Trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp, nhân dân các tỉnh Nam Kì đã tổ chức kháng chiến như thế nào?
Trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp, nhân dân các tỉnh Nam Kì đã tổ chức kháng chiến như thế nào? Hãy rút ra đặc điểm của cuộc kháng chiến đó.
Trả lời (1)
-
* Cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Kì trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp:
- Năm 1859, thực dân Pháp kéo quân vào đánh chiếm thành Gia Định, song chúng đã vấp phải tinh thần kháng chiến mạnh mẽ của nhân dân ta. Các đội nghĩa quân ngày đêm bám sát, tìm cách bao vây tiêu diệt địch, buộc quân Pháp phải rút xuống các tàu chiến. Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp hoàn toàn thất bại, Pháp phải chuyển sang kế hoạch “chinh phục từng gói nhỏ”.
- Khi thực dân Pháp mở rộng đánh chiếm các tỉnh Nam Kì (1861-1862) nhân dân ta kháng chiến mạnh mẽ dưới sự lãnh đạo của những văn thân, sĩ phu yêu nước, tiêu biểu như nghĩa quân của Trương Định, Trần Thiện Chính, Lê Huy đã chiến đấu anh dũng, lập được nhiều chiến công. Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đánh chìm tàu Hi vọng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông làm nức lòng quân dân ta.
- Sau hiệp ước 1862, mặc dù triều đình Huế ra lệnh bãi binh, chủ trương điều đình chuộc đất nhưng nhân dân ta vẫn tiếp tục kháng chiến bằng nhiều hình thức, vừa chống Pháp vừa chống phong kiếu đầu hàng, tiêu biểu như phong trào tị địa, dùng văn thơ châm biếm bọn Việt gian bán nước (Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị…) hoặc tiếp tục bám đất bám dân, lãnh đạo nhân dân kháng chiến, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Trương Định…
- Năm 1867, thực dân Pháp xâm lwocj ba tỉnh miền Tây Nam Kì, nhân dân ba tỉnh miền Tây Nam Kì anh dũng đứng lên chống Pháp với tinh thần “người trước ngã xuống, người sau đứng lên” dưới sự lãnh đạo của văn thân sĩ phu yêu nước, tiêu biểu như hoạt động của các nghĩa quân Trương Quyền (Tây Ninh), hai anh em Phan Tôn, Phan Liêm (Bến Tre), nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đánh chiếm và làm chủ Rạch Giá, khi bị bắt và bị sử tử ông vẫn khẳng khái nói “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây”, hoạt động của nghĩa quân Nguyễn Hữu Huân (Mĩ Tho)…
* Đặc điểm của cuộc kháng chiến:
- Phong trào kháng chiến của nhân dân các tỉnh Nam Kì dấy lên từ miền Đông rồi nhanh chóng lan rộng ra sáu tỉnh Nam bộ.
- Phong trào diễn ra mạnh mẽ, quyết liệt, bền bỉ với tinh thần “ người trước ngã xuống, người sau đứng lên” dưới sự lãnh đạo của những văn thân sĩ phu yêu nước.
- Lúc đầu đơn thuần là phong trào đấu tranh chống Pháp, nhưng về sau còn có sự kết hợp với đấu tranh chống triều đình phong kiến đầu hàng.
- Phong trào đã thu hút sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân, với những hình thức đấu tranh phong phú song chủ yếu là đấu tranh vũ trang chống Pháp.
- Kết quả: Các cuộc khởi nghĩa đều thất bại do bị triều đình bỏ rơi, so sánh lực lượng chênh lệch. Tuy nhiên, phong trào chỉ tạm thời lắng xuống chứ không chấm dứt. Phong trào vẫn tiếp diễn kéo dài làm cho thực dân Pháp phải lao đao, khó khăn trong việc tổ chức cai trị.
- Phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì là biểu hiện cụ thể, sinh động của lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất chống ngoại xâm của nhân dân ta.
bởi Nguyễn Minh Quang 19/10/2018Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
Trình bày diễn biến chính và ý nghĩa lịch sử của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga 1917?
02/12/2022 | 0 Trả lời
-
Tại vì sao năm 1917, ở Nga diễn ra hai cuộc cách mạng?
02/12/2022 | 0 Trả lời
-
Trình bày diễn biến chính và ý nghĩa lịch sử của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga 1917?
02/12/2022 | 0 Trả lời
-
Quá trình phát xít hoá ở Đức diễn ra như thế nào
05/12/2022 | 0 Trả lời
-
Nêu tác động của chính sách chính phủ Hít - le (1933-1939)
23/12/2022 | 0 Trả lời
-
Cách mạng tháng 10 Nga thành công có tác động như thế nào đối với thế giới và Việt Nam.
Giúp mình với huhu!! Mình cảm ơn rất nhiều
28/12/2022 | 0 Trả lời
-
Giải giúp mình bài này nhé! thành tựu của liên xô qua hai kế hoạch 5 năm. nêu nhận xét
07/01/2023 | 0 Trả lời
-
07/01/2023 | 1 Trả lời
-
19/02/2023 | 0 Trả lời
-
05/03/2023 | 0 Trả lời
-
26/03/2023 | 0 Trả lời
-
A. Nhân dân ta kiên quyết đánh Pháp, thực hiện "vườn không nhà trống".
B. Quân triều đình kiên quyết đánh giặc.
C. Triều đình Huế phối hợp với nhân dân Đà Nẵng kiên quyết đánh đuổi giặc Pháp đến cùng.
D. Sự ủng hộ về người, vũ khí, lương thực của các địa phương khác cho Đà Nẵng.
18/04/2023 | 1 Trả lời
-
Câu 1. Trước nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới do chủ nghĩa phát xít gây ra, các nước tư bản Anh, Pháp, Mĩ
A. liên kết chặt chẽ với Liên Xô chống phát xít.
B. ủng hộ, giúp đỡ các nước bị phát xít xâm lược.
C. kêu gọi thành lập Mặt trận nhân dân ở các nước
D. thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít.
Câu 2. Ba nước đứng đầu khối Đồng minh chống phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) là
A. Anh, Pháp, Mĩ.
B. Liên Xô, Anh, Pháp
C. Liên Xô, Mĩ, Anh.
D. Anh, Pháp, Hà Lan.
Câu 3. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) kết thúc đã
A. tạo nên sự cân bằng về thế và lực giữa các nước tư bản.
B. mở ra thời kỳ khủng hoảng kéo dài của chủ nghĩa tư bản.
C. tạo ra những thay đổi căn bản trong tình hình thế giới.
D. giải quyết được mâu thuẫn giữa đế quốc với thuộc địa.
Câu 4. Sự kiện nào sau đây có tác động sâu sắc đến sự phát triển của phong trào cách mạng Trung Quốc sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Đảng Cộng sản Pháp được thành lập.
B. Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi.
C. Trung Quốc Đồng minh hội ra đời.
D. Đảng Quốc Đại Ấn Độ được thành lập.
Câu 5. Nhận xét nào sau đây phản ánh đúng tác động của phong trào Ngũ Tứ (1919) đến tình hình Trung Quốc?
A. Đánh dấu cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung Quốc hoàn thành.
B. Đánh dấu sự thắng thế hoàn toàn của khuynh hướng vô sản ở Trung Quốc.
C. Đưa cách mạng Trung Quốc chuyển sang thời kỳ đấu tranh chống phong kiến.
D. Thúc đẩy mạnh mẽ việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin ở Trung Quốc.
Câu 6. Hình thức, biện pháp đấu tranh nào sau đây không phù hợp với chủ trương của Đảng Quốc đại và M.Gan-đi?
A. Tẩy chay hàng hóa Anh.
B. Biểu tình hòa bình.
C. Bãi thị, bãi khóa.
D. Khởi nghĩa vũ trang.
Câu 7. Nét mới của phong trào dân tộc Ấn Độ trong những năm 1918-1929 so với những năm đầu thế kỉ XX là
A. thu hút đông đảo nhân dân tham gia.
B. có hình thức đấu tranh phong phú.
C. có sự ra đời của một chính đảng vô sản.
D. diễn ra trên quy mô rộng khắp.
Câu 8. Chính sách khai thác, bóc lột thuộc địa của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã dẫn đến hệ quả nào sau đây?
A. Công nghiệp thuộc địa phát triển, đủ sức cạnh tranh với chính quốc.
B. Quan hệ bóc lột phong kiến bị xóa bỏ hoàn toàn.
C. Sự phân hóa giai cấp ngày càng sâu sắc.
D. Nền kinh tế thuộc địa phát triền cân đối và đồng bộ giữa các ngành.
Câu 9. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp nào ở Đông Nam Á tổ chức các cuộc đấu tranh đòi tự do kinh doanh, đòi tự chủ về chính trị?
A. Tư sản. B. Công nhân.
C. Địa chủ. D. Nông dân.
Câu 10. Điểm mới trong phong trào dân tộc ở các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. khuynh hướng vô sản xuất hiện.
B. khuynh hướng tư sản xuất hiện.
C. khuynh hướng vô sản hoàn toàn thắng thế.
D. khuynh hướng tư sản hoàn toàn thắng thế.
22/04/2023 | 0 Trả lời
-
1. Chọn và phân tích một thành tựu của chủ nghĩa tư bản hiện đại có tác động đến cuộc sống ngày nay.
2. Thách thức nào lớn nhất của tư bản hiện đại, vì sao?
3. Nêu nhận thức về tư bản chủ nghĩa hiện đại
18/10/2023 | 0 Trả lời
-
Về cách mạn tháng 10 Nga năm 1917
24/10/2023 | 0 Trả lời
-
Thành tựu trong công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc từ năm 1978 đến nay đã để lại những bài học kinh nghiệm gì cho công cuộc xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội ở Việt Nam?
09/11/2023 | 1 Trả lời
-
Sự phát triển của Văn học trong các thế kỉ XVIII - XIX
11/01/2024 | 1 Trả lời
-
Trình bày ngắn hoàn cảnh nội dung kết quả ý nghĩ Cải cách Hồ Quý Ly.
12/03/2024 | 1 Trả lời
-
Giới thiệu về công trình thành nhà Hồ và các giá trị lịch sử văn hóa kiến trúc của công trình.
24/03/2024 | 1 Trả lời