YOMEDIA
NONE

Chứng minh đoạn thơ Đau đớn thay, phận đàn bà...

Trong "Truyện Kiều", Nguyễn Du có viết:

                             "Đau đớn thay, phận đàn bà,

                         Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung."

Bằng hiểu biết của em về Truyện Kiều, hãy chứng minh.

 

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (2)

  • Mình lấy các bài dẫn chứng trong THCS như truyện kiều, bánh trôi nước, v.v xong liên hệ thực tế hiện nay
      bởi Thùy Trang 10/08/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Nguyễn Du (1765 – 1820) là nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX. Ông đã được công nhận là Danh nhân văn hóa thế giới. Tuy xuất thân từ tầng lớp quan lại phong kiến nhưng cuộc đời Nguyễn Du lại phải trải qua nhiều lưu lạc, đau khổ. Vì vậy, ông thông cảm với nhân dân, đặc biệt là với số phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến suy tàn, thối nát. Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã mượn lời Thúy Kiều, một cô gái tài hoa bạc mệnh để khái quát chung về số phận bi thảm của người phụ nữ:

                  Đau đớn thay phận đàn bà,

              Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.

    Câu thơ xót xa, ai oán như một lời than phẫn uất trước định mệnh cực kì vô lí, bất công đối với phụ nữ. Tiếc thay, trong xã hội phong kiến, bạc mệnh đã trở thành số phận chung của bao kẻ hồng nhan.

    Bạc mệnh là số phận mỏng manh, bạc bẽo, nói rộng ra là cuộc đời gặp nhiều tai ương, buồn khổ. Người bạc mệnh có kiếp sống long đong, lận đận hoặc chết yểu một cách thảm thương.

    Nguyễn Du tan nát cả cõi lòng khi hạ bút viết những câu thơ như có nước mắt rơi, máu chảy. Đằng sau lời than thống thiết ấy là một hiện thực cay đắng, phũ phàng: xã hội phong kiến bất công chà đạp tàn bạo lên nhân phẩm người phụ nữ.

    Trong xã hội trọng nam khinh nữ ấy, người phụ nữ bị tước đoạt mọi quyền lợi chính đáng. Họ bị biến thành nô lệ của những ràng buộc nghiệt ngã từ phía lễ giáo phong kiến và những quan niệm lạc hậu như tam tòng, thủ tiết, nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô, nữ nhân ngoại tộc… số phận họ hoàn toàn phụ thuộc vào tay kẻ khác. Thậm chí, họ còn bị coi như hàng hóa, dùng để bán mua, đổi chác. Bài thơ Bánh trôi nước của Hổ Xuân Hương, Truyện Kiều của Nguyễn Du đã thể hiện thật sinh động những thân phận đau thương ấy.

      bởi Nguyễn T Thanh Ngọc 14/08/2019
    Like (1) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON