ”
(Đào Duy Anh dịch)
Hoa là biểu tượng cho cái đẹp của tạo vật, của thiên nhiên và con người. Mưa gió làm hoa rụng; hoa rụng ít hay nhiều? Thi nhân hỏi hoa hay tự hỏi mình? Tình thương cho cái đẹp trong cảnh gió mưa, gió mưa của đất trời, gió mưa cuộc đời, thể hiện một trái tim đa cảm của thi nhân, trước những kiếp hoa rụng, kiếp hoa tàn.
Bài thơ “Xuân hiểu” tả cảnh buổi sớm mùa xuân, tả bằng thính giác, bằng cảm giác về tiếng chim hót, về tiếng gió mưa đêm xuân và man mác bâng khuâng về hoa rụng. Đúng là cả bài thơ 20 chữ, không một chữ nào chỉ tình cảm, thế mà bài thơ đã thể hiện tình yêu thiên nhiên và cái đẹp của thi nhân. Ý tại ngôn ngoại là vậy. Sự rung động của tâm hồn trước một tiếng chim hót, tình thương nghĩ đến những bông hoa đẹp bị rụng trong gió mưa, không phải ai cũng có như Mạnh Hạo Nhiên.
“Xuân hiểu” là một bài thơ xuân đẹp, một bài thơ kiệt tác thể hiện phong cách và bút pháp nghệ thuật “sơn thủy” của Mạnh Hạo Nhiên.
bởi ngọc trang 25/12/2019Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
từ thân phận người phụ nữa trong bài thơ ''tự tình 3''của Hồ Xuân Hương anh chị hãy viết một bài văn theo chủ đề VƯỢT LÊN SỐ PHẬN .
mọi người giúp em với ạ
25/11/2022 | 0 Trả lời
-
Đề tài nghiên cứu văn học nhân gian
28/11/2022 | 0 Trả lời
-
chi tiết kì ảo bài sự tích cây lúa và tác dụng
29/11/2022 | 0 Trả lời
-
Nhân vật "tôi" đã thể hiện tình cảm, cảm xúc gì trong bài thơ? Tình cảm, cảm xúc đó được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Bạn có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ, ngắt nhịp, gieo vần và tác dụng của chúng trong bài thơ?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Hình ảnh người mẹ hiện lên như thế nào trong tâm tưởng nhân vật "tôi"?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì? Cảm hứng đó thể hiện giá trị đạo đức truyền thống nào của người Việt Nam?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của bài thơ Nắng mới – Lưu Trọng Lư
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Xác định nội dung của bài thơ Nắng mới – Lưu Trọng Lư
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu:
“Nét cười đen nhánh sau tay áo
Trong ánh trưa hè, trước giậu thưa.”
(Nắng mới – Lưu Trọng Lư)
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Viết đoạn văn (5 đến 7 dòng), thể hiện suy nghĩ của anh/ chị về vai trò của tình mẫu tử trong đời sống mỗi con người
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu: Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội? Tác dụng của biện pháp đó?
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Kỉ niệm riêng của Lưu Trọng Lư gợi trong anh/chị xúc cảm gì về một người thân yêu nhất của mình?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Nhận xét của em về mối quan hệ giữa "nắng mới" và "me tôi" trong bài thơ?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Trong bốn văn bản đã đọc của bài học này, văn bản nào gợi cho bạn nhiều cảm xúc nhất? Vì sao?
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Sau khi học xong bài học này, bạn thu nhận thêm được điều gì mới về những kĩ năng?
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Kỉ niệm có giá trị gì đối với cuộc sống của chúng ta?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Khi bước vào khu vườn có ngôi nhà của bà, điều gì đã khiến Thanh cảm thấy nghẹn họng, mừng rỡ, bình yên, thư thái, dịu ngọt...? Điều đó cho thấy sự khác biệt thế nào giữa không gian bên trong và bên ngoài khu vườn trong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Tìm một vài hình ảnh trong văn bản thể hiện sự đan xen giữa quá khứ và hiện tại trong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam. Ý nghĩa của sự đan xen đó là gì?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Những kỉ niệm tuổi thơ nào đã trở về với Thanh khi anh về thăm bà trong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam? Những kỉ niệm ấy gợi lên trong Thanh cảm xúc gì? Qua đó, bạn cảm nhận như thế nào về nhân vật này?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Bạn cảm nhận như thế nào về tình cảm giữa Thanh và Nga trong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam? Dựa vào đâu mà bạn có thể cảm nhận như vậy?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Bạn hiểu thế nào về câu nói đi để trở về sau khi đọc xong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích tâm trạng nhân vật Thanh ở đoạn văn cuối của phần kết truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Liệt kê các dòng thơ trực tiếp bộc lộ tình cảm, cảm xúc của tác giả và nêu tác dụng của chúng. Xác định chủ thể trữ tình và cảm hứng chủ đạo của bài thơ Tây Tiến - Quang Dũng
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
LÀm bản báo cáo : Nghiên cứu hình tượng người phụ nữ trong chùm thơ ‘tự tình’ của hồ xuân hương
30/11/2022 | 0 Trả lời