YOMEDIA
NONE

Cái chết không phải mất mát lớn nhất trong cuộc đời, sự mất mát lớn nhất là để tâm hồn tàn lụi ngay cả khi còn sống, suy nghĩ của bạn về câu nói trên.

"Cái chết không phải mất mát lớn nhất trong cuộc đời, sự mất mát lớn nhất là để tâm hồn tàn lụi ngay cả khi còn sống" suy nghĩ của bạn về câu nói trên.

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (2)

  • Thời gian vẫn lạnh lùng trôi đi, cuộc đời này là gì? 80 năm? 100 năm? Cuộc sống của con người chỉ là chớp mắt của vũ trụ bao la. Và cái chết, hiển nhiên trở thành một điều thật đáng sợ! Nhưng "Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời, sự mất mát lớn nhất là để tâm hồn tàn lụi ngay cả khi còn sống" (Nooc-man Kusin – Những vòng tay âu yếm)

    Chết là sự chấm dứt cuộc sống, chấm dứt sự tồn tại hữu hình của con người. Còn sống, sống là sự tồn tại sóng đôi giữa hai mặt: cuộc sống vật chất và đời sống tinh thần. Cuộc sống tinh thần đầy đủ là sống có khát vọng, có lý tưởng, biết rung động trước cuộc đời, biết yêu, biết ghét, yêu cái đẹp và ghét cái xấu xa, không để tâm hồn chai sạn, vô cảm. Nếu cuộc sống vật chất là sự phát triển về mặt thể xác, thì cuộc sống tinh thần là sự phát triển của tâm hồn. Nói "Cái chết không phải mất mát lớn nhất trong cuộc đời, sự mất mát lớn nhất là để tâm hồn tàn lụi ngay cả khi còn sống" có nghĩa là: Điểm kết thúc của cuộc đời, cái thời khắc mà con người ra đi mãi mãi không phải là điều mất mát lớn nhất mà chính cách bạn trở nên vô cảm, lạnh lùng mới là mất mát lớn nhất, là điều đáng nuối tiếc nhất ngay cả khi còn sống!

    "Có ba việc nhân loại đều phải trải qua: sinh ra, sống và chết" (Bruyere). Chúng ta được sinh ra bởi một định mệnh cao hơn bất cứ sinh vật nào trên thế giới này, trên một xứ sở mà ánh cầu vồng không bao giờ phai, những vì sao trải dài vô tận như những hòn đảo ngủ say trên đại dương bao là, và là nơi những người lữ khách đi qua để lại những chiếc bóng còn mãi theo năm tháng. Chúng ta sống bằng cả trái tim và khối óc, với cả tâm hồn và trí tuệ. Rồi chúng ta chết đi, tan biến, hoặc trở về với đất mẹ bao la, hoặc dưới hình hài tro cốt mà bay theo ngọn gió. Sống – chết là một quy luật, cái gì được sinh ra rồi cũng sẽ chết đi. Cái chết có mong manh thì con người mới cảm nhận được sự quý giá, nếu cuộc sống cứ kéo dài mãi mãi thì có lẽ con người sẽ ngồi ôm mặt thở dài cho cái sự lê thê, tẻ nhạt, nhàm chán trong vũng ao tù mỏi mệt. Con người càng yêu cuộc sống thì càng e sợ cái chết, nhất là khi họ còn chưa sống hết mình, khi họ còn những điều đáng để nuối tiếc. Tôi sẽ kể bạn nghe câu chuyện có thật về một cô bé người Nhật tên Aya Kitou. Aya đã là một cô bé bình thường cho đến tuổi 15 – cái tuổi mà thanh xuân dường như mới chỉ bắt đầu. 15 tuổi, Aya đã phải mang trong mình căn bệnh quái ác mang tên Thoái hóa tiểu não. Căn bệnh này khiến cơ thể Aya trở nên suy yếu, các cơ trên cơ thể cô gần như trở nên teo cứng, ngay cả việc phát âm đối với Aya cũng ngày càng khó khăn. Nỗi đau thể xác và tinh thần đè nặng lên đôi vai gầy của đứa trẻ mới 15 tuổi thật đớn đau và nghiệt ngã. Aya đã khóc, đã buồn, đã hận và đớn đau đến khôn cùng, cô gần như rơi xuống dưới đáy sâu một chiếc giếng tối tăm, lạnh lẽo. Tưởng chừng như tất cả đều kết thúc, nhưng không, Aya chọn mạnh mẽ đối diện với nỗi đau và mất mát, bằng tất cả niềm tin trong trái tim, cô đã sống hết mình cho đến ngày cuối cùng của tuổi 25, sau 10 năm ròng rã chống chọi với căn bệnh Thoái hóa tiểu não. Vậy đấy, cái chết không con đáng sợ trước những năm tháng tuy ngắn ngủi mà nồng nhiệt, vui tươi. Bởi "Nỗi nỗi sợ cái chết đến từ nỗi sợ cuộc sống, người sống được hết mình luôn sẵn sàng chết bất cứ lúc nào" và sống như câu nói của người Ả Rập "Nếu cho tôi hai cái bánh mì, tôi sẽ bán đi một cái để mua hoa hồng, bởi vì tâm hồn tôi cũng cần ăn uống".

    Cuộc sống mỗi con người là hành trình mê mải của những khát vọng kiếm tìm và chinh phục. Đôi khi người ta quá vật chất hóa mà lún sâu vào những tham vọng do chính mình đề ra. Con người ta bắt đầu sùng bái vật chất mà bỏ đói tâm hồn. Cuộc sống hiện đại với quyền lực vô hình có khả năng chi phối suy nghĩ và hành vi của mỗi chúng ta, tiền tài và vật chất lên ngôi thiêu rụi giá trị phẩm chất và vẻ đẹp nội tâm của mỗi con người. Con người ta không rõ từ bao giờ đã thờ ơ lạnh lùng trước những số phận đớn đau, tủi khổ. Có lẽ cô bé bán diêm đã không chết vì cái làng của đêm đồng mà ra đi mãi mãi bởi sự giá rét của lòng người, bởi sự nhẫn tâm của người cha, bởi sự vô cảm của biết bao kẻ qua đường! Một tâm hồn tàn lụi vừa đáng thương lại vừa đáng trách nhưng lại cần được lên án mạnh mẽ trong xã hội đầy rẫy những tên máu lạnh, những con thú đội lốt người. Mỗi con người đều được sinh ra với nội tâm đẹp đẽ, ngay cả khi vấy bẩn vẫn có thể trở lại trong sạch. Chỉ sợ người ta quá chai sạn và bịt tai với tất cả những lời khuyên hay quá rượt đuổi những tham vọng mà không một lần ngoái đầu nhìn lại xem họ đã thực sự có gì. "Cuộc sống cũng giống như một quyển sách, kẻ ngu dốt sẽ đọc lướt qua thật nhanh còn người khôn ngoan sẽ đọc thật chậm để thấm thía từng chữ vì họ biết họ chỉ có thể đọc duy nhất một lần". Bạn chỉ sống và cống hiến một lần rồi ra đi mãi mãi, như sao băng bùng lên trong một khoảnh khắc thì để mãi mãi biến mất và bóng đêm vô tận, như những bông hoa chỉ nở một lần rồi chết nó nở hết mình rồi héo úa tàn phai. Như ai kia đã từng viết: "Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt / Còn hơn le lói suốt ngàn thu", hãy sống bằng tất cả trái tim, vì bạn sẽ không bao giờ biết, lúc nào mình sẽ phải ra đi.

    Bản thân tôi chưa lần nào để tâm hồn "tàn lụi". Có thể vì với độ tuổi của mình tôi chưa cần bon chen trong xã hội bộn bề những lo toan, những tham vọng về tiền tài và vật chất. Nhưng nhiều hơn vì tôi đã nhận biết được vẻ đẹp tâm hồn của bao người sống cuộc đời chẳng e sợ đến hai từ: "cái chết". Bởi vì tôi biết đến một trái tim đẹp đẽ đến thế nào chấp nhận sự đóng băng của đêm đông giá rét vẽ lên tường một kiệt tác để đổi lấy nhịp đập yếu ớt của trái tim người trẻ, trái tim ấy tuy ngừng đập giữa cái buốt lạnh của mùa đông, của bệnh tật, nhưng lại đập mạnh mẽ hơn bao giờ hết trong hơi ấm của tình người. Không sai, trái tim tôi nhắc đến chính là trái tim của cụ Bơ-men trong tác phẩm Chiếc Lá Cuối Cùng của nhà văn Ô-hen-ri. Cũng bởi vì tôi biết đến Hộ, một người sống cuộc đời thừa, cuộc đời mà tâm hồn lương tri đã chết đi hơn nửa, Hồ sống một cuộc đời như đã chết, sống trong bụi gai đớn đau và tăm tối. Hộ hiện lên thật đáng thương dưới ngòi bút của Nam Cao trong truyện ngắn "Đời Thừa". Có lẽ văn học đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong việc xây dựng nhân cách, suy nghĩ và tư duy. Tuy chưa từng để tâm hồn khô héo, lụi tàn nhưng cũng không ít lần tôi hụt bước, không ít khi cuộc sống tưởng như quay lưng lại với tôi, tôi hoài nghi lo lắng và mất niềm tin vào cuộc sống. Nhưng may mắn hơn những người khác, tôi đủ sức để vực lại tinh thần, sống dậy những cảm xúc. Tôi biết khóc và biết cười, khóc cho những nghiệt ngã và cười hạnh phúc trước những niềm vui. Tôi biết mình phải sống như thế nào, phải hành động ra sao để có một cuộc đời "không hối hận".

    "Sống trong đời sống cần có một tấm lòng… "

    Thời gian vụt trôi như bóng câu lướt qua cửa. Nhanh đến mức, khi ta giật mình ngoái lại, thời gian đã là một quá khứ dần xa. Chỉ một tích tắc, một thoáng dây cũng đủ để ta hối tiếc một đời. "Có những việc ngày mai làm được, cũng có những việc ngày mai không làm được nữa". Hãy sống một cuộc đời tươi đẹp bằng cả tấm lòng, vì CHẾT CHẲNG LÀ GÌ, KHÔNG SỐNG MỚI ĐÁNG SỢ. Bạn của tôi, bạn đang sống như thế nào?

      bởi thu hằng 30/12/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Bài làm tham khảo

    I. Mở Bài

    Cuộc sống con người là hằng số hữu hạn của biến số thời gian. Thời gian thì vô hạn mà đời người thì hữu hạn nhưng “cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là bạn để tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống” Nhận định của Nooc man- Kusin phải chăng đã định hướng cho con người trả lời câu hỏi: ta nên sống như thế nào?

    II. Thân Bài

    Tự ngàn xưa, cái chết đã trở thành nỗi ám ảnh trong tiềm thức con người. Có người cho răng” chết là hết”, là chấm dứt hết thảy mọi liên quan ràng buộc với cuộc đời, là chìm vào thế giới vô cảm vô thức. cái chết được coi như 1 sự mất mát to lớn, J. Archer cho rằng “ chết là trở về với cát bụi” nhưng quan niệm tâm linh của ngưới Á Đông thì “ thác là thể phách, còn là tinh anh”tức là cái mất đi chỉ là phần xác thịt, cái còn lại vẫn là linh hồn.

    Sự sống con người không hoàn toàn mất đi mà chỉ biến đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác, từ vật chất hữu hình sang vật chất siêu thực vô hình. Cái chết là hành trình tất yếu của sự sống, con người cũng như tạo vật, sinh ra với cát bụi rồi lại trở về với cát bụi. Đó là quy luật là định mệnh ko thể cưỡng lại.

    Bởi thế nói như N. Kusin, đó ko phải là sự mất mát lớn, cái mất mát lớn nhất là “để tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống”. Một tâm hồn khô héo, tàn lụi, ráo hoảnh trước ống kính cuộc đời mới là điều đáng sợ nhất.

    Thơ Mới là dấu ấn của những tháng ngày kinh hoàng, là cái tàn úa của những hồn thơ trẻ đng sống, là cái bơ vơ vô định, vô thức, vô cảm, ngập chìm trong “ cái sầu dưới đáy hồn nhân thế”,là nỗi khiếp đảm của “ Điêu tàn”, là cái cuồng dại của “ Thơ điên”. Đó là cái thời kì đầy khổ đau khi chưa tìm ra lí tưởng của những linh hồn vất vưởng “ sốg mòn”, chết mỏi , của những thanh niên trí thức trẻ tuổi với “cái mất mát lớn nhất” của đời người là “ để linh hồn tàn lụi ngay khi còn sống”, sống mà khao khát né tránh:

    Hãy cho tôi một tinh cầu giá lạnh

    Một vì sao trơ trọi cuối trời xa

    Để nơi đó tháng ngày tôi lẩn tránh

    Những ưu phiền, đau khổ với sầu lo.

    Cuộc sống quanh ta cũng tồn tại bao cuộc đời sống tàn úa trong cái gặm nhấm của thời gian. Đó là hiện thân của không ít bạn trẻ hiện nay, sống thừa thãi trong cảnh sung túc xa hoa,cảm thấy mọi thứ đều trở thành chán nản, đâm đầu vào cuộc sống ăn chơi, trụy lạc, sa ngã vào tai tệ nạn xã hội. Có lẽ khi đó, họ cũng ko ý thức được rằng, tâm hồn mình với tất cả những gì nguyên sơ và thánh thiện nhất cũng đang lụi tàn chết héo trong lớp bụi mù của nhịp sống đương đại. Có những bạn học sinh chán nản việc học tập, chuyện gia đinh mà tìm đến cái chết! Điều đó trong những năm trở lại đây ko lấy gì là lạ.

    Rõ ràng, họ ko sợ cái chết, họ sợ cảm giác sống mòn chết mỏi trong cái ao đời phẳng lặng, có lẽ họ chưa tìm ra lí tưởng cho cuộc đời mình, chưa xác định được hướng đi cho tuơng lai mình, với họ ước mơ chỉ là viễn tưởng, không ai muốn và dám thực hiện chúng.

    Nhưng cuộc sống với bao sắc thái đối cực, giữa bao hỗn tạp của cuộc sống xô bồ, vẫn vẳng lên những thanh âm trong trẻo. Có những con người không sợ cái chết, họ dám chết để tìm thấy ý nghĩa trong cuộc đời. Cô bé Xa Diễm- nhân vật chính trong bài báo khiến hơn 1 tỉ người rơi lệ chính là hiện thân của lối sốg cao đẹp đó. Đứa bé 8 tuổi ấy không chỉ tự lo hậu sự cho mình, ko chỉ để lại trong di chúc với những lời nói nghẹn ngào cảm động “Con đã đến trong cuộc đời này và con rất ngoan” mà còn tự nguyện từ bỏ điều trị, dành toàn bộ số tiền 540000 ND tệ quyên góp được (tương đương với 1,1 tỉ VNĐ) để cứu mạng sống của 7 bệnh nhi khác cũng đang quằn quại giữa ranh giới của sự sống và cái chết vì căn bệnh ung thư máu.

    Bất giác chết lặng nghĩ tới câu nói của nhạc sĩ thiên tài Beethooven “ ko có gì cao quý và hạnh phúc hơn là mang lại hạnh phúc cho nhiều người”.

    III. Kết Bài

    Phải chăng, những biểu hiện trên đã trở thành đáp số cho bất đẳng thức- nhận định của Noocman- Kusin “ cái chết ko phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là bạn để tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống”.

      bởi Vũ Minh Khang 02/03/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF