“Ngưỡng mộ kẻ mạnh là sự thường tình của con người, đứng về cùng phía với kẻ yếu mới thể hiện tâm hồn đẹp đẽ” anh chị có suy nghĩ gì về ý kiến trên.
“Ngưỡng mộ kẻ mạnh là sự thường tình của con người, đứng về cùng phía với kẻ yếu mới thể hiện tâm hồn đẹp đẽ” anh chị có suy nghĩ gì về ý kiến trên.
Trả lời (2)
-
Một tâm hồn luôn hướng về phía Mặt Trời để đón nhận ánh sáng chính là một tâm hồn đẹp. Nhưng sẽ còn đẹp hơn khi có những người không ngại bước vào bóng tối và mang ánh sáng từ chính tâm hồn mình soi rọi và sưởi ấm biết bao mảnh hồn khác. Cuộc sống, đôi khi không chỉ đứng về phía lợi ích hay thế mạnh mà đứng về phía cái yếu cũng là một cách để nâng cao giá trị và làm đẹp tâm hồn. Bàn về điều này, có ý kiến cho rằng: “Ngưỡng mộ kẻ mạnh là sự thường tình của con người, đứng về cùng phía với kẻ yếu mới thể hiện tâm hồn đẹp đẽ”.
Kẻ mạnh tức kẻ đang nắm trong mình nhiều lợi thế, nhiều quyền lực. Và tất nhiên, ngưỡng mộ kẻ mạnh là lẽ thường tình của con người – điều đó không có gì là khó hiểu. Còn kẻ yếu là kẻ đang trong tình huống bất lợi, có phần yếu thế, không có nhiều sự ủng hộ và ngưỡng mộ như kẻ mạnh. Ai sẽ đứng về phía họ? Và tại sao lại thể hiện tâm hồn đẹp đẽ? Bởi đó là một tâm hồn sẵn sàng hi sinh lợi ích của bản thân, chấp nhận thiệt thòi khi đứng về phía có thể gây bất lợi cho mình. Nó đòi hỏi sự lương thiện và cả lòng can đảm – can đảm để chấp nhận rủi ro, và can đảm để đôi khi phải đối nghịch với thứ gọi là “kẻ mạnh”.
Con người sinh ra ai cũng mang trong mình những bản năng, một trong số đó chính là bản năng tự bảo vệ mình. Để đảm bảo sự sinh tồn của mình trước nhiều yếu tố, họ có quyền lựa chọn cho mình những gì tốt nhất và an toàn nhất. Không ai có thể nói đó là điều sai trái, nó thể hiện họ biết trân trọng sự tồn tại của mình và có trách nhiệm với cuộc sống của chính mình. Vì thế, họ ngưỡng mộ kẻ mạnh, và đứng phía “kẻ mạnh” – một lựa chọn hoàn hảo cho quyền lợi của bản thân. Song, “mạnh” không có nghĩa là luôn luôn “đúng”, cuộc sống rất công bằng, công lí luôn ở nơi nó cần phải thuộc về, không phân biệt đó là phía kẻ mạnh hay kẻ yếu. Khi đó, sự ngưỡng mộ cần được đặt đúng chỗ, và đừng để sự ích kỉ trong tâm hồn đủ lớn để che khuất lương tâm. Đứng về kẻ mạnh khi ấy sẽ là một lựa chọn tiêu cực, và càng tiêu cực hơn khi kẻ mạnh ấy dùng lợi thế của mình để bóp méo sự thật, lẽ phải và bóp chết kẻ yếu. Bạn có đủ tàn nhẫn và độc ác để tiếp tục giữ trong mình sự “ngưỡng mộ kẻ mạnh”?
Trong trường hợp đó, nếu bạn chọn đứng về phía ngược lại, phía “kẻ yếu” – là lúc sự lương thiện trong bạn lên tiếng. Không phải ai cũng đủ dũng cảm và can đảm để có một lựa chọn có phần “yếu thế”, và nguồn cội của sự dũng cảm đó chính là tính lương thiện. Tâm hồn đẹp đẽ tất nhiên được kết tinh bởi nhiều phẩm chất cao quý khác, nhưng trong đó, lương thiện có lẽ là đức tính mang tính chất nền tảng nhất. Khi lương thiện, bạn sẽ có lòng nhân ái, khi lương thiện, bạn biết cảm thông và chia sẻ với mọi người xung quanh, khi lương thiện, bạn sẽ luôn giữ vững trong mình thứ gọi là “lòng tự trọng”. Và khi lương thiện, bạn sẽ đủ bao dung và đủ can đảm để luôn đứng về lẽ phải – dẫu phải đứng về phía “kẻ yếu” đi nữa. Hơn nữa, lương thiện không phải là đức tính có thể học được, mà là đức tính cần phải giữ gìn và phát triển, bởi: “Nhân chi sơ tính bổn thiện”. Phàm đã sinh ra trên đời là “nhân”, ai cũng mang sẵn trong mình chữ “thiện”. Điều khác biệt là, trong quá trình sống và phát triển, trong những môi trường khác nhau, ai sẽ giữ được chữ thiện ấy, ai thì không. Việc đi tìm một viên kim cương thực chất không khó khăn bằng việc phải luôn giữ được một viên kim cương khác bên mình. Nó đòi hỏi bạn phải luôn vững vàng trước nhiều cám dỗ: lòng tham, sự ích kỉ – những “bóng tối” bên trong chính con người bạn – hoàn toàn có thể giết chết sự lương thiện đáng trân quý nếu bạn không đủ khả năng và sáng suốt để kiểm soát nó.
Vì lẽ đó, đứng về cùng phía với kẻ yếu, nó không hề thể hiện bạn hèn nhát hay yếu đuối mà ngược lại, nó chính là bằng chứng cho một tâm hồn đẹp đẽ, biết yêu thương và trân trọng mọi người dẫu họ có yếu thế hay có vị trí thấp đi chăng nữa. Thế nhưng trong thực tế vẫn có không ít người vì “ngưỡng mộ kẻ mạnh” mà sẵn sàng chà đạp những “kẻ yếu” khác – những người không mang đến được nhiều lợi ích cho họ. Ở đây, tôi không cực đoan đến mức phủ nhận sự ngưỡng mộ chính đáng, như đã nói, đó là “lẽ thường tình”, là bản năng và không có gì là sai trái. Nhưng sự ngưỡng mộ mù quáng, bất chấp lẽ phải và lấy ngưỡng mộ để bao biện cho sự ích kỉ và hèn nhát của bản thân thì quả thật đáng trách. Lại có những người lạnh lùng và thờ ơ trước lời khẩn cầu giúp đỡ của những người mà họ cho là có vị trí thấp hơn họ, là những “kẻ yếu” trong xã hội. Đáng phê phán hơn còn có thể là chà đạp và bóp chết những con người đáng thương ấy. Họ – những con người đã để sự lương thiện trong mình bị giết chết dưới lưỡi dao của sự ích kỉ, liệu có thể giữ được chữ “người” trong bao lâu và có xứng đáng với món quà lớn lao của tạo hóa khi họ đã may mắn được sinh ra là một con người. Thế thì những gì họ đang làm, cách họ đang sống liệu có xứng đáng với danh hiệu Con Người quá đỗi cao quý mà họ đang khoác trên mình?
Ý thức được điều đó, mỗi chúng ta cần tự xây dựng nhận thức đúng đắn về tính lương thiện như một phẩm chất tất yếu trong mỗi người cho một tâm hồn cao quý và đẹp đẽ, cho một “con người” thật sự. Đừng ngại đứng về phía kẻ yếu, nó sẽ chẳng mang đến gì khác ngoài việc nâng cao giá trị cho chính bạn. Quan tâm đến mọi người, giúp đỡ khi họ cần, và đừng bao giờ tự cho mình là một “kẻ mạnh” mà có thể chà đạp những “kẻ yếu” khác. Một kẻ mạnh thật sự không phải là người quyền lực nhất, mà là người biết giữ vững những phẩm chất tốt đẹp – sự lương thiện, lòng nhân ái và luôn sẵn sàng đứng về phía kẻ yếu khi cần chính là đức tính cốt lõi cho một tâm hồn đẹp đẽ như thế.
Nói tóm lại, ý kiến trên đã mang đến cho mỗi chúng ta thông điệp nhân văn sâu sắc về sự lương thiện như một phẩm chất tất yếu cho tâm hồn đẹp đẽ. Riêng tôi, tôi sẽ không vì ngưỡng mộ kẻ mạnh mà xem thường hay chà đạp những kẻ yếu khác. Vì tôi hiểu rõ, đứng về phía kẻ yếu, ủng hộ và giúp đỡ họ chẳng thể làm giá trị của tôi thấp đi mà còn làm đẹp hơn tâm hồn tôi mỗi ngày.
bởi thuy linh 30/12/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Tham khảo tại đây:
=> https://vndoc.com/nguong-mo-ke-manh-la-su-thuong-tinh-cua-con-nguoi-dung-ve-cung-phia-voi-ke-yeu-moi-the-hien-tam-hon-dep-de-anh-chi-co-suy-nghi-gi-ve-y-kien-tren/download
bởi Vũ Minh Khang 02/03/2020Like (0) Báo cáo sai phạm
Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
từ thân phận người phụ nữa trong bài thơ ''tự tình 3''của Hồ Xuân Hương anh chị hãy viết một bài văn theo chủ đề VƯỢT LÊN SỐ PHẬN .
mọi người giúp em với ạ
25/11/2022 | 0 Trả lời
-
Đề tài nghiên cứu văn học nhân gian
28/11/2022 | 0 Trả lời
-
chi tiết kì ảo bài sự tích cây lúa và tác dụng
29/11/2022 | 0 Trả lời
-
Nhân vật "tôi" đã thể hiện tình cảm, cảm xúc gì trong bài thơ? Tình cảm, cảm xúc đó được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Bạn có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ, ngắt nhịp, gieo vần và tác dụng của chúng trong bài thơ?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Hình ảnh người mẹ hiện lên như thế nào trong tâm tưởng nhân vật "tôi"?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì? Cảm hứng đó thể hiện giá trị đạo đức truyền thống nào của người Việt Nam?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của bài thơ Nắng mới – Lưu Trọng Lư
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Xác định nội dung của bài thơ Nắng mới – Lưu Trọng Lư
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu:
“Nét cười đen nhánh sau tay áo
Trong ánh trưa hè, trước giậu thưa.”
(Nắng mới – Lưu Trọng Lư)
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Viết đoạn văn (5 đến 7 dòng), thể hiện suy nghĩ của anh/ chị về vai trò của tình mẫu tử trong đời sống mỗi con người
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu: Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội? Tác dụng của biện pháp đó?
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Kỉ niệm riêng của Lưu Trọng Lư gợi trong anh/chị xúc cảm gì về một người thân yêu nhất của mình?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Nhận xét của em về mối quan hệ giữa "nắng mới" và "me tôi" trong bài thơ?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Trong bốn văn bản đã đọc của bài học này, văn bản nào gợi cho bạn nhiều cảm xúc nhất? Vì sao?
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Sau khi học xong bài học này, bạn thu nhận thêm được điều gì mới về những kĩ năng?
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Kỉ niệm có giá trị gì đối với cuộc sống của chúng ta?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Khi bước vào khu vườn có ngôi nhà của bà, điều gì đã khiến Thanh cảm thấy nghẹn họng, mừng rỡ, bình yên, thư thái, dịu ngọt...? Điều đó cho thấy sự khác biệt thế nào giữa không gian bên trong và bên ngoài khu vườn trong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Tìm một vài hình ảnh trong văn bản thể hiện sự đan xen giữa quá khứ và hiện tại trong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam. Ý nghĩa của sự đan xen đó là gì?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Những kỉ niệm tuổi thơ nào đã trở về với Thanh khi anh về thăm bà trong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam? Những kỉ niệm ấy gợi lên trong Thanh cảm xúc gì? Qua đó, bạn cảm nhận như thế nào về nhân vật này?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Bạn cảm nhận như thế nào về tình cảm giữa Thanh và Nga trong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam? Dựa vào đâu mà bạn có thể cảm nhận như vậy?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Bạn hiểu thế nào về câu nói đi để trở về sau khi đọc xong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích tâm trạng nhân vật Thanh ở đoạn văn cuối của phần kết truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Liệt kê các dòng thơ trực tiếp bộc lộ tình cảm, cảm xúc của tác giả và nêu tác dụng của chúng. Xác định chủ thể trữ tình và cảm hứng chủ đạo của bài thơ Tây Tiến - Quang Dũng
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
LÀm bản báo cáo : Nghiên cứu hình tượng người phụ nữ trong chùm thơ ‘tự tình’ của hồ xuân hương
30/11/2022 | 0 Trả lời