Anh chị hãy phân tích và nêu cảm nghĩ của mình về bài thơ Quốc Tộ của Thiền sư Đỗ Pháp Thuận.
Anh chị hãy phân tích và nêu cảm nghĩ của mình về bài thơ Quốc Tộ của Thiền sư Đỗ Pháp Thuận.
Trả lời (1)
-
Theo Thiền uyển tập anh ngữ lục, vua Lê Hoàn thường hỏi thiền sư: “Vận nước ngắn dài thế nào?”. Nhà sư đáp lại bằng bài thơ ngũ ngôn tuyệt cú để trả lời vua. Nhà sư ở đây không ai khác chính là Thiền sư Đỗ Pháp Thuận ông chính là tác giả của bài thơ ngũ ngôn tuyệt cú nói trên, đó là bài “Quốc Tộ” (Quốc Tộ). Thiền sư Pháp Thuận (915-990) họ Đỗ, không rõ tên thật và quê quán, là người “học rộng, thơ hay, có tài giúp vua, hiểu rõ thế cuộc đương thời”- Thiền uyển tập anh). Ông là một nhà nho yêu nước, tư tưởng của ông đã thấm nhuần được thể hiện ở trong văn chương, hay là trong những hành xử của ông đối với đất nước, nhất mực trung thành phò vua giúp nước. Nhà sư tham gia đắc lực vào triều chính thời Tiền Lê, có vị trí vai trò rất quan trọng được vua Lê Hoàn rất mực kính trọng và tin cậy. Vua Lê Hoàn thường hay tâm sự hỏi han ông về các việc triều chính, ông không chỉ là một nhà chính trị mà còn là một nhà thơ xuất sắc. Những tác phẩm của ông viết ra có tầm ảnh hưởng lớn lao đến sự nghiệp văn chương và công cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước của dân tộc ta. Tiêu biểu là tác phẩm “Quốc Tộ”, bài thơ được làm sau năm 981-982, khi vua Lê Hoàn đích thân đi chinh chiến chống giặc ngoại xâm bảo vệ dân tộc và kết quả toàn thắng. Bài thơ “Quốc Tộ” được coi như là một trong những bài thơ sớm nhất có tên tác giả của Việt Nam. Bài thơ chính là lời tiên tri của Pháp sư khi trả lời câu hỏi về vận nước của nhà vua.
Đây là một trong những tác phẩm mở đầu văn học viết Việt Nam. Bài thơ bắt đầu bằng hai chữ “Quốc Tộ” đã tạo nên sự mở đầu ý nghĩa: ngôi nước được tôn cao (tộ có nghĩa là ngôi) , phúc nước được trường thịnh (tộ còn có một nghĩa nữa là phúc- lành, may). Bài thơ này là lời đáp của Thiền sư Pháp Thuận khi vua Lê Đại Hành hỏi về vận nước, cô đọng ngắn gọn, vẻn vẹn hai mươi chữ mà ý nghĩa thật sâu xa.
Ở câu thơ đầu tiên,tác giả mượn hình tượng thiên nhiên để nói về vận may của đất nước:
Vận nước như mây quấn
(Quốc tộ như đằng lạc)
Nghệ thuật so sánh vận nước như dây mây leo quấn quýt vừa gợi sự bền chặt, vừa gợi sự dài lâu, sự phát triển thịnh vượng. Cả câu ý nói vận may của nước nhà bền chặt.
Tiếp theo câu thơ thứ hai là cách nói trực tiếp:
Trời Nam mở thái bình
(Nam thiên lí thái bình)
Hai câu thơ đầu đã phản ảnh một tâm trạng phơi phới niềm vui, niềm tự hào, lạc quan của tác giả đồng thời củng cố niềm tin của nhà vua vào vận nước. Cái hay ở đây đó là hai chữ “thái bình”, vì hai chữ này vừa kết hai câu thơ đầu vừa mở đầu vừa mở vào hai câu cuối. Vận nước xoay quanh hai chữ “thái bình” mà đường lối trị nước cũng hướng tới hai chữ “thái bình”. Tuyên ngôn của hai câu đầu vang lên là mục đích, là khát vọng hòa bình, no ấm, sống trong sự thái bình của tác giả đối với vận mệnh của đất nước. Ở hai câu thơ đầu này thì tác giả sử dụng những hình ảnh sinh động như: “dây mây leo quấn quýt” tượng trưng cho sự bền chặt, chắc chắn của vận mệnh đất nước. Câu thứ hai ở từ “trời Nam” (Nam thiên) nhắc tới “Nam quốc sơn hà” đó là niềm tự hào và khẳng định chủ quyền của nước ta độc lập.
Đường lối trị nước, cô đọng lại trong hai chữ “vô vi”:
Vô vi trên điện các
Chốn chốn dứt đao binh
(Vô vi cư điện các
Xứ xứ tức đao binh)
“Vô vi” theo Lão Tử là thuận theo tự nhiên, không làm gì trái với quy luật tự nhiên. Vô vi theo Nho gia là phương sách đức trị: “trị nước bằng đức thì vô vi mà thiên hạ theo về”. Vô vi khi vào Phật có Pháp vô vi đề cao từ bi, bác ái, lấy đức hóa dân, không cần dùng đến các biện pháp bạo lực. Như trong bài thơ này tác giả sử dụng từ “vô vi” còn mang ý nghĩa khuyên con người hãy sống thật sống hợp với lẽ tự nhiên. Trách nhiệm cao cả của một nhà vua đó là là tu nhân tích đức, sống có đạo đức thì mới cảm hóa được lòng dân, nhân dân mới tin tưởng, khâm phục, theo đó làm gương. Nhà vua phải hiểu được lòng dân muốn gì, hành xử với nhân dân ra sao hợp lý với quy luật tự nhiên, đó là kế sách trị nước lâu dài trong quan hệ nhân quả luân hồi. Vậy ý của Thiền sư đó là muốn khuyên nhà vua hãy dùng phương pháp lấy đức trị quốc, lấy cái đức mà giáo hóa nhân dân. Tiếp theo đó là chữ “cư” trong “cư điện các” nếu hiểu theo nghĩa đơn thuần đó là “ở nơi điện gác”, nhưng ở đây tác giả lại muốn nói đến cách cư xử, điều hành. Còn “điện các” là để chỉ cung điện nơi bàn việc chính sự. Như vậy thì “cư điện các” là muốn nói tới nơi triều chính điều hành chính sự. Có thể nói rằng ở hai câu thơ cuối là kế dựng nước mà Thiền sư Đỗ Pháp Thuận muốn tâu lên nhà vua. Lời thơ như một tấm chân tình mà Thiền sư muốn nói lên ước nguyện của dân ta đó là muốn đất nước thịnh trị, nhân dân được sống trong no ấm thái bình.
Chúng ta đặt bài thơ vào hoàn cảnh đất nước thời bấy giờ mới thấy được sự tài giỏi, tầm nhìn rộng lớn sâu sắc của Thiền sư và cũng cho chúng ta thấy ý thức trách nhiệm của đại sư đối với đất nước. Sau nhiều năm bảo vệ, giữ gìn, nhưng cũng rất nhiều năm chiến tranh loạn lạc do nội chiến- loạn Mười hai sứ quân và được Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn thống nhất đất nước, do chiến tranh xâm lược, sự nổi dậy của những thế lực muốn tạo phản lật đổ vua để cướp vương vị, thì vào năm 981 với cuộc chiến tranh xâm lược của quân Tống, Lê Hoàn đã đánh bại quân Tống thì đất nước ta bước vào thời kỳ tương đối ổn định. Tuy vậy nhưng những phần tử vẫn luôn muốn mưu toan nổi dậy, những tập tục hung hãn thời bấy giờ vẫn còn, nhưng nguyện vọng của con người bấy giờ chính là sự “thái bình”, nhân dân vẫn luôn ước vọng sẽ sống trong sự yên ổn, không có sự đổ máu, đất nước sống trong sự đoàn kết không chém giết lẫn nhau. Vậy chúng ta thấy được sự sáng suốt và nhanh nhạy trong suy nghĩ của Thiền sư khuyên nhà vua trị nước bằng đường lối “vô vi”, hãy lấy đức để cảm hóa lòng dân và đó cũng chính là ước nguyện của nhân dân muốn.
Bài thơ được viết ra dưới tình yêu quê hương đất nước, yêu con người của tác giả, vì vậy khi đọc bài thơ mang một âm hưởng nhẹ nhàng, trầm ấm thể hiện tấm lòng cao cả và đầy chất nhân văn trong tâm hồn nhà thơ. Bài thơ góp phần vào công cuộc đấu tranh và bảo vệ đất nước bằng thơ ca, còn cho thấy cái tầm nhìn xa trông rộng về chính sách dựng nước.Không chỉ có thể đây còn là một bài ca, ca ngợi đất nước, một niềm tin về đất nước vững bền thịnh vượng dài lâu. Đã hơn một nghìn năm trôi qua vậy mà bài thơ “Quốc Tộ” của Thiền sư Đỗ Pháp Thuận vẫn còn giữ nguyên giá trị đến tận bây giờ và mãi về sau này. Vận nước dưới thời Tiền Lê là thái bình, là tắt đao binh, nhân dân được sống trong no ấm. Vậy ở thời hiện nay chúng ta phải cố gắng hết sức để bảo vệ đất nước, đổi mới đất nước để đất nước ngày càng giàu mạnh, văn minh. Là thế hệ trẻ chúng ta hãy học và thực hành tốt tiếp thu các thành tựu khoa học công nghệ để áp dụng vào đời sống.
bởi thuy linh 25/12/2019Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
từ thân phận người phụ nữa trong bài thơ ''tự tình 3''của Hồ Xuân Hương anh chị hãy viết một bài văn theo chủ đề VƯỢT LÊN SỐ PHẬN .
mọi người giúp em với ạ
25/11/2022 | 0 Trả lời
-
Đề tài nghiên cứu văn học nhân gian
28/11/2022 | 0 Trả lời
-
chi tiết kì ảo bài sự tích cây lúa và tác dụng
29/11/2022 | 0 Trả lời
-
Nhân vật "tôi" đã thể hiện tình cảm, cảm xúc gì trong bài thơ? Tình cảm, cảm xúc đó được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Bạn có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ, ngắt nhịp, gieo vần và tác dụng của chúng trong bài thơ?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Hình ảnh người mẹ hiện lên như thế nào trong tâm tưởng nhân vật "tôi"?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì? Cảm hứng đó thể hiện giá trị đạo đức truyền thống nào của người Việt Nam?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của bài thơ Nắng mới – Lưu Trọng Lư
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Xác định nội dung của bài thơ Nắng mới – Lưu Trọng Lư
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu:
“Nét cười đen nhánh sau tay áo
Trong ánh trưa hè, trước giậu thưa.”
(Nắng mới – Lưu Trọng Lư)
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Viết đoạn văn (5 đến 7 dòng), thể hiện suy nghĩ của anh/ chị về vai trò của tình mẫu tử trong đời sống mỗi con người
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu: Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội? Tác dụng của biện pháp đó?
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Kỉ niệm riêng của Lưu Trọng Lư gợi trong anh/chị xúc cảm gì về một người thân yêu nhất của mình?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Nhận xét của em về mối quan hệ giữa "nắng mới" và "me tôi" trong bài thơ?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Trong bốn văn bản đã đọc của bài học này, văn bản nào gợi cho bạn nhiều cảm xúc nhất? Vì sao?
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Sau khi học xong bài học này, bạn thu nhận thêm được điều gì mới về những kĩ năng?
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Kỉ niệm có giá trị gì đối với cuộc sống của chúng ta?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Khi bước vào khu vườn có ngôi nhà của bà, điều gì đã khiến Thanh cảm thấy nghẹn họng, mừng rỡ, bình yên, thư thái, dịu ngọt...? Điều đó cho thấy sự khác biệt thế nào giữa không gian bên trong và bên ngoài khu vườn trong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Tìm một vài hình ảnh trong văn bản thể hiện sự đan xen giữa quá khứ và hiện tại trong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam. Ý nghĩa của sự đan xen đó là gì?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Những kỉ niệm tuổi thơ nào đã trở về với Thanh khi anh về thăm bà trong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam? Những kỉ niệm ấy gợi lên trong Thanh cảm xúc gì? Qua đó, bạn cảm nhận như thế nào về nhân vật này?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Bạn cảm nhận như thế nào về tình cảm giữa Thanh và Nga trong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam? Dựa vào đâu mà bạn có thể cảm nhận như vậy?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Bạn hiểu thế nào về câu nói đi để trở về sau khi đọc xong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích tâm trạng nhân vật Thanh ở đoạn văn cuối của phần kết truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Liệt kê các dòng thơ trực tiếp bộc lộ tình cảm, cảm xúc của tác giả và nêu tác dụng của chúng. Xác định chủ thể trữ tình và cảm hứng chủ đạo của bài thơ Tây Tiến - Quang Dũng
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
LÀm bản báo cáo : Nghiên cứu hình tượng người phụ nữ trong chùm thơ ‘tự tình’ của hồ xuân hương
30/11/2022 | 0 Trả lời