YOMEDIA
NONE

Khi viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm cần thực hiện những bước nào?

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • Bước 1: Chuẩn bị viết

    Xác định đề tài: Với đề bài nêu trên, bạn cần chọn một thói quen hay quan niệm của một đối tượng cụ thể nào đó trong đời sống để trình bày ý kiến thuyết phục họ từ bỏ.

    Chẳng hạn, bạn có thể chọn các thói quen:

    + Ăn quà vặt không đúng lúc, đúng chỗ.

    + Cười nói to hoặc gây tiếng ồn nơi công cộng.

    + Xả rác, chất thải không đúng nơi quy định.

    + Đến lớp học hay đi họp muộn so với giờ quy định.

    + Không học bài làm bài cũ ở nhà, đến lớp mới tìm cách học qua loa, đối phó.

    + …

    Hoặc một số quan niệm sai lệch, phiến diện:

    + Chỉ có không gian ảo trên mạng mới đem lại cho mỗi người tri thức, tự do, hứng thú nhiều nhất.

    + Xem văn chương là phù phiếm.

    + Đề cao quá đáng cái tôi cá nhân.

    + Cần ăn mặc khác người để tỏ ra sành điệu.

    +…

    Xác định mục đích viết, đối tượng người đọc:

    Bạn cần trả lời các câu hỏi dưới đây nhằm lựa chọn nội dung và cách viết phù hợp:

    - Việc viết văn bản này nhằm mục đích gì?

    - Ai sẽ là người đọc văn bản?

    Thu thập tư liệu: Tư liệu liên quan đến thói quen có hại hay quan niệm tiêu cực trong đời sống có thể thu thập từ những nguồn khác nhau, bao gồm tài liệu thực tế và tài liệu lưu trữ. Có thể thu thập từ truyền thông và từ những quan sát, trải nghiệm đời sống của chính bạn; nên ưu tiên thu thập tư liệu liên quan đến tác hại hay mặt trái của thói quen hoặc quan niệm mà mình muốn bác bỏ

    Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý

    Tìm ý:

    + Xác định hướng nghị luận về vấn đề: chẳng hạn bạn sẽ tập trung khẳng định hay bác bỏ hay kết hợp khẳng định với bác bỏ nghị luận về vấn đề.

    + Ghi lại bất cứ ý tưởng nào nảy sinh trong đầu trong quá trình thu thập tài liệu và tìm ý cho bài viết.

    + Phác họa một số luận điểm chính, rồi tìm lí lẽ, bằng chứng cho các luận điểm ấy.

    Lập dàn ý: Bạn sắp xếp nội dung các phần mở bài, thân bài, kết bài; các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong thân bài.

    Riêng với phần thân bài, bạn cần chi tiết hóa các luận điểm, định hướng lí lẽ và bằng chứng. Ví dụ, với đề bài “Viết bài luận thuyết phục bạn từ bỏ thói quen lạm dụng điện thoại di động” như tham khảo ngữ liệu trên đây, bạn cần nêu rõ tên các luận điểm, định hướng lí lẽ, bằng chứng trong dàn ý nhằm chỉ ra tác hại của thói quen, lợi ích của việc từ bỏ thói quen, gợi ý về giải pháp thực hiện. Dàn ý của phần thân bài, theo đó, gồm các luận điểm chính:

    1. Thói quen lạm dụng điện thoại di động và tác hại.

    (Luận điểm thứ nhất: Lí lẽ và bằng chứng )

    2. Ích lợi của việc từ bỏ thói quen lạm dụng điện thoại di động.

    (Luận điểm thứ hai: Lí lẽ và bằng chứng )

    3. Giải pháp khả thi đối với việc từ bỏ thói quen lạm dụng điện thoại di động.

    (Luận điểm thứ hai: Lí lẽ và bằng chứng )

    Một ví dụ khác: Nếu cần thuyết phục người khác từ bỏ quan niệm cho rằng: ngày nay, chỉ có không gian ảo trên mạng mới đem lại cho mỗi người tri thức, tự do, hứng thú, có thể lập ý cho phần thân bài như sau:

    1. Không gian ảo trên mạng thực ra chỉ là một trong nhiều nguồn đem lại cho mỗi người tri thức.

    (Luận điểm thứ nhất: Lí lẽ và bằng chứng )

    2. Không gian ảo trên mạng cũng có các kiểu luật lệ riêng, nếu vi phạm có thể đồng nghĩa với phạm pháp và chuốc lấy hậu quả khôn lường.

    (Luận điểm thứ nhất: Lí lẽ và bằng chứng )

    3. Không gian ảo trên mạng có thể mang lại cho người dùng một số hứng thú nhưng cũng có thể để lại nhiều tác hại.

    (Luận điểm thứ nhất: Lí lẽ và bằng chứng )

    Bước 3: Viết bài

    - Bố cục bài luận gồm 3 phần:

    + Mở bài: nêu thói quen hay quan niệm cần thuyết phục người khác từ bỏ; lí do hay mục đích viết bài luận.

    + Thân bài: lần lượt đưa ra ít nhất hai luận điểm (lí lẽ, bằng chứng) làm rõ mặt trái và tác hại của thói quen hay quan niệm; nêu lợi ích/giải pháp khắc phục, từ bỏ thói quen hay quan niệm.

    + Kết bài: khẳng định lại ý nghĩa, lợi ích của việc từ bỏ thói quen/quan niệm; thể hiện niềm tin vào sự cố gắng và thành công của người thực hiện.

    Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa

    - Sau khi viết xong, em đọc lại bài viết và tự đánh giá.

      bởi minh vương 29/08/2022
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON