YOMEDIA
NONE

Giới thiệu một loại hình âm nhạc dân tộc ca trù.

Giới thiệu một loại hình âm nhạc dân tộc ca trù.

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • Xuất hiện vào đầu thế kỷ XVI, ca trù là một trong những loại hình âm nhạc truyền thống của Việt Nam. Trải qua những biến cố thăng trầm lịch sử, có lúc tưởng chừng như không thể tồn tại được, nhưng với những đặc trưng về loại hình nghệ thuật độc đáo, sự phối hợp tuyệt vời giữa ca từ và giọng hát hòa cùng các nhạc khí: phách, đàn đáy, trống chầu... cho tới ngày nay, ca trù đã khẳng định được vị trí quan trọng không chỉ ở Việt Nam mà rộng ra toàn thế giới. Đấy là môn nghệ thuật dân gian đang được Việt Nam đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại.

    Tùy từng địa phương, từng thời điểm mà hát ca trù còn gọi là hát ả đào, hát cô đầu, hay hát nhà tơ... Sự tồn tại của ca trù luôn gắn liền với các đào nương và được quyết định bởi các đào nương. Bởi không ai khác, các đào nương chính là người lưu truyền và thể hiện những cái hay, cái đẹp, cái độc đáo của ca trù, giúp ca trù tồn tại cho đến ngày nay. “Không có đào nương bất thành ca trù, khi nói đến ca trù không thể không nói tới đào nương”. Tiêu chuẩn của một đào nương không chỉ là giọng hát, năng khiếu âm nhạc (thẩm âm, gõ phách) mà còn là tri thức âm nhạc và văn thơ, lòng đam mê và sự kiên trì.

    Tổ chức của ca trù rất chặt chẽ thành, thường gọi là phường hoặc giáo phường, do trùm phường và quản giáp cai quản. Tổ chức ca trù có nhiều quy định: quy định về sự truyền nghề, cách học đàn học hát, quy định về việc chọn đào nương đi hát thi (ngoài tài năng và sắc diện cần phải có đức hạnh tốt). Các cuộc Hát thi và phát giải được tổ chức rành rẽ, các lễ hội được cử hành rất nghiêm chỉnh.

    Ca trù lúc khởi thủy cũng như trong một thời gian khá dài là một bộ môn nghệ thuật tổng hợp, bao gồm nhạc, thơ, múa và trò diễn. Chính vì vậy nét độc đáo của ca trù chính là sự phối hợp đa dạng, tinh vi, nhuần nhuyễn giữa thơ cạ, nhạc và cả vũ đạo.

    Ca trù cũng là một loại nhạc thính phòng như ca Huế miền Trung, ca Tài tử miền Nam. Nhưng nếu ca Huế miền Trung, ca Tài tử miền Nam bài ca có những nét nhạc cố định, nếu đặt lời mới cũng phải tuân theo nét nhạc đó thì ca trù giai điệu không cố định mà tùy theo thanh giọng của lời thơ, vì vậy mà trong các bài Gửi thư, Hát ru, Bắc phản, Mưỡu... có những giai điệu khác nhau, cùng một thể hát nói nhưng có rất nhiều bài. Mỗi loại thơ đều có nét nhạc và tiết tấu đặc biệt tạo ra nhiều thể trong ca trù.

    Một nét đặc biệt nữa của ca trù là thanh nhạc và khí nhạc đi song song với nhau và mỗi loại đều có nét đặc thù về thanh nhạc, ngoài hát tuồng có những kỹ thuật phong phú và độc đáo còn các bộ môn ca nhạc cổ truyền khác đều không có kỹ thuật thanh nhạc phức tạp, tinh vi như ca trù. Thể hiện rõ nhất là khi đào nương cất tiếng hát, kỹ thuật hát rất điêu luyện, không cần há to miệng, không đẩy mạnh hơi từ buồng phổi mà ém hơi trong cổ, ậm ừ mà lời ca vẫn rõ ràng, tròn vành rõ chữ. Hát trong cửa đình không cần ngân nga. Hát chơi có cách đổ hột, đổ con kiến làm cho tiếng hát thêm duyên, có khi như tiếng nức nở, thở than quyện vào lòng người. Khí nhạc trong ca trù rất đặc biệt, gồm: cỗ phách, đàn đáy, và trống chầu, cỗ phách chỉ là một thanh tre hay một mảnh gỗ gọi là bàn phách và hai chiếc dùi gỗ là phách cái và phách con. Gõ hai đùi vào cỗ phách tạo nên tiếng trầm tiếng bổng, tiếng mạnh, tiếng nhẹ, tiếng thấp, tiếng cao, tiếng trong, tiếng đục, tiếng dương, tiếng âm...Người biểu diễn cũng hết sức nhịp nhàng, tay cầm phách cái, phách con, tay đưa lên cao, tay đưa xuống thấp uyển chuyển như múa.

    Ca trù không thể thiếu đàn đáy và trống chầu. Đó là cây đàn có thùng đàn hình chữ nhật hay hình thang, mặt đàn bằng cây ngô đồng, có mặt mà không có đáy, cầu rất dài, gắn 10 hay 11 phím bằng tre rất cao, phím đầu ở ngay giữa bề dài của dây đàn. Đàn mắc 3 dây tơ, có cách nhấn khác thường, tiếng vè, tiếng vẩy, tiếng lia, lúc chân phương khi dìu dặt, dễ đi vào lòng người. Trống chầu trong ca trù cũng khác với trống chầu trong Tuồng, Hát bội...cả ở kích thước lẫn cách đánh. Kích thước và hình thức của trống chầu rất gần với trống đế của chèo nhưng cách đánh và chức năng hoàn toàn khác. Dùi trống không gọi là “dùi” mà gọi là “roi chầu”. Roi chầu bằng gỗ, dài hơn dùi trống khách. Người gõ trống chầu được gọi là quan viên, phải là người sành về ca trù phải là người am hiểu thấu đáo âm luật ca trù mới có thể cầm roi được. Người đánh trống ít nhất phải biết 5 phép trống dục, 6 phép trống chầu và nhiều cách biến hóa khác nữa. Khi đã cùng hòa trong một canh hát thì tiếng trống sẽ trở thành nhạc cụ thứ ba sau phách và đàn nhằm tôn vinh tiếng hát với lời thơ. Tất cả trở thành một bản hòa tấu vô cùng phong phú của nhiều âm sắc, nhiều tính năng và luôn có sự thay đổi, biến hóa không ngừng.

    Nghệ nhân nổi tiếng Quách Thị Hồ đã tham gia vào việc thực hiện đĩa hát Ca trù và Quan họ do Unesco phát hành. Đĩa hát này đã được Unesco gửi tặng rộng rãi tới nhiều trường Đại học và Nhà Văn hoá của các nước trên thế giới.

    Năm 1985, Ca trù là 1 trong 9 tiết mục được tuyển lựa vào Diễn đàn âm nhạc châu á do Unesco tổ chức tại Bình Nhưỡng, Triều Tiên.

    Ngoài ra, ca trù còn được nhiều nhạc sĩ, nhạc học gia nước ngoài theo học, tìm hiểu, nghiên cứu.

    Ca trù của Việt Nam được đánh giá là một loại hình nghệ thuật đạt đến sự quyến rũ, thanh tao và độc đáo. Những đặc trưng riêng biệt của nó đã tạo nên sự độc nhất vô nhị không có ở bất kỳ loại hình nghệ thuật nào. Ca trù rất xứng đáng được Unesco công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại trong tương lai.

      bởi thanh hằng 27/12/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON