Cảm nghĩ của anh chị về nhân vật Tô Hiến Thành qua bài Thái phó Tô Hiến Thành trích Đại việt sử lược.
Cảm nghĩ của anh chị về nhân vật Tô Hiến Thành qua bài Thái phó Tô Hiến Thành trích Đại việt sử lược.
Trả lời (1)
-
Lịch sử nước ta gắn liền với những vị anh hùng hào kiệt, họ hi sinh bản thân để bảo vệ đất nước khỏi ách đô hộ ngoại xâm, thực dân, phong kiến, đế quốc,.. họ là những người tài trí hơn người, dũng cảm, chí công vô tư, không ngại gian khổ.. Ở vào lịch sử Đại Việt ta có các vị anh hùng như Nguyễn Huệ, Trần Quốc Tuấn, Trần Thủ Độ,.. trong đó có thái phó Tô Hiến Thành. Nhân vật lịch sử này được thể hiện rõ trong cuốn “Đại Việt sử lược”. Đại Việt sử lược hiện nay chưa rõ tác giả nhưng giá trị của nó không hề bị suy giảm mà vẫn được bảo tồn rất kĩ càng qua các thế hệ. Đoạn trích “ Thái phó Tô Hiến Thành” được trích ra trong cuốn “Đại Việt sử lược” do một sử gia sống vào khoảng nửa cuối thế kỷ XIV biên soạn. Đoạn trích nói về Thái phó Tô Hiến Thành với những lời ca ngợi tốt đẹp nhất, là một trung thần nghĩa sĩ, quyết đoán, không có gì có thể hay chuyển được.
Tô Hiến Thành là trụ cột của triều đình thời vua Lý Anh Tông, đã từng giữ chức tể tướng, Thái phó được vua tin tưởng trước khi vua băng hà đã ủy thác cho ông giữ quyền nhiếp chính phò ấu chúa Lý Cao Tông, lúc ấy mới được hơn 2 tuổi. Do vua còn rất nhỏ được coi như là ấu chúa lên ngôi như vậy sẽ gặp rất nhiều khó khăn và nguy hiểm nếu không có được người hỗ trợ giỏi sẽ bị lật đổ cướp ngôi. Vua trước khi băng hà đã để lại di chúc giao mọi việc phò Long Cán (Lý Cao Tông) lên ngôi cho Thái phó Tô Hiến Thành cho nên việc thực hiện đúng như di chúc là do Thái phó quyết định. Trong khi đó Đỗ Thái hậu là vợ vua Lý Anh Tông, là mẹ của Hoàng tử Long Xưởng và Long Cán. Long Xưởng là con trưởng nhưng tuy nhiên lại phạm phải tội gian nhân với các cung tần mỹ nữ đã bị cha là vua Lý Anh Tông “phế làm thứ dân và bắt giam”. Nhưng Đỗ Thái hậu lại muốn đưa Long Xưởng lên làm vua và phế bỏ Long Cán. Đỗ Thái hậu đã tìm đủ mọi cách để mua chuộc Thái phó nghe theo lời mình.
Ở lần đầu tiên, nhân cơ hội Tô Hiến Thành đi vắng bà đã đem vàng lụa ngọc tới nhà để mua chuộc vợ của ông là Lã Thị. Nhưng ông đã giải quyết bằng cách khéo léo giảng giải cho vợ mình để bà không nhận và ông kiên quyết từ chối. Với Tô Hiến Thành thì việc “nhận lời cố thác của Tiên Vương để phò ấu chúa” là nghĩa vụ thiêng liêng của bề tôi. Quan tể tướng “không thể nhận đồ hối lộ của người khác mà mưu phế lập”. Lương tâm và trọng trách đã được giao không cho phép làm điều trái với đạo lí và phép nước vì “biết lấy lời nào để trả lời Tiên Vương dưới suối vàng”. Từ đó cho thấy ông là một vị thần trung thành với vua dốc lòng vì đất nước, phẩm chất của ông chính là lòng trung thành không bao giờ mua được dù có bao nhiêu ngọc ngà của Thái Hậu thì ông cũng sẽ vẫn làm theo di chúc vua ban.
Tuy nhiên, dã tâm của Thái hậu không dừng lại ở đó bà quyết định tiếp tục cho mời Thái phó đến để khuyên bảo về lẽ thiệt hơn. Thái hậu nói “tuổi ông đã xế chiều nếu cứ đem lòng mà tận trung với ấu chúa thì việc làm của ông ai người biết đến?”. Bà tiếp dùng bao lời lẽ khuyên bảo để mua chuộc thành công Thái phó “lập vua đã trưởng thành thì sẽ được ban ơn đức, giữ phú quý lâu đời, há chẳng nén ư?”.
Nhưng Thái phó Tô Hiến Thành đã một mực từ chối, ông thẳng thắn và khẳng khái đáp: “Bất nghĩa mà được phú quý, đó không phải là điều người trung thần nghĩa sĩ vui làm. Huống chi lời Tiên Vương còn ở bên tai. Đối với công luận sẽ như thế nào? Thần không dám vâng lời”. Chỉ bằng lời nói ấy, đã cho thấy Thái phó là một bậc trung thần, không hám danh lợi, coi danh lợi như một hạt cát nhỏ. Tuy rằng ông một mực từ chối nhưng ông rất khéo léo, ông từ chối Thái hậu một cách lịch sự “thần không dám vâng lời”, cho ta thấy ông là một vị tướng có tài không chỉ điều binh khiển tướng mà lời lẽ cũng sắc bén, khéo léo nhanh nhạy phải nói là văn võ song toàn. Ngay điệu bộ cử chỉ của ông cũng mang sự khẳng khái dứt khoát “bèn rảo bước ra ngoài”, phẩm chất của bậc trung thần này thật cao quý ngàn lượng vàng không mua chuộc thành công.
Biết rằng có dùng vàng bạc lụa là, lời nói ngon ngọt cũng không thể mua chuộc nổi lòng trung thành của Thái phó, Thái hậu đã hành động để phế Long Càn lập Long Xưởng lên ngôi báu. Thái hậu đã bí mật triệu hồi Long Xưởng (Bảo Quốc Vương) vào cung, nghe tin xong Thái phó nhanh chóng kiên quyết chống lại. Ông triệu hồi các Đô quan chức tả hữu đến để báo. Ông nhắc lại khi Tiên Vương còn sống và di chúc của vua, sau đó răn đe: “các ngài phải tận lòng trung, đem liệt sức mình nghe lời ta. Kê vàng lời ta, được thưởng lâu dài, kẻ trái mệnh ta sẽ bị giết phơi ngoài chợ”… Sau khi nghe tin Long Xưởng lập tức sợ hãi rút lui, kế hoạch của Đỗ Thái hậu thất bại. Mặc dù gian nan nguy khó thế nào ông vẫn giữ lòng tận trung, trung quân ái quốc, thẳng thắn, khẳng khái, quyết không nhận vàng lụa, lời nói ngon ngọt để tạo phản. Thái phó Tô Hiến thành còn là một con người có đức chí công, tuyệt vời. Nhanh chóng khéo léo giải quyết mọi chuyện êm xuôi trong một thời gian ngắn cho thấy là một vị tướng tài trí hơn người, văn võ trọn vẹn.
Một khoảng thời gian không lâu sau đó, Thái phó lâm bệnh ốm nặng, nhưng chỉ có Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ, chăm sóc thuốc thang cho ông tối ngày còn Trần Trung Tá bận bịu tối ngày công việc, không đến thăm và chăm nom ông thường xuyên. Cái hay là nằm ở đoạn kết này. Thái hậu đến thăm ông và hỏi Tô Hiến Thành rằng: “nếu ông có mệnh hệ nào, ai sẽ là người thay ông”. Cứ tưởng rằng người ông chọn sẽ là Vũ Tán Đường người ngày bên hậu cận, chăm bệnh cho ông nhưng ai ngờ rằng câu trả lời của ông: “chỉ có Trung Tá mà thôi”. Thái hậu ngạc nhiên, Tô Hiến Thành nói rõ: “Thái hậu hỏi người thay thần, nên thần nói tới Trung Tá; nếu hỏi người hậu hạ phụng dưỡng thần thì phi Tán Đường còn ai nữa”. Thái hậu gợi nhắc lại cho ông nhớ những ân tình mà Vũ Tán Đường đã làm cho ông, nhưng ông không thay đổi quyết định vẫn giữ nguyên lập trường và thể hiện rõ ràng quan điểm của mình. Qua đó, cho ta thấy được con người thật của Thái phó Tô Hiến Thành là người phân biệt trắng đen rạch ròi, công tư phân minh không để chuyện ơn huệ đánh đổi lấy tài trí, không bị những lời nói ngon ngọt, tiền bạc làm cho bị mờ mắt.
Đỗ Thái hậu khen ông là người có lòng tận trung, nhưng sau đó bà đã không nghe lời ông để Đỗ An Thuận là em trai của mình lên làm tể tướng. Chọn nhầm người nên cơ đồ nhà Lý dần suy tàn chẳng bao lâu sau đó, năm 1225 thì ngôi báu của nhà họ Lý đã rơi vào tay nhà Trần.
Đoạn trích “Thái phó Tô Hiến Thành” viết về một nhân vật lịch sử cách chúng ta khoảng tầm 800 năm, thế mà khi đọc lại ta vẫn cảm nhận được ông là một vị tướng tài giỏi, văn võ song toàn, công tư phân mình, khẳng khái, chính trực, trung quân ái quốc, là một tấm gương sáng để các thế hệ sau noi theo, tiếp bước giữ gìn và bảo vệ đất nước.
Đoạn trích đã thể hiện được nghệ thuật viết sử của những nhà sử học nước ta thời xưa: ngắn gọn, hàm súc, khách quan, chọn chi tiết đặc sắc để thể hiện tính cách, phẩm chất của các nhân vật lịch sử. Khai thác triệt để các hành động điển hình và lời nói tiêu biểu để khắc họa sâu sắc các anh hùng lịch sử. Hình ảnh về Thái phó Tô Hiến Thành thông qua sổ sách mãi sáng ngời, được kể đến với bao ngưỡng mộ và tiếng thơm truyền mãi đến mai sau này. Trong cuốn “Đại Việt sử lược” Thái phó được các nhà sử học như Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên.. và các tác giả sử học khác nhắc đến với những lời ca ngợi nhất.
bởi hà trang 25/12/2019Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
từ thân phận người phụ nữa trong bài thơ ''tự tình 3''của Hồ Xuân Hương anh chị hãy viết một bài văn theo chủ đề VƯỢT LÊN SỐ PHẬN .
mọi người giúp em với ạ
25/11/2022 | 0 Trả lời
-
Đề tài nghiên cứu văn học nhân gian
28/11/2022 | 0 Trả lời
-
chi tiết kì ảo bài sự tích cây lúa và tác dụng
29/11/2022 | 0 Trả lời
-
Nhân vật "tôi" đã thể hiện tình cảm, cảm xúc gì trong bài thơ? Tình cảm, cảm xúc đó được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Bạn có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ, ngắt nhịp, gieo vần và tác dụng của chúng trong bài thơ?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Hình ảnh người mẹ hiện lên như thế nào trong tâm tưởng nhân vật "tôi"?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì? Cảm hứng đó thể hiện giá trị đạo đức truyền thống nào của người Việt Nam?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của bài thơ Nắng mới – Lưu Trọng Lư
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Xác định nội dung của bài thơ Nắng mới – Lưu Trọng Lư
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu:
“Nét cười đen nhánh sau tay áo
Trong ánh trưa hè, trước giậu thưa.”
(Nắng mới – Lưu Trọng Lư)
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Viết đoạn văn (5 đến 7 dòng), thể hiện suy nghĩ của anh/ chị về vai trò của tình mẫu tử trong đời sống mỗi con người
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu: Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội? Tác dụng của biện pháp đó?
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Kỉ niệm riêng của Lưu Trọng Lư gợi trong anh/chị xúc cảm gì về một người thân yêu nhất của mình?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Nhận xét của em về mối quan hệ giữa "nắng mới" và "me tôi" trong bài thơ?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Trong bốn văn bản đã đọc của bài học này, văn bản nào gợi cho bạn nhiều cảm xúc nhất? Vì sao?
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Sau khi học xong bài học này, bạn thu nhận thêm được điều gì mới về những kĩ năng?
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Kỉ niệm có giá trị gì đối với cuộc sống của chúng ta?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Khi bước vào khu vườn có ngôi nhà của bà, điều gì đã khiến Thanh cảm thấy nghẹn họng, mừng rỡ, bình yên, thư thái, dịu ngọt...? Điều đó cho thấy sự khác biệt thế nào giữa không gian bên trong và bên ngoài khu vườn trong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Tìm một vài hình ảnh trong văn bản thể hiện sự đan xen giữa quá khứ và hiện tại trong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam. Ý nghĩa của sự đan xen đó là gì?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Những kỉ niệm tuổi thơ nào đã trở về với Thanh khi anh về thăm bà trong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam? Những kỉ niệm ấy gợi lên trong Thanh cảm xúc gì? Qua đó, bạn cảm nhận như thế nào về nhân vật này?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Bạn cảm nhận như thế nào về tình cảm giữa Thanh và Nga trong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam? Dựa vào đâu mà bạn có thể cảm nhận như vậy?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Bạn hiểu thế nào về câu nói đi để trở về sau khi đọc xong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích tâm trạng nhân vật Thanh ở đoạn văn cuối của phần kết truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Liệt kê các dòng thơ trực tiếp bộc lộ tình cảm, cảm xúc của tác giả và nêu tác dụng của chúng. Xác định chủ thể trữ tình và cảm hứng chủ đạo của bài thơ Tây Tiến - Quang Dũng
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
LÀm bản báo cáo : Nghiên cứu hình tượng người phụ nữ trong chùm thơ ‘tự tình’ của hồ xuân hương
30/11/2022 | 0 Trả lời