YOMEDIA
NONE

Nêu đại ý bài Nỗi thương mình

Đại ý bài " Nỗi thương mình " của Nguyễn Du 

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (2)

  • Đoạn trích vừa thể hiện cuộc sống đau khổ ,tủi nhục ê chề của thúy kiều ở chốn lầu xanh vừa cho thấy sự tự ý thức về nỗi đau,thân phận của chính mình.Đồng thời là sự cảm thông của Nguyễn Du đối với nỗi khổ đau và khát vọng của con người.Đây  cũng là đoạn trích thể hiện rất rõ tài năng nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật

      bởi Bùi Lê Trần Thịnh 17/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • I. Tiểu dẫn

    Vị trí văn bản: câu 1229 – 1248

    * Bố cục:
    – P1: đầu -> “…xót xa”: giới thiệu tình cảnh trớ trêu của Thuý Kiều (TK).
    – P2: tiếp -> “…xuân là gì”: tâm trạng, nỗi niềm của TK.

    II. Văn bản

    1. Phần 1(câu 1 -> 4)

    – Hình ảnh ước lệ:

    + Ba hình ảnh bướm lả ong lơi, lá gió cành chim, đưa Tống Ngọc-tìm Tràng Khanh(chú thích – SGK)

    + Tác dụng: tả thực tình cảnh của TK và khung cảnh chung của lầu xanh tuy vậy vẫn đảm bảo sự tôn trọng TK. Việc dùng điển tích làm ý thơ tả thực mà vẫn trang trọng, tránh đi cụ thể, chi tiết vào hiện thực xấu xa của lầu xanh.

    – Biện pháp đối:

    + Tiểu đối trong cụm từ:

    “Bướm lả ong lơi”, “lá gió cành chim”: một cụm từ được biến hoá từ thành ngữ “bướm ong lả lơi” (so sánh: nếu sử dụng đúng thành ngữ này, ý nghĩa vẫn đảm bảo song không có sự nhấn mạnh). N.Du đã đảo thành hai hình ảnh đối nhằm tô đậm hoàn cảnh của Kiều. Đó là hoàn cảnh không được tốt đẹp và lặp đi lặp lại nhiều lần.

    + Tiểu đối trong câu, đối 2 cặp câu (1-2 với 3-4):

    “Cuộc say…suốt đêm”, “Sớm đưa…TK”: mô tả chân thực quãng thời gian Kiều ở lầu xanh. Biện pháp đối làm quãng thời gian dài vô tận, ở thời điểm nào người kĩ nữ cũng phải tiếp khách và phải tiếp nhiều loại người.

    – Biện pháp đảo ngữ: “Biết bao…lơi”, “Dập dìu…chim”

    -> nhấn mạnh tình cảnh, nỗi đau của TK. Từ “biết bao” nhấn mạnh số lượng, từ “dập dìu” nhấn mạnh tình cảnh tiếp khách liên miên của Kiều.

    -> Qua đó, ta thấy tình cảnh trớ trêu của TK. Nàng phải sống ở nơi ồn ào, hỗn tạp, lơi lả trái với con người nàng. TK phải tiếp khách liên miên, tưởng như trong hoàn cảnh ấy nàng sẽ quên đi con người thực của mình.

    2. Phần 2 (16 câu tiếp)

    – Hai câu đầu: Hoàn cảnh thương thân của Kiều

    + Sau những lúc tiếp khách, có thời điểm TK ở một mình. Đó là lúc đã gần sáng, khi đã tỉnh rượu và cảm thấy mỏi mệt vì những cuộc truy hoan. Lúc đó, K mới chợt giật mình nhận rõ tình cảnh bản thân. Thời gian đêm gần sáng là lúc con người ý thức rõ về bản thân. Trong thơ HXH, “CPN”, TX, các tác giả cũng dùng thời gian này để gợi tâm tình.

    + Trong thời điểm đó, chỉ có một mình bản thân NVTT tự đối diện. TK cũng vậy. Một câu thơ có ba chữ “mình” càng nhấn mạnh sự cô đơn của TK, cho thấy ý thức về bản thân đang trỗi dậy trong K. Câu thơ cũng thay đổi cách ngắt nhịp: 2/4/2 nhằm diễn tả sự thay đổi trong bài thơ: thay đổi từ khung cảnh ồn ào sang yên lặng, thay đổi trong tâm trạng NVTT: từ vô thức sang có ý thức về bản thân. Chứng tỏ, trong cảnh sống lầu xanh, K vẫn không quên đi nỗi khổ nhục của bản thân. Nếu quên đi thì TK sẽ không đau khổ nhưng còn ý thức được điều đó thì nỗi đau càng tăng lên.

    – Bốn câu tiếp: Tâm sự của Kiều

    “Phong gấm rủ là” là hình ảnh ẩn dụ chỉ sự yên ấm, trinh bạch, đầy đủ. Nó >< với “hoa giữa đường”. Hai câu thơ sử dụng phép nghịch đối nhằm nhấn mạnh sự thay đổi chóng mặt về thân phận TK.

    Từ “khi”, “giờ” chỉ khoảng thời gian không xác định, gần với thời điểm NVTT đang nói. Dường như mọi việc vẫn ở trước mắt, quá khứ tươi đẹp mới thoáng qua chứ chưa xa xôi.

    Câu thơ sử dụng biện pháp so sánh “Giờ…đường” cho thấy hoàn cảnh bơ vơ, bị coi thường của TK.

    Hai câu 9, 10 sử dụng phép đối và tiểu đối trong cụm từ: dày gió – dạn sương, bướm chán – ong chường để nhấn mạnh sự chán chường, đau khổ đến chai lì cảm xúc của nàng.

    Câu 10 là câu cảm thán với kết cấu vòng tròn, điệp lại chữ “thân” ở đầu và cuối câu như sự day dứt, khinh ghét chính bản thân mình. Từ“sao” điệp lại 4 lần làm tâm trạng TK như trải dài qua các dòng thơ, mỗi dòng thơ là mỗi lời chất vấn số phận thấm đầy nước mắt.

    -> Tiếc nuối quá khứ tươi đẹp, chua chát cho thân phận và khinh ghét chính bản thân mình.

    – Mười câu cuối: Thái độ của Kiều trước thú vui lầu xanh

    + Tình cảnh : Nhiều lần TK phải chịu sự lả lơi của khách làng chơi trong khung cảnh đầy chất lãng mạn với nhiều thú vui.

    + Tâm trạng: Với sự vui thú ở lầu xanh, TK tỏ thái độ thờ ơ. Để khách vui, người kĩ nữ nhận về mình nỗi buồn. “Mưa Sở mây Tần” là thành ngữ chỉ quan hệ thân xác nam nữ. Trước sự việc đó, TK “nào biết có xuân là gì”, nàng không quan tâm và cũng không thấy vui. Không thấy vui thú thì sự gần gũi biến thành cực hình, nó như con dao hai lưỡi mà TK là nạn nhân.

    Mặc dù cảnh TN rất đẹp song nàng không thấy vui thú. Câu hỏi tu từ “Người…bao giờ” nhằm khẳng định ảnh hưởng của tâm trạng TK với cảnh vật. Đây cũng là qui luật tất yếu về mối liên hệ giữa tâm trạng với cái nhìn cảnh vật của con người. Cái vui chỉ là gượng gạo. Trong “Chinh phụ ngâm” khi miêu tả người thiếu phụ đánh đàn, tác giả cũng dùng chữ “gượng”. TK và người chinh phụ đã gặp nhau ở tâm trạng chán chường trước những thú vui quen thuộc. Nàng chán chường vì không có ai tri âm. Câu hỏi đặt ra cuối đoạn để tìm người tri âm mà cũng để khẳng định: chẳng có ai cả. Từ “ai” xuất hiện hai lần. “Ai” ở đầu câu là sự tìm kiếm nhưng khi nó xuất hiện ở cuối câu thì là sự phủ định hoàn toàn.

    III. Tổng kết

    1. Nội dung

    – TK rơi vào tình cảnh trớ trêu, dễ làm con người đánh mất nhân phẩm. K ý thức rõ thân phận khổ đau của mình, tiếc nuối quá khứ, khinh ghét bản thân và thờ ơ với những thú vui ở lầu xanh.

    -> Nhân phẩm: dù ở môi trường vẩn đục, TK vẫn không đánh mất nhân phẩm. Còn ý thức về bản thân, còn khinh ghét cuộc sống đồi bại thì con người chưa đánh mất nhân phẩm.

    – N.Du không chỉ thương xót chung chung mà ông chú ý đến nỗi đau cá nhân của con người. Sau lối xưng “ta” đặc trưng của văn học trung đại, ta chợt nghe thấy một giọng ca riêng cùng nỗi thương thân của cái “tôi”. Thương mình là nền tảng vững chắc cho lòng thương người. Với đoạn trích này, ND đã kế thừa được tư tưởng tiến bộ của VHDG.

    Hơn nữa, đây là “nỗi thương mình” của con người dưới đáy xã hội nên nó càng mới lạ và giàu tính nhân đạo. Nó cho thấy, N.Du quan tâm tới mọi loại người chứ không chỉ những người ở tầng lớp trên. Không phải những người ở hoàn cảnh xấu đều xấu cả.

    Nó còn cho thấy ý thức bản thân và sự phản kháng của con người bị đè nén với xã hội đặc biệt là của người phụ nữ

    2. Nghệ thuật

    Sử dụng tối đa phép đối để nhấn mạnh tình cảnh – tâm trạng TK và nhiều hình ảnh tượng trưng, ước lệ nhằm miêu tả chân thực cuộc sống lầu xanh mà vẫn đảm bảo sự tôn trọng TK.

    VĂN MẪU 2

    Phân tích đoạn thơ “ Nỗi thương mình ” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

    Nếu như Nguyễn Du được xem là đại thi hào không chỉ của văn học Việt Nam mà còn là của văn học thế giới thì tác phẩm Truyện kiều của Nguyễn Du sẽ là kiệt tác làm nên tên tuổi đó của ông. Lật dở từng trang của Truyện Kiều, cảm giác của người đọc như  đang chứng kiến cuộc đời đầy đau thương, và mát mát của thân phận nàng Kiều. vậy đoạn trích “Nỗi thương mình” như cứa vào lòng người của những vết thương sâu khi Thúy Kiều rơi vào cảnh khốn cùng, bi đát.

    Thế là “Nỗi thương mình” kể về chuỗi ngày nhiều sự đau đớn và nước mắt của Thúy Kiều bị mắc lừa tên Sở Khanh và bị bán vào lầu xanh, dưới bàn tay của mụ Tú Bà ghê tởm. Thế là cuộc đời nhơ nhớp, ô nhục của Thúy Kiều bắt đầu từ đây. Bằng niềm xót thương vô hạn cho nhân vật của mình, thì Nguyễn Du như nhỏ máu trên từng trang viết khi kể về cuộc đời của Thúy Kiều. Vậy những câu thơ mở đầu vén màn cho cuộc sống chốn lầu xanh phong trần, nhiều nhơ nhớp mà Thúy Kiều phải chịu đựng như.

    Biết bao bướm lả ong lơi

    Cuộc vui đầy tháng trận cười suốt đêm

    Dập dìu lá gió cành chim

    Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh

    Những hình ảnh mang tính chất ước lệ trong câu “Bướm lả ong lơi” và “cuộc vui”, hay “trận cười suốt đêm…đã khiến cho người đọc phải liên tưởng đến khung cảnh nhộn nhịp, không thiếu vắng tiếng cười đùa, giỡn chơi với nhau. Và đây là một nơi “mua người bán người” như bao phủ lấy đoạn thơ, và bao phủ lấy thân phận bé nhỏ của  người con gái ấy. Đặc biệt hai điển cố Tống Ngọc và Trường Khanh để chỉ những khách làng chơi không bao giờ thiếu thốn ở những nơi như thế này. Thế là cuộc sống tưởng chừng như vui vẻ, tràn ngập tiếng cười như vậy nhưng lại là ngục tù đày đọa thân xác của Thúy Kiều. Thả mình vào không gian như thế này, thì Thúy Kiều đau đớn và xót xa cho thân phận của mình.

      bởi Tuyền Khúc 18/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON