Em hãy giải thích câu tục ngữ: “Mãnh hổ nan địch quần hồ”.
Em hãy giải thích câu tục ngữ: “Mãnh hổ nan địch quần hồ”.
Trả lời (1)
-
Việt Nam ta là một đất nước không lớn, nhưng chúng ta phải tự hào rằng đã hiên ngang bất khuất đánh bại bao kẻ thù hung hãn, cất cao đầu hát bài ca độc lập tự do. Kho tàng kinh nghiệm của cha ông ta còn lưu truyền câu tục ngữ: “Mãnh hổ nan địch quần hồ”
Vậy sau đây chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa về câu tục ngữ này.
Mãnh hổ là con hổ to lớn, có sức mạnh. Hồ là con vật nhỏ bé yếu ớt. Một con hổ dù có sức mạnh đến đâu cũng không chống nổi một bầy hồ nhỏ bé. Đó là nghĩa đen mà câu tục ngữ muốn nhắc đến. Tuy nhiên nếu hiểu sâu xa hơn thì đây là bài học về tinh thần đoàn kết mà cha ông ta muốn đúc kết qua câu tục ngữ “Mãnh hổ nan địch quần hồ”.
Dân tộc Việt Nam ta trải qua biết bao nhiêu chiến tranh xâm lược của các quốc gia hùng mạnh hơn ta rất nhiều lần: Mông cổ, Trung Quốc, Pháp, Mỹ. Để chiến thắng kẻ thù, chúng ta chỉ có một sức mạnh duy nhất là tinh thần đoàn kết dân tộc, quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Tinh thần đoàn kết ấy trở thành sức mạnh, thành truyền thống của dân tộc Việt Nam. Chúng ta đoàn kết từ trong gia đình, trong làng xóm, trong xã hội và đoàn kết trong cả quốc gia.
Chúng ta sống tập thể, chia ngọt sẻ bùi “tôi lửa tắt đèn có nhau”, “lá lành đùm lá rách”. Trong lao động, họ đoàn kết để tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao. Trong chiến tranh, đoàn kết để đánh đuổi kẻ thù làm nên những kỳ tích vẻ vang: Chiến thắng của Hai Bà Trưng ở vùng đất Mê Linh, Ngô Quyền ở sông Bạch Đằng, chiến thắng Điện Biên Phủ, hay đại thắng mùa Xuân năm 1975 là những chứng minh hùng hồn về tinh thần đoàn kết của nhân dân con Hồng cháu Lạc.
Tinh thần đoàn kết đã giúp dân tộc ta vượt qua mọi khó khăn gian khổ, không trở ngại nào có thể cản bước tiến của nhân dân ta. Thực vậy, lịch sử đã chứng minh rằng khi bị xâm lược của các cường quốc, nhân dân ta đã đoàn kết lại để tiêu diệt kẻ thù dù phải hy sinh bản thân mình. Những cuộc biểu tình của sinh viên, học sinh phản đối chiến tranh của quân đội Mỹ ở miền Nam Việt Nam đã thể hiện khối đoàn kết của những người trí thức trẻ trong thời loạn li. Dù cho Trần Văn ơn, Quách Thị Trang có hy sinh thì tinh thần đoàn kết trong sinh viên học sinh cũng không bị thiêu hủy mà còn là ngọn lửa thổi bùng lên tinh thần dân tộc.
Tóm lại, “Mãnh hổ nan địch quần hồ” là bài học tốt của ông cha ta về tinh thần đoàn kết cũng vừa là lời cảnh tỉnh những kẻ ỷ mạnh hiếp yếu. Hiểu rõ ý nghĩa câu tục ngữ, chúng ta phải vận dụng tốt vào trong thực tế lao động sản xuất, học tập phát huy tính ưu việt của sức mạnh tập thể, sức mạnh đoàn kết.
bởi thu trang 27/12/2019Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
từ thân phận người phụ nữa trong bài thơ ''tự tình 3''của Hồ Xuân Hương anh chị hãy viết một bài văn theo chủ đề VƯỢT LÊN SỐ PHẬN .
mọi người giúp em với ạ
25/11/2022 | 0 Trả lời
-
Đề tài nghiên cứu văn học nhân gian
28/11/2022 | 0 Trả lời
-
chi tiết kì ảo bài sự tích cây lúa và tác dụng
29/11/2022 | 0 Trả lời
-
Nhân vật "tôi" đã thể hiện tình cảm, cảm xúc gì trong bài thơ? Tình cảm, cảm xúc đó được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Bạn có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ, ngắt nhịp, gieo vần và tác dụng của chúng trong bài thơ?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Hình ảnh người mẹ hiện lên như thế nào trong tâm tưởng nhân vật "tôi"?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì? Cảm hứng đó thể hiện giá trị đạo đức truyền thống nào của người Việt Nam?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của bài thơ Nắng mới – Lưu Trọng Lư
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Xác định nội dung của bài thơ Nắng mới – Lưu Trọng Lư
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu:
“Nét cười đen nhánh sau tay áo
Trong ánh trưa hè, trước giậu thưa.”
(Nắng mới – Lưu Trọng Lư)
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Viết đoạn văn (5 đến 7 dòng), thể hiện suy nghĩ của anh/ chị về vai trò của tình mẫu tử trong đời sống mỗi con người
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu: Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội? Tác dụng của biện pháp đó?
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Kỉ niệm riêng của Lưu Trọng Lư gợi trong anh/chị xúc cảm gì về một người thân yêu nhất của mình?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Nhận xét của em về mối quan hệ giữa "nắng mới" và "me tôi" trong bài thơ?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Trong bốn văn bản đã đọc của bài học này, văn bản nào gợi cho bạn nhiều cảm xúc nhất? Vì sao?
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Sau khi học xong bài học này, bạn thu nhận thêm được điều gì mới về những kĩ năng?
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Kỉ niệm có giá trị gì đối với cuộc sống của chúng ta?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Khi bước vào khu vườn có ngôi nhà của bà, điều gì đã khiến Thanh cảm thấy nghẹn họng, mừng rỡ, bình yên, thư thái, dịu ngọt...? Điều đó cho thấy sự khác biệt thế nào giữa không gian bên trong và bên ngoài khu vườn trong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Tìm một vài hình ảnh trong văn bản thể hiện sự đan xen giữa quá khứ và hiện tại trong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam. Ý nghĩa của sự đan xen đó là gì?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Những kỉ niệm tuổi thơ nào đã trở về với Thanh khi anh về thăm bà trong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam? Những kỉ niệm ấy gợi lên trong Thanh cảm xúc gì? Qua đó, bạn cảm nhận như thế nào về nhân vật này?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Bạn cảm nhận như thế nào về tình cảm giữa Thanh và Nga trong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam? Dựa vào đâu mà bạn có thể cảm nhận như vậy?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Bạn hiểu thế nào về câu nói đi để trở về sau khi đọc xong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích tâm trạng nhân vật Thanh ở đoạn văn cuối của phần kết truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Liệt kê các dòng thơ trực tiếp bộc lộ tình cảm, cảm xúc của tác giả và nêu tác dụng của chúng. Xác định chủ thể trữ tình và cảm hứng chủ đạo của bài thơ Tây Tiến - Quang Dũng
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
LÀm bản báo cáo : Nghiên cứu hình tượng người phụ nữ trong chùm thơ ‘tự tình’ của hồ xuân hương
30/11/2022 | 0 Trả lời