YOMEDIA
NONE

Hai câu thơ cuối cho thấy tấm lòng của Nguyễn Trãi đôi với người dân thế nào

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • - Hai câu kết diễn tả khát vọng, mong mỏi da diết của Nguyễn Trãi về cuộc sống thanh bình, hạnh phúc của nhân dân. Nhà thơ mong mỏi có khúc đàn Nam Phong của vua Thuấn. Mỗi khi khúc đàn ấy gảy lên thì mưa thuận gió hòa, nhân dân làm ăn sung sướng no đủ.

    - Lấy chuyện xưa để nói hiện tại, cho thấy tấm lòng yêu nước, thương dân của Nguyễn Trãi. Đó là tấm lòng yêu nước thương dân đến trọn đời.

    - Đồng thời câu thơ cũng có nghĩa: Nếu có đàn Ngu (đàn của vua Nghiêu) sẽ gảy lên một khúc nhạc - ca ngợi cuộc sông thái bình, nhân dân giàu đủ khắp bốn phương. Đây là lòi ngợi ca sự hưng thịnh của triều đại, nhưng đồng thời cũng là lời nhắc nhở các bậc quân vương luôn quan tâm đến nhân dân.

    - Nhà thơ thể hiện niềm vui, sự ngợi ca, nhưng đồng thòi cũng là niềm mong ước cho đất nước thái bình, lời khuyên các vị vua noi gương Nghiêu, Thuấn “rủ lòng thương yêu và chầm sóc muôn dân, khiến cho chỗ thôn cùng xóm vắng không có tiếng hờn giận oán cừu” (lời trong một bản tấu của Nguyễn Trãi). Đó cũng chính là tư tưởng “lấy dân làm gốc của ông: “Làm lật thuyền mới biết sức dân như nước”. Tư tưởng đó bắt nguồn từ lời dạy của Khổng Tử: “Dân vi bản, xã tắc vi quy, quân vi khinh (Dân là gốc, xã tắc là quý, vua là nhẹ).

      bởi hai trieu 28/02/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON