YOMEDIA
NONE

Nêu các lưu ý khi viết báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • - Lựa chọn một vấn đề cần phải viết báo cáo tổng kết.

    - Tiến hành nghiên cứu theo một quy trình: Xác định mục đích và cách thức nghiên cứu, thu thập và lựa chọn tài liệu; ghi chép, sử dụng các công cụ tra cứu như từ điển, sách, báo, Internet,...; tổng hợp kết quả nghiên cứu.

    - Xây dựng dàn ý (đề cương) của báo cáo kết quả nghiên cứu. Đề cương của báo cáo kết quả nghiên cứu thường có các nội dung lớn sau đây:

    a. Phần mở đầu

    + Nêu vấn đề (đề tài) được lựa chọn để nghiên cứu.

    + Lí do, mục đích và phương pháp nghiên cứu.

    b. Phần nội dung

    + Lần lượt trình bày các kết quả nghiên cứu về đề tài đã chọn. Triển khai các lí lẽ, dẫn chứng, lập luận chứng minh cho các luận điểm được nêu ra.

    + Cách trình bày: Có thể trích dẫn ý kiến người khác, chú thích và sử dụng các phương tiện hỗ trợ phù hợp (bằng biếu, sơ đồ, thống kê về đối tượng nghiên cứu,...) để báo cáo sinh động hơn.

    + Nên có sự so sánh giữa các vấn đề được tìm hiểu, các vấn đề trong và ngoài phạm vi đề tài để tạo thêm sức thuyết phục cho báo cáo.

    c. Phần kết luận

    + Khái quát ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề đã được trình bày.

    + Nêu các đề xuất, khuyến nghị của người nghiên cứu (nếu có).

    - Cần mạnh dạn tìm hiểu, cố gắng để có được những phát hiện của riêng mình, trích dẫn đầy đủ, đúng quy cách, tránh việc đạo văn hoặc vay mượn từ công trình, bài viết của người khác mà không dẫn nguồn tài liệu. Phần cuối báo cáo nêu rõ các tài liệu tham khảo (nếu có).

    2. Soạn bài Viết báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề Ngữ văn 10 tập 1 Cánh Diều

    Câu hỏi: Em hãy viết báo cáo kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thức thơ Đường luật qua một số bài thơ trung đại đã học.

    Trả lời:

    Bài báo cáo tham khảo

    1. Giới thiệu

    Trong văn học trung đại, thơ Đường luật là một hình thức không thể thiếu góp phần làm lên vẻ đẹp của thời kì này. Nhiều nhà thơ không chỉ nhà thơ Trung Quốc mà cả những nhà thơ Việt Nam cũng sử dụng thể loại thơ này để gửi gắm tâm tư, tình cảm sâu lắng của mình vào trong đó qua những lời thơ rất đỗi giản dị và thân thuộc. Bởi vậy, hiểu được hình thức của một bài thơ Đường luật sẽ giúp ta dễ dàng hiểu hơn về nội dung của toàn bài thơ.

    2. Cách thức tiến hành nghiên cứu

    Căn cứ vào các tác phẩm văn học trung đại trong kho tàng văn học Việt Nam, ta có thể dễ dàng bắt gặp những tác phẩm được làm theo thể thơ Đường luật của một số tác giả như Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương… Dựa trên việc phân tích một số bài thơ tiêu biểu nhằm làm nổi bật lên đặc điểm hình thức của thơ Đường luật.

    3. Bài thơ Đường luật

    * Hai thể thơ chính được sử dụng nhiều trong kho tàng văn học Việt Nam là

    - Thất ngôn bát cú Đường luật: Câu cá mùa thu, Tự tình

    - Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật: Bánh trôi nước, Tỏ lòng

    * Bố cục chung của một bài thơ Đường luật

    - Gồm 4 phần: đề, thực, luận, kết

    - Về nguyên tắc, thơ Đường luật là đối, nó được  thể hiện ở chữ thứ nhất, thứ 2, thứ 3… của câu trên phải đối với chữ thứ nhất, thứ 2, thứ 3… của câu về âm và về ý. Để nới lỏng hơn về luật thơ, người ta thường quy ước đối chữ thứ nhất, thứ ba, thứ năm không cần theo luật.

    Ví dụ: trong bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến, trong câu 1 và câu 2 của bài thơ ta bắt gặp sự đối ý:

    Câu 1: ao thu, trong veo

    Câu 2: một chiếc thuyền câu, tẻo teo

    - Về đối âm (luật bằng trắc), thơ Đường luật dựa trên thanh bằng và thanh trắc, thường xuất hiện ở các chữ 2, 4, 6 và 7 trong một câu thơ. Nếu chữ thứ hai của câu đầu tiên dùng thanh bằng thì gọi là bài có “luật bằng” và nếu chữ thứ hai câu đầu dùng thanh trắc thì bài thơ có “luật trắc”. Trong một câu, chứ thứ 2 và 6 phải giống nhau về thanh điệu và chữ thứ 4 phải khác hai chữ kia. Nếu nằm ngoài hai cách kia thì bài thơ được làm theo thể thất luật.

    Ví dụ: trong hai câu thơ đầu bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến, ta có thể nhận thấy bài thơ được làm theo luật bằng:

    Ao   thu   lạnh   lẽo   nước   trong   veo

    B      B     T         T     T        B         B

    Hay trong bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương, bài thơ cũng sử dụng luật bằng:

    Đêm    khuya    văng    vẳng    trống     canh    dồn,

    B           B          B           T        T           B         B

    - Về nguyên tắc, câu 3-4 và 5-6 phải đối nhau. Đối là sự tương phản về nghĩa của cả từ đơn, từ láy hoặc từ ghép hay đối động từ-động từ, danh từ-dạnh từ. Đối cảnh thường là cảnh động-cảnh tĩnh, cảnh trên-dưới… Nếu trong thơ luật câu 3-4 hoặc 5-6 không đối nhau thì được gọi là thất đối.

    Ví dụ: Trong bài thơ Tự tình của Xuân Quỳnh, câu 5-6 đối với nhau cả về động từ, danh từ và đối cảnh:

    Động từ: xiên-đâm

    Danh từ: rêu-đá

    Đối cảnh: mặt đất-chân mây

    4. Kết luận

    Trên đây là một số điểm nổi bật trong hình thức thơ Đường luật Việt Nam. Đó là sự kết hợp giữa luật lệ, phép đối tạo nên một sự cân đối, hài hòa trong lời thơ, ý cảnh của từng tác phẩm. Mặc dù nó đã được các tác giả tinh giản đi trong cách sử dụng cũng như luật lệ, nhưng nó vẫn mang sự đặc trưng của thơ ca Việt Nam giản dị, gần gũi và thấm đượm tình cảm của tác giả.

      bởi Lê Minh Bảo Bảo 11/08/2022
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF