YOMEDIA
NONE

Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng?

Hết hạn vào 12h đêm ngày 22 – 3 – 2017 nha!

Câu 1: Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

Câu 2: Trình bày chính sách của nhà Đường đối với nhân dân ta. Theo em, chính sách của nhà Đường có gì khác so với các thời trước?

Câu 3: Theo em, sau hạn 1000 năm Bắc thuộc, tổ tiên ta vẫn giữ được các phong tục tập quán nào? Ý nghĩa của điều này?

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • 1/ Sau khi Thi Sách bị Tô Định giết, Trưng Trắc và các Lạc tướng càng căm thù, quyết tâm chống lại nhà Hán để trả thù. Bà cùng Trưng Nhị mang quân bản bộ về giữ Hát Môn.

    Tháng 9 năm 39, Trưng Trắc và Trưng Nhị tập hợp các tướng lĩnh cùng nhau làm Hội thề ở cửa sông Hát (huyện Phúc Thọ, Hà Nội) thuộc huyện Mê Linh thời đó. Thiên Nam ngữ lục ghi lời thề của Trưng Trắc như sau:

    "Một xin rửa sạch nước thù

    Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng

    Ba kêu oan ức lòng chồng

    Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này"

    Sau một thời gian chuẩn bị, tháng 2 năm 40, Trưng Trắc cùng Trưng Nhị chính thức phát động khởi nghĩa chống lại nhà Đông Hán. Sách Đại Việt sử ký tiền biên của Ngô Thì Sĩ ghi lại lời chép trong dã sử cho biết, khi Trưng Trắc xuất quân vẫn chưa hết tang chồng, bà trang điểm rất đẹp. Các tướng hỏi vì sao, bà đáp rằng:

    Việc binh không thể ảnh hưởng. Nếu giữ lễ và làm xấu dung nhan thì nhuệ khí tự nhiên suy kém. Cho nên ta mặc đẹp để mạnh thêm nhiều màu sắc của quân, khiến cho bọn giặc trông thấy động lòng, lợi là chí tranh đấu, thì dễ giành phần thắng.

    Mọi người nghe đều thán phục là không bằng bà.

    Cuộc khởi nghĩa được sự hưởng ứng của nhiều đội quân và nhân dân các nơi thuộc Âu Lạc và Nam Việt cũ. Quân Hai Bà đánh hãm trị sở Luy Lâu. Sử sách ghi lại rất sơ lược diễn biến cuộc khởi nghĩa của Hai Bà từ khi bắt đầu tới khi thắng lợi. Sách Hậu Hán thư chép:

    Năm Kiến Vũ thứ 16 (40), người con gái ở Giao Chỉ là Trưng Trắc và em gái là Trưng Nhị làm phản, đánh phá quận. Trưng Trắc là con gái Lạc tướng huyện Mê Linh, là vợ Thi Sách người Chu Diên, rất hùng dũng. Thái thú Giao Chỉ là Tô Định dùng pháp luật trói buộc, Trưng Trắc phẫn nộ, vì thế mà làm phản. Do vậy, những người Man, người Lý ở Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều hưởng ứng. Gồm chiếm được 65 thành tự lập làm vua. Thứ sử Giao Chỉ và các thái thú chỉ giữ được thân mình mà thôi”

    Sách Thủy kinh chú chép:

    [Hai Bà] công phá châu châu huyện, hàng phục được các Lạc tướng, họ đều suy tôn Trưng Trắc làm vua

    Các sử gia căn cứ theo các thần phả và truyền thuyết tóm lược trình tự cuộc khởi nghĩa như sau:

    Quân Hai Bà trước tiên tấn công đô úy trị quận Giao Chỉ ở Mê Linh. Chiếm được nơi đây, Hai Bà Trưng tiến đánh huyện Tây Vu, chiếm thành Cổ Loa

    Trên đà thắng lợi, từ Cổ Loa, Hai Bà Trưng mang quân vượt sông Hoàng, sông Đuống đánh trị sở Giao Chỉ ở Luy Lâu bên bờ sông Dâu (lãng Lũng Khê, Thuận Thành, Bắc Ninh). Quân khởi nghĩa tấn công quá nhanh khiến Tô Định không kịp trở tay. Trước thế mạnh của quân Hai Bà, các viên quan cầm đầu không trở tay kịp và không dám chống cự, bỏ chạy về phương Bắc.

    Thái thú Giao Chỉ là Tô Định hoảng hốt cũng tháo chạy. Để thoát thân, Tô Định phải cạo tóc, cạo râu, trà trộn vào loạn quân, vứt bỏ ấn tín mà chạy. Tương truyền người Việt đương thời vẫn có tục lệ phổ biến là cạo tóc, nên Tô Định làm như vậy để bắt chước cho khỏi bị phát hiện trên đường trốn. Cuối cùng Tô Định thoát về quận Nam Hải, bị Mã Viện dâng sớ lên Hán Quang Vũ Đế hạch tội “thấy tiền thì giương mắt lên, thấy giặc thì cụp mắt xuống”. Vua Hán hạ ngục trị tội Tô Định.

    Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng được nhân dân khắp nơi hưởng ứng rất nhiều. Sau khi Luy Lâu bị hạ, các thành khác nhanh chóng tan vỡ và quy phục. Cuộc khởi nghĩa lan rộng vào Cửu Chân, Nhật Nam, sang Uất Lâm, Hợp Phố…

    2/ Nước ta đã có nhiều thay đổi trong thời gian nhà Đường đô hộ:

    - Năm 679, nhà Đường đổi tên Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ. Các châu, huyện do người Trung Quốc cai trị, dưới huyện là hương, xã vẫn do người Việt quản lý.
    - Trụ sở của đô hộ phủ đặt ở Tống Bình (Hà Nội).
    - Nhà Đường cho xây dựng đường giao thông, xây thành, đắp lũy và tăng thêm số quân đồn trú…
    - Ngoài thuế ruộng đất, nhà Đường đặt ra nhiều thứ thuế như thuế muối, thuế sắt, thuế đay…
    - Nhân dân ta hằng năm phải cống nạp sản vật quý hiếm: ngọc trai, ngà voi…
    * Chính sách của nhà Đường có khác ở chỗ tàn bạo hơn, thể hiện qua :
    - Ngoài thuế ruộng đất, nhà Đường đặt thêm nhiều thứ thuế khác...
    - Bắt nhân dân hàng năm phải đi phu và cống nạp những sản vật quý hiếm...
    - Thuế đã nặng, bọn đô hộ còn tự ý thu thêm cho vào túi của mình.
    3/ Vẫn giữ được tiếng nói của dân tộc.
    - Tiếng nói của người dân Lạc Việt đã được hình thành từ lâu đời, có bản sắc và sức sống riêng nên không thể bị tiêu diệt => "Khi 1 dân tộc rơi vào vòng nô lệ mà vẫn giữ được tiếng nói dân tộc thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù" => Ý NGHĨA : Giữ gìn sự trong sáng của tiếng mẹ đẻ chính là giữ gìn mảnh đất văn hoa tinh khiết cuối cùng, góp phần vào việc dành lại độc lập cho tổ quốc
      bởi Nguyễn Duy Tân 12/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF