YOMEDIA
NONE

Đại thi hào Nguyễn Du đã từng tâm sự: Thôn ca sơ học tang ma ngữ (Học được tiếng nói của người trồng dâu, trồng gai).

Đại thi hào Nguyễn Du đã từng tâm sự: Thôn ca sơ học tang ma ngữ (Học được tiếng nói của người trồng dâu, trồng gai).

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • Trong một nhận định của mình, nhà nghiên cứu văn học Đỗ Bình Trị có kết luận: “nhà văn học văn từ truyện cổ tích, nhà thơ học thơ từ ca dao”. Không phải đến thời hiện đại, nguyên lí văn học dân gian mới có sức ảnh hưởng đến văn học viết mới được thừa nhận. Ngay từ trung đại, Nguyễn Du đã tâm sự: Thôn ca sơ học tang ma ngữ (Học được tiếng nói của người trồng dâu, trồng gai).

    Theo Nguyễn Du, người trồng dâu, trồng gai kia chính là những người bình dân, những người lao động nghèo. Nhưng tiếng nói của họ có gì đáng chú ý mà khiến người khác phải học? Thực chất, Nguyễn Du rất đề cao sự thô mộc, dân dã trong lời nói người lao động. Mỗi câu nói ra, mỗi từ được sử dụng đều cho thấy họ tâm hồn trong trẻo, hồn nhiên của họ. Học tiếng nói của người trồng dâu, trồng gai tức là tiếp thu những cái hay, cái đẹp trong lời nói, cách nói của người bình dân lao động, từ các tác giả của văn học dân gian. Nguyễn Du có ý nhấn mạnh sức ảnh hưởng của văn học dân gian đối với văn học viết cũng như sự chủ động tiếp nhận, học hỏi của các nhà thơ, nhà văn trước những tinh hoa của nghệ thuật ngôn từ trong dân gian.

    Có thể thấy, thời trung đại, Nguyễn Trãi là sớm đưa tục ngữ vào sáng tác văn học hơn cả. Và đến Nguyễn Du, dấu ấn của văn học dân gian trong các sáng tác của ông càng đậm nét. Nguyễn Du viết Truyện Kiều bằng thể thơ lục bát uyển chuyển trong ca dao. Hơn ba nghìn câu Kiều cũng là hơn ba nghìn câu thơ lục bát. Chính thể loại này đã tạo điều kiện cho thi nhân kể lại câu chuyện của mình một cách truyền cảm hơn bất cứ thể loại nào khác.

    Không chỉ có vậy, Nguyễn Du đã vận dụng hàng loạt các tục ngữ, thành ngữ một cách linh hoạt, tài tình:

    Lo gì việc ấy mà lo,

    Kiến trong miệng chén có bò đi đâu.

    Thành ngữ kiến bò miệng chén trong dân gian được diễn đạt lại khiến người đọc tiếp nhận vấn đề nhà thơ muốn nói một cách dễ dàng hơn.

    Kết thúc Trao duyên, Nguyễn Du viết:

    Dạ đài cách mặt khuất lời,

    Rưới xin chén nước cho người thác oan.

    Bây giờ trâm gãy gương tan,

    Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân!

    Trăm nghìn gửi lạy tình quân,

    Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi!

    Phận sao phận bạc như vôi!

    Đã dành nước chảy hoa trôi lỡ làng.

    Bốn cặp câu lục bát, dường như câu nào cũng chứa đựng một thành ngữ: cách mặt khuất lời, trâm gãy gương tan, bạc như vôi, nước chảy hoa trôi. Các thành ngữ này không khiến lời thơ Nguyễn Du nghèo nàn đi mà ngược lại chúng mang lại cho đoạn thơ vẻ đẹp của sự linh hoạt, giản dị. Các thành ngữ đó hợp lại cùng khắc họa một cách sâu sắc, chân thực về thân phận đáng thương của Thuý Kiều. Cuộc đời, số phận đầy oan trái của Thuý Kiều không cần Nguyễn Du miêu tả dài dòng mà vẫn tự nhiên thấu nhập vào tâm hồn người đọc, và dễ dàng nhận được sự được chia sẻ, đồng cảm trong người đọc.

    Hay trong Nỗi thương mình, để thể hiện ý thức về thân phận và nhân cách của Thuý Kiều, lại một lần nữa Nguyễn Du mượn rất nhiều thành ngữ trong văn học dân gian để đan dệt nên lời thơ của mình:

    - Biết bao bướm lả ong lơi

    - Mặt sao dày gió dạn sương

    Thân sao bướm chán ong chường bấy thân

    Các thành ngữ chéo: bướm lả ong lơi, dày gió dạn sương, bướm chán ong chường cùng tập trung thể hiện cảnh ngộ trớ trêu cũng như thân phận, cuộc đời đáng thương của người con gái hồng nhan bạc mệnh. Cũng từ các cách diễn đạt đó, người đọc còn có thể cảm nhận được vẻ đẹp trong tâm hồn, nhân cách Thuý Kiều. Ở chốn lầu xanh, tuy thân xác bị đày đọa khôn cùng nhưng Kiều vẫn ý thức rất rõ về bản thân mình. Còn cảm nhận được nỗi đớn đau, chán chường của cuộc đời, của số phận tức là còn ý thức rất rõ về cuộc đời, số phận đó.

    Từ văn học dân gian, Nguyễn Du đã sáng tạo nên những câu thơ vừa giàu hình ảnh, vừa thấm đượm tấm lòng yêu thương đối với các nhân vật. Sự am hiểu ngôn ngữ văn học dân tộc, tinh thần học tập tự giác và tình yêu tiếng Việt sâu sắc chính là các động lực đưa đến tinh thần học hỏi tích cực của Nguyễn Du. Thể thơ lục bát và những câu thành ngữ trong văn học dân gian khiến lời thơ tác giả thêm mượt mà, mềm mại và dễ dàng đi vào lòng người hơn khi nào hết. Truyện Kiều nhờ đó có sức sống mãnh liệt trong lòng người đọc bao thế hệ.

      bởi thu hảo 27/12/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON