YOMEDIA
NONE

Tại sao khoa học ở phương Tây lại phát triển hơn phương đông trong khi phương đông hình thành sớm hơn

Tại sao khoa học ở phương tây lại phát triển hơn phương đông trong khi  phương đông hình thành sớm hơn ?

 

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (8)

  • Phương đông là cái nôi của loài người,thời cổ đại thì phương đông có những điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn để xã hội phát triển và hình thành nên các nền văn hóa, qua đó mà nó ra đời sớm hơn, phát triển mạnh trong giai đoạn từ khoảng thiên niên thứ 2 (TCN) trở về trước, nó để lại cho nhân loại nhiều yếu tố thành tựu khoa học quan trọng, có vai trò làm thay đổi cuộc sống xã hội của nhân loại. Tuy nhiên do hạn chế khách quan về nhận thức cũng như tư duy tư tưởng tổng hợp, hướng tới một thế giới cao thiêng của con người các nền văn minh phương đông mà no các yếu tố khoa học đó vẫn chưa trở thành những hiểu biết tri thức khoa học. 
    các nền văn minh phương tây cổ đại (gọi chung là văn minh Hy - La) ra đời từ thời kỳ tiền văn minh Hy Lạp (khoảng thiên niên kỷ 3 TCN đến năm 1200TCN) trên vùng đất duyên hải Nam Âu (khoảng 1200TCN đến thế kỷ thứ 5), do điều kiện tự nhiên, lối sống xã hội - kinh tế có nhiều điểm khác với văn minh phương đông cổ đại nên hình thành ở họ một lối tư tưởng duy vật hơn, ho đi từ chung đến cái riêng, thích tìm hiểu đến cùng sự thật của sự vật - sự viêc nên tư duy khoa học của họ phát triển hơn hẳn với người phương đông, từ những yếu tố khoa học tiền đề mà người phương đông cổ đại để lại, họ đã nghiên cứu, tìm hiểu chúng và phát triển chúng trở thành những trị thức khoa học được nhân loại thừa nhận và từ đó, họ tìm ra được tri thức khoa học mới, các thành tưu văn hóa - văn minh mới. 
    Như vậy thì ta có thể hiểu, văn hóa phương tây cổ đại ra đời sau văn hóa phương đông cổ đại và được thừa hưởng một kho tàng các thành tựu văn hóa - văn minh to lớn của văn hóa phương đông cổ đại, đó là nền tảng cho sự phát triển rực rỡ tiếp theo của văn minh phương tây cổ đại, đó là một trang sử phát triển liên tục của văn minh nhân loại

      bởi I love Mèo 09/12/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • vì phương tây hình thành và phát triển sau nên thừa hưởng và học hỏi được những kinh nghiệm của những người đi trước

      bởi Lê Văn Tuấn 10/01/2019
    Like (1) Báo cáo sai phạm
  • vì ở phương tây đã sớm hình thành chủ nghĩa tư bản

      bởi Thảo Đặng 19/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • vì ở phương đông tuy ko phát triển mạnh nhưng lại rất phù hợp để người xưa ở đó

      bởi kairon (minecraft) 19/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Xét theo chiều dài lịch sử, đến giờ, nơi dẫn dắt nền văn minh nhân loại vẫn là phương Tây chứ không phải là phương Đông, dù xuất phát điểm phương Đông giàu có hơn. Tại sao lại như vậy ?

     Thưở sơ khai, phương Đông đạt được nhiều thành tựu về xã hội, con người, thương mại do người phương Đông chăm chỉ hơn người phương Tây (Lý do : Văn hóa trồng lúa nước đem lại). Việc cấy lúa đòi hỏi con người ta phải chăm chỉ, lao động tay chân nhiều, thức khuya, dậy sớm, một nắng, hai sương..v.v..nên máu cần cù đã thấm vào huyết quản dân châu Á. Ngược lại dân châu Âu lại không được như vậy. Vì lý do gì mà phương Tây đã tạo nên được kỳ tích phát triển vượt bậc như vậy ?

     Có nhiều lý do mà các nhà sử học đưa ra, nhưng theo tôi, lý do chủ yếu nằm ở 2 điều sau :

    -       Thứ nhất : phương Tây không có chuyện độc quyền tri thức. Ở phương Tây, trong các lớp học, người ta không cho phép ai được ép buộc người khác phải công nhận điều mình nói là chân lý. Học viên có quyền nêu câu hỏi và phản bác lại người thầy. Trái ngược lại với phương Đông, thích áp đặt người khác phải tuân theo ý của mình. Như trong văn hóa truyền thống của người Việt Nam hay Trung Quốc, việc con cái có suy nghĩ khác với quan điểm của cha mẹ được coi là hành vi thiếu tôn trọng.

    -       Thứ hai : người phương Tây khuyến khích con người ta đi khám phá thế giới. Ngày nay, bạn sẽ tìm thấy tên của Elon Musk hay Steve Jobs trong câu lạc bộ Explorer the World. Điều này hoàn toàn không bất ngờ. Ngay từ thời kì phong kiến, các nước phương Tây đã thúc giục con người phải đi để mở rộng tầm mắt, đến những nơi mình chưa bao giờ đến. Và đó là lý do tại sao bạn có thể thấy họ ở khắp nơi, từ những thành phố đông đúc chật chội ở châu Á đến các khu đô thị nghèo khổ, các vùng đất khô cằn ở châu Phi. Ngay đến cả Nam Cực, Bắc Cực cũng là do người phương Tây khai phá. Điều khá thú vị là Con đường tơ lụa mà Trung Quốc tự hào nối TQ và châu Âu lại là do 1 người châu Âu tìm ra ! Trái ngược với người châu Á, chủ yếu họ sống ở những nơi gần với gia đình, họ hàng của mình. Thậm chí, trong dân gian người Việt còn lưu truyền câu nói : “Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”.

     Giờ hãy cùng nhìn lại Dòng thời gian phát triển của châu Âu để thấy họ đã đi xa đến như thế nào qua 1 số mốc cơ bản sau  :

    -       Thời kỳ Phục Hưng : châu Âu thoát khỏi sự kìm kẹp của các tư tưởng cực đoan, phản tiến bộ, mạnh mẽ bước lên thời kì khai sáng để khám phá khoa học. Kết quả là một loạt các nghiên cứu, thành tựu nhỏ lẻ được tập hợp lại thành các nghành khoa học lớn.

    -       Thời kỳ Cách mạng công nghiệp ở Anh : việc máy hơi nước của James Watt ra đời cải tổ mạnh mẽ một lần nữa bộ mặt của châu Âu. Về mặt kĩ thuật : Năng lực sản xuất được cải thiện khiến hiệu suất tăng vọt, lượng hàng hóa dịch vụ được làm ra nhiều chưa từng thấy. Về mặt xã hội : con người di dân từ nông thôn đến thành thị, hình thành một tầng lớp lao động mới. Lúc này, các nghành nghề không còn đơn giản là ở quy mô gia đình nhỏ , lẻ nữa mà đã được biến thành một tổ chức lớn, có phân công rõ ràng, chuyên môn hóa sâu sắc. Chất lượng sản phẩm làm ra vượt trội.

    -       Trong khi đó, đối lập lại là châu Á vẫn chỉ là sự phát triển chậm chạp của Nhà nước và xã hội. Con người chủ yếu sản xuất thủ công, các làng nghề hay các gia đình chỉ tồn tại ở quy mô nhỏ, và chủ yếu là tự làm hết tất cả các công đoạn chứ không có sự phân công. Kĩ thuật non kém.

     Thế kỉ 18, Nhật Bản là quốc gia phương Đông đầu tiên đã mạnh dạn tiếp cận Mỹ và Đức. Các nhà tư tưởng cấp tiến của Nhật Bản đã choáng ngợp trước sự phát triển như vũ bảo của khoa học kĩ thuật phương Tây. Họ quay trở về báo cáo Nhật Hoàng và quyết tâm thực hiện cuộc cải cách Minh Trị Mây Gi. Sau đó hơn 100 năm, Nhật vượt qua Trung Quốc trở thành đất nước văn minh và giàu có nhất ở châu Á.

     Đến thời điểm hiện tại, khi đưa mắt nhìn xung quanh, chỉ là khán phòng của bạn thôi, bạn có thể thấy tất cả những ứng dụng của văn minh phương Tây : Laptop, bóng đèn, dòng điện, thậm chí cả ngôi nhà của bạn.

     Thiết nghĩ, nếu châu Á muốn đuổi kịp với phương Tây thì cần phải thay đổi lại mạnh mẽ một số quan điểm lạc hậu đã ăn sâu vào máu của người dân.

      bởi Đinh Trí Dũng 11/07/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1. Điều kiện tự nhiên: + Phương Đông: ĐKTN thuận lợi, mưa thuận gió hòa, ở gần lưu vực các con sông nên đất phù sa màu mỡ, khí hậu nóng ẩm. Khó khăn: lũ lụt, thiên tai,... + Phương tây: nằm ven Địa Trung Hải, có nhiều đảo, nhiều cảng biển, thuận lợi cho giao thông trên biển và nghề hàng hải,... Khó khăn: Đất khô và cứng, phần lớn lãnh thổ là núi và cao nguyện, đất canh tác ko màu mỡ nên chỉ thích hơp với những cây lâu năm gây ra thiếu lương thực phải nhập khẩu. 2. Kinh tế: + Phương Đông: Nông nghiệp, thủ công nghiệp và chăn nuôi. + Phương Tây: Kt chủ yếu là công nghiệp, thương nghiệp, buôn bán. 3. Về xã hôi: + Phương Đông có 3 giai cấp: _ Quý tộc (vua, quan lại): đứng đầu giai cấp thống trị bóc lột, có nhiều của cải và quyền thế. _ Nông dân công xã (nhận ruộng đất của làng xã về canh tác): là lực lương đông nhất trong xã hôi, có vai trò to lớn trong sản xuất và phải nộp thuế. _ Nô lệ (nông dân nghèo, không trả dc nợ): là tầng lớp thấp nhất trong xã hội, phải làm việc nặng nhọc, hầu hạ cho quí tộc. + Phương Tây cũng có 3 giai cấp: _ Chủ nô: là những người rất giàu, có thế lực về kinh tế. _ Bình dân: dân tự do có nghề nghiệp, tài sản, tự sinh sống bằng lao động của bản thân. _ Nô lệ: là lực lương rất đông đảo, chủ yếu là phục vụ cho nhu cầu của đời sống, hoàn toàn phụ thuộc vào người chủ của mình, không có chút quyền lợi cá nhân nào. 4. Về chính trị: + Phương Đông là chế độ quân chủ Trung Ương tập quyền. Vua là chủ tối cao của đất nước, có quyền quyết định mọi công việc của đất nước. Vua dựa vào quí tộc và tôn giáo đề cai trị đất nước, ngoài ra giúp việc cho vua còn là một bô máu hành chính quan liêu. + Phương Tây: chế độ dân chủ. Quyền lực đất nước ko nằm trong tay quí tộc mà tập trung trong tay hội đồng công dân. Mọi công dân có quyền quyết định công việc của nhà nước. ⇒ Tóm lại: Các quốc gia cổ đại Phương Đông ra đời sớm và nó hình thành trên các con sông lớn nên có nhiều phù sa màu mỡ, dựa vào những điều kiện tự nhiên thuận lợi mà ở phương Đông phát triển nghề nông là gốc. Do vậy nên ít có giao lưu giữa các vùng --> làm cho văn hóa chậm phát triển. Các quốc gia phương Tây ra đời muộn hơn nó hình thanh ven biển ít phù sa và ít điều kiện thuận lợi hơn phương Đông nên không phát triển nông nghiệp mà thay vào đó là thủ công nghiệp và thương nghiệp bằng việc trao đổi buôn bán hàng hóa giữa các vùng miền mà họ có thể giao lưu văn hóa --> văn hóa phát triển mạnh.

      bởi Khưu Gia Bảo 17/07/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1. Điều kiện tự nhiên:+ Phương Đông: ĐKTN thuận lợi, mưa thuận gió hòa, ở gần lưu vực các con sông nên đất phù sa màu mỡ, khí hậu nóng ẩm. Khó khăn: lũ lụt, thiên tai,...+ Phương tây: nằm ven Địa Trung Hải, có nhiều đảo, nhiều cảng biển, thuận lợi cho giao thông trên biển và nghề hàng hải,... Khó khăn: Đất khô và cứng, phần lớn lãnh thổ là núi và cao nguyện, đất canh tác ko màu mỡ nên chỉ thích hơp với những cây lâu năm gây ra thiếu lương thực phải nhập khẩu. 2. Kinh tế: + Phương Đông: Nông nghiệp, thủ công nghiệp và chăn nuôi.+ Phương Tây: Kt chủ yếu là công nghiệp, thương nghiệp, buôn bán.3. Về xã hôi: + Phương Đông có 3 giai cấp:_ Quý tộc (vua, quan lại): đứng đầu giai cấp thống trị bóc lột, có nhiều của cải và quyền thế._ Nông dân công xã (nhận ruộng đất của làng xã về canh tác): là lực lương đông nhất trong xã hôi, có vai trò to lớn trong sản xuất và phải nộp thuế._ Nô lệ (nông dân nghèo, không trả dc nợ): là tầng lớp thấp nhất trong xã hội, phải làm việc nặng nhọc, hầu hạ cho quí tộc.+ Phương Tây cũng có 3 giai cấp:_ Chủ nô: là những người rất giàu, có thế lực về kinh tế._ Bình dân: dân tự do có nghề nghiệp, tài sản, tự sinh sống bằng lao động của bản thân._ Nô lệ: là lực lương rất đông đảo, chủ yếu là phục vụ cho nhu cầu của đời sống, hoàn toàn phụ thuộc vào người chủ của mình, không có chút quyền lợi cá nhân nào. 4. Về chính trị:+ Phương Đông là chế độ quân chủ Trung Ương tập quyền. Vua là chủ tối cao của đất nước, có quyền quyết định mọi công việc của đất nước. Vua dựa vào quí tộc và tôn giáo đề cai trị đất nước, ngoài ra giúp việc cho vua còn là một bô máu hành chính quan liêu.+ Phương Tây: chế độ dân chủ. Quyền lực đất nước ko nằm trong tay quí tộc mà tập trung trong tay hội đồng công dân. Mọi công dân có quyền quyết định công việc của nhà nước.⇒ Tóm lại: Các quốc gia cổ đại Phương Đông ra đời sớm và nó hình thành trên các con sông lớn nên có nhiều phù sa màu mỡ, dựa vào những điều kiện tự nhiên thuận lợi mà ở phương Đông phát triển nghề nông là gốc. Do vậy nên ít có giao lưu giữa các vùng --> làm cho văn hóa chậm phát triển. Các quốc gia phương Tây ra đời muộn hơn nó hình thanh ven biển ít phù sa và ít điều kiện thuận lợi hơn phương Đông nên không phát triển nông nghiệp mà thay vào đó là thủ công nghiệp và thương nghiệp bằng việc trao đổi buôn bán hàng hóa giữa các vùng miền mà họ có thể giao lưu văn hóa --> văn hóa phát triển mạnh

      bởi Trần Hữu Hoàng 28/07/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF